13 năm “chết lặng”, khi nào mới có Sài Gòn Safari?

13 năm “chết lặng”, khi nào mới có Sài Gòn Safari?

Dương Thanh Tùng
Thứ 4, 25/10/2017 | 15:52
0
Có tổng mức đầu tư nửa tỷ đô, được kỳ vọng là công viên sinh thái tầm cỡ quốc gia và khu vực Đông Nam Á nhưng đến nay, sau 13 năm, dự án vẫn chỉ là những bãi cỏ dại mọc hoang người dân tận dụng trồng trọt, chăn thả trâu bò. 13 năm dự án “chết lặng” gây lãng phí nguồn tài nguyên lớn.

13 năm mòn mỏi đợi chờ

Để rõ hơn về dự án này, mới đây, PV đã lên đường đi huyện Củ Chi (TP.HCM) tìm hiểu thực tế. Vượt quãng đường gần 50km từ trung tâm TP.HCM, PV tìm đến xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi, TP.HCM) và ghi nhận thực trạng đáng buồn: đất đai bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Theo thông tin PV có được, đến năm 2007, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án này đã đạt 96% và hừng hực khí thế triển khai.

Thế nhưng, cho đến nay, công việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Số tiền đền bù giải phóng mặt bằng đã đạt 560/619 tỷ đồng chi trả cho 684 hộ. Thế nên, khi đến đây, ngoài những ngôi nhà bỏ hoang thì dự án không có gì khác. Khu đất dự án chỉ có mấy con trâu, bò của người dân đang gặm cỏ dại.

Ông Tuấn, một người dân gần đó cho biết: “Khu này hết sức hoang vắng. Ban ngày, trời sáng người ta mới dám qua lại, chứ trời chập choạng, âm u là không ai dám đi vì sợ cướp. Đặc biệt, tại đây, có một số đối tượng nghiện ngập, chích hút thường tìm đến ẩn náu”.

Đầu tư - 13 năm “chết lặng”, khi nào mới có Sài Gòn Safari?

Cuộc sống của những hộ còn lại hết sức tạm bợ.

Bên cạnh những người đã di dời, tại đây vẫn còn một số hộ chưa chịu đi vì cho rằng việc đền bù chưa thỏa đáng. Họ ở lại để kinh doanh (chủ yếu là bán nước giải khát cho khách du lịch tìm đến những điểm gần đó) nhưng mục đích chủ yếu là để đòi quyền lợi (khiếu nại về giá đền bù và chờ nhà tái định cư). Điều đáng nói, khu nhà tái định cư (khoảng 250 hộ) với gần 30ha vẫn chưa được UBND huyện Củ Chi triển khai xây dựng.

Theo khảo sát của PV, ngay tại ngã tư đường An Nhơn Tây – Nguyễn Thị Rành là phần đất dự kiến sẽ làm khu tái định cư nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy bất cứ động tĩnh nào.

“Lâu nay vẫn chưa hề có nền tái định cư, người dân ly tán khắp nơi, không có chỗ ở ổn định, kẻ đi làm thuê, người làm mướn. Thậm chí, có người mướn lại ngay mảnh đất ngày xưa của mình. Chính quyền hứa tạo công ăn việc làm mới cho người dân nhưng không thấy đâu. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày, đến con cái đi học vì không có việc làm cũng không có chính sách hỗ trợ”, ông Tuấn cho biết thêm.

Bên cạnh đó, người dân cho rằng, phương án đền bù không đi sát nhu cầu thực tế mà căn cứ một cách máy móc. Ông Trần Văn Khải, người dân ở khu vực này chia sẻ: “Ví dụ, một gia đình đông con, có 1 mẫu đất chia cho mỗi người một phần. Vẫn trên nền đất đó không chia tách, có người đi làm công nhân không trồng trọt gì thì được đền giá khác, có người ở nhà canh tác lại đền giá khác. Thêm nữa, cùng một dự án mà 2 xã lại có hai phương án đền bù khác nhau. Một bên căn cứ hiện trạng, một bên căn cứ quyền sử dụng đất. Không có phương án nhất quán”.

Đầu tư - 13 năm “chết lặng”, khi nào mới có Sài Gòn Safari? (Hình 2).

Nhiều khu vực thành bãi chăn thả trâu bò.

“Bà con không có đất sản xuất, không có chỗ để ở mà đất thì bỏ hoang. Một số người làm liều, trồng đại cây cỏ để nuôi bò, có người mướn lại đất canh tác nông nghiệp. Bà con thiếu thốn công ăn việc làm, tệ nạn trộm cắp nảy sinh”, ông Khải nói thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bình Minh ở thị trấn Củ Chi cho biết: “13 năm qua, dự án đã thu hồi đất của người dân nhưng lại bỏ hoang, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. 500ha chứ đâu phải 5ha. Điều này rất lãng phí tài nguyên đất. Chúng tôi đề nghị các cấp chính quyền, đặc biệt là lãnh đạo TP phải vào cuộc quyết liệt để dự án chuyển động tiếp”.

Thiệt hại lớn

Theo tính toán của ông Minh, mỗi ha đất nếu khai thác, sản xuất sẽ cho lợi nhuận 30 – 40 triệu đồng/năm, nhân cho 500ha trong 13 năm qua thì con số này là rất lớn. Trong khi đó, người dân lại không có đất đai để sản xuất. Đó là chưa kể hàng loạt vấn đề kéo theo như tình trạng người thất nghiệp, ly tán khắp nơi, khiếu kiện kéo dài... Theo tìm hiểu của PV, hiện còn khoảng 15 hộ chưa đồng ý với phương án đền bù nên chưa giao đất.

Liên quan tới việc khiếu nại của người dân nói trên, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi thông tin thêm: “Người dân đã khiếu nại lên tới Thanh tra Chính phủ. Do đó, khi có kết luận, huyện sẽ thực hiện nghiêm, ai sai ai đúng sẽ tiến hành làm rõ để người dân yên tâm”.

Đầu tư - 13 năm “chết lặng”, khi nào mới có Sài Gòn Safari? (Hình 3).

15 hộ chưa đồng ý với phương án giải phóng đền bù nên
chưa giao đất.

Dự án Công viên Saigon Safari do công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn là chủ đầu tư, được cấp phép từ 2004, có diện tích gần 500ha, triển khai tại 2 xã An Nhơn tây và Phú Mỹ Hưng, với tổng mức đầu tư 500 triệu USD. Dự án được cho là công viên khu du lịch sinh thái lớn nhất Việt Nam, tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, tạo công ăn việc làm cho 6 xã phía Bắc huyện Củ Chi.

Theo quy hoạch được điều chỉnh vào tháng 3/2017, ngoài công viên, dự án sẽ có các hạng mục như khu vui chơi giải trí, khách sạn, biệt thự, quảng trường, bãi đậu xe... Trong báo cáo tài chính, công ty Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết, đã đổ hàng trăm tỷ đồng vào dự án này. Trong đó, tính đến hết năm 2016, tổng số tiền đền bù thiệt hại lên đến gần 600 tỷ đồng.

Đẩy nhanh tiến độ

Theo thông tin mà PV có được, lãnh đạo UBND TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp xúc với các nhà đầu tư để đàm phán, mời gọi đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án này. Đồng thời, các sở, ngành có liên quan cần tập trung, phối hợp đồng bộ, để đẩy nhanh các khâu: Bồi thường, quy hoạch, đầu tư xây dựng… Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: “Việc đẩy nhanh tiến độ dự án này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển kinh tế không chỉ của huyện Củ Chi mà còn cả vùng Tây Bắc”.

Chuyên gia lên tiếng về siêu dự án 2,8 tỷ USD lấy 5% diện tích TP.HCM

Thứ 2, 23/10/2017 | 10:42
Theo đề xuất, để triển khai dự án, chủ đầu tư kiến nghị được đổi 5% diện tích đất toàn TP.HCM. Vừa mới ở giai đoạn đầu, nhưng dự án này được các chuyên gia cho là chưa khả thi.

Hà Tĩnh: "Chết yểu" tại dự án trồng rau sạch trên cát bạc màu

Thứ 2, 23/10/2017 | 06:00
Được đầu tư hàng chục tỷ đồng, dự án trồng rau, củ quả sạch trên cát từng được kỳ vọng làm nên điều kỳ diệu cho vùng đất bạc màu ven biển Hà Tĩnh. Thế nhưng, chỉ sau gần 4 năm đi vào hoạt động, dự án đang đứng trước nguy cơ “chết yểu”.

Điểm mặt những dự án nghìn tỷ bị siết nợ

Chủ nhật, 22/10/2017 | 15:11
Trong những tháng gần đây, hàng loạt các dự án nghìn tỷ tại TP.HCM đã bị ngân hàng và công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát đi các thông báo chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ và thu giữ tài sản đảm bảo.
Cùng tác giả

Quận 3, Tp.HCM: Ngang nhiên thu phí giữ xe ô tô

Thứ 4, 22/11/2023 | 09:00
Nhân viên mặc đồ bảo vệ ngang nhiên thu phí giữ xe, với mức 50.000 đồng/xe ô tô. Trên phiếu giữ xe ghi tên Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Thiên Phúc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 4: Gần 20 năm, Tp.HCM vẫn chưa có bãi xe ngầm

Thứ 4, 23/11/2022 | 14:00
Bài toán bãi đậu xe trên địa bàn Tp.HCM đang rất khó giải. Dù vậy, gần 20 năm qua, quy hoạch 4 bãi đậu xe ngầm của Tp.HCM đang bế tắc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 3: Năng lực của IUS thế nào?

Thứ 3, 22/11/2022 | 08:00
UBND Tp.HCM chấm dứt hợp đồng BOT đã ký là do IUS không đảm bảo năng lực tiếp tục triển khai dự án và vi phạm hợp đồng. Vậy, thực hư về IUS như thế nào?.

Nhà đất công cho thuê ở quận 5: “Em đi khai thác làm gì, thôi mệt”

Thứ 2, 21/11/2022 | 11:00
Trung tâm Văn hoá quận 5, Tp.HCM đang “chia 5 sẻ 7” đất công cho thuê hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, khi liên hệ, PV Người Đưa Tin nhận được câu trả lời… bất ngờ.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 2: Vì sao dự án bị “khai tử”?

Chủ nhật, 20/11/2022 | 09:00
Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám (Dự án BOT) sau nhiều năm được phê duyệt và “khoan cọc nhồi” lại vướng hàng loạt vấn đề… dẫn tới bị “khai tử”.
Cùng chuyên mục

Giá cà phê "quay đầu" giảm nhẹ sau phiên tăng kỷ lục

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:50
Sáng nay, giá cà phê Tây nguyên cũng hạ nhiệt theo thị trường thế giới, lùi về mốc quanh 120.000 đồng/kg.

Giá xăng điều chỉnh sớm, có thể vượt 25.000 đồng/lít?

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:43
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng.

Thị trường Canada nhiều triển vọng, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:57
Doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ mọi yêu cầu nghiêm ngặt với các hàng hóa khi nhập khẩu vào Canada - thị trường được đánh giá có nhu cầu cao về cá tra.

Thị trường vàng biến động, chuyên gia khuyến cáo không nên đầu tư "tất tay"

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:35
Tại thời điểm này, giá vàng tăng vọt vượt đỉnh, diễn biến khó lường, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Giá dầu thô suy yếu nhẹ trước áp lực vĩ mô

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:06
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.