18 triệu lượt góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992

18 triệu lượt góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Thứ 6, 17/05/2013 | 09:46
0
Đó là tổng kết báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến về “dự thảo sửa đổi Hiếp pháp năm 1992” của Chính Phủ.

Sáng nay, 17/5/2013 Bộ Tư pháp đã tổ chức Họp báo thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến về “dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”. Buổi họp báo do thứ trưởng Hoàng Thế Liên, ủy viên thi hành Hiến pháp năm 1992, tổ trưởng tổ giúp việc Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 chủ trì.

Chánh văn phòng Trần Tiến Dũng, người phát ngôn của Bộ Tư pháp cho biết: “Qua tổng kết các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức được 28.014 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 18 triệu lượt ý kiến góp ý của tập thể, cá nhân”.

Luật sư - 18 triệu lượt góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992

 Ông Trần Tiến Dũng tại buổi họp báo.

Bên cạnh những ý kiến của cơ quan tổ chức, cá nhân đồng ý, tán thành với các nội dung điều, khoản, cụ thể Dự thảo thì còn một số lượng lớn những ý kiến góp ý đề nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Điều đó cho thấy sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân đối với “đạo luật” cao nhất của đất nước.

Tại cuộc họp báo ông Hoàng Thế Liên nói: Việc lấy ý kiến đóng góp của các ban ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lần sửa đổi Hiến pháp này không chỉ đơn thuần là đưa văn bản về cơ sở. Mà chúng tôi đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc đến tận các cơ sở, địa phương tổ chức hội thảo, hội nghị, đồng thời tuyên truyền, phổ biến những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đến nhân dân, để nhân dân hiểu rõ và đóng góp ý kiến.

Luật sư - 18 triệu lượt góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Hình 2).

Thứ trưởng Hoàng Thế Liên

Sau khi trình bày vắn tắt kết quả tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chủ trì họp báo ông Hoàng Thế Liên tiếp nhận nhiều ý kiến đóng góp, băn khoăn của đại diện một số cơ quan báo chí, truyền thông. Trong đó nổi bật là băn khoăn về việc những ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức được Chính Phủ tổng kết có được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp “tiếp thu” và chấp nhận.

Về vấn đề này thứ trưởng Hoàng Thế Liên chia sẻ: Để khẳng định  là có bao nhiêu phần trăm ý kiến của nhân dân góp ý được Ủy ban sửa đổi Hiến pháp tiếp thu và chấp nhận là rất khó. Tuy nhiên, trong quá trình lấy ý kiến, có nhiều ý kiến chất lượng, phù hợp với thực tiễn và tôi tin tưởng sẽ được chọn lọc đưa vào Hiến pháp.

Như vậy, sau một thời gian thực hiện Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc Hội và Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thường trực Hội đồng nhân dân , Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai việc lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Giang Quyết

Hội nghị ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam: Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

Thứ 7, 23/03/2013 | 15:52
Mới đây, tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, ban Thường vụ Hội Luật gia đã tổ chức hội nghị góp ý kiến vào bản Dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ góp ý sửa đổi Hiến Pháp

Thứ 4, 27/02/2013 | 11:33
Mở đầu bài viết "Góp ý sửa đổi Hiến Pháp", luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nêu cao quan điểm “nghĩ mở, nói thắng” với mong muốn xây dựng một bản Hiến pháp của nhân dân.

Sửa đổi Hiến pháp: 'Dấu mốc mang tính lịch sử'

Thứ 4, 16/01/2013 | 11:32
Ngay sau khi nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được công bố, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã bày tỏ sự quan tâm và góp ý sôi nổi cho Điều 54 (sửa đổi, bổ sung các Điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25).