Hồi ức thảm họa bão Linda: Chuyến bay Côn Đảo và hành trang túi chống cá mập

Hồi ức thảm họa bão Linda: Chuyến bay Côn Đảo và hành trang túi chống cá mập

Nguyễn Thành Huế
Thứ 2, 06/11/2017 | 16:26
1
20 năm sau ngày bão Linda, GS. Vũ Trọng Hồng - Nguyên Thứ trưởng bộ Thủy lợi (nay là bộ NN&PTNT) - vẫn nhớ như in ngày ông cùng 4 thành viên đoàn của Chính phủ bay ra Côn Đảo, nơi thiệt hại nặng nề nhất. Trên chiếc máy bay cũ kỹ có nguy cơ rơi bất cứ lúc nào, các thành viên phải chuẩn bị sẵn túi chống cá mập.
Xã hội - Hồi ức thảm họa bão Linda: Chuyến bay Côn Đảo và hành trang túi chống cá mập

Người Nam Bộ biết tới bão khi Linda đổ bộ vào. 

Mới đây, tỉnh Cà Mau đã tổ chức lễ tưởng niệm 20 năm đồng bào tử nạn trong cơn bão số 5 vào năm 1997, tên gọi quốc tế là bão Linda. Thủ tướng Chính phủ đã gửi thư chia buồn với gia đình các nạn nhân gặp nạn do bão Linda.

“Vào ngày này, tất cả chúng ta đều xúc động và nhớ đến thời khắc đau thương đã xảy ra. Thay mặt Chính phủ, tôi gửi tới đồng bào, thân nhân các gia đình bị thiệt hại lời thăm hỏi, chia sẻ sâu sắc nhất. Đồng thời, tôi cũng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của chiến sĩ và lực lượng phòng, chống thiên tai”, Thủ tướng viết.

Linda là cơn bão thảm khốc nhất trong lịch sử 100 năm của Việt Nam. Nó đi vào vùng Nam Bộ, nơi hiếm khi xảy ra bão và để lại những hậu quả kinh hoàng. Hơn 3.000 ngư dân đã chết và mất tích trên biển, hàng nghìn tàu thuyền bị đánh tan. 

Thời điểm Linda đổ bộ, người dân nơi đây khá chủ quan. Tại hội thảo nhìn lại 20 năm cơn bão Linda và những bài học kinh nghiệm tổ chức cuối tháng Mười, nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ kể: “Bão đổ bộ vào Cà Mau” như chuyện của “những người thích đùa”. Có người còn hồ hởi kháo nhau đi xem bão là gì, vì vùng đất này cả trăm năm nay bình yên, chưa hề có khái niệm về “bão”.

GS.TS Vũ Trọng Hồng, lúc bấy giờ là Thứ trưởng bộ Thủy lợi, Phó đoàn công tác của Chính phủ về các tỉnh, thành để khắc phục hậu quả cơn bão số 5 - bão Linda.

Sau 20 năm, ông vẫn còn nhớ như in, vào ngày 20/11/1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Quyết định 985 về việc khắc phục cơn bão số 5, khôi phục và phát triển sản xuất cho các tỉnh ven biển Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Một đoàn cán bộ của Chính phủ, Trưởng đoàn là Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc, Phó đoàn là Thứ trưởng bộ Thủy lợi Vũ Trọng Hồng  cùng đại diện của nhiều Bộ lập tức vào khảo sát tình hình và kịp thời có biện pháp khắc phục hậu quả kinh hoàng của bão Linda.

Ngay trong ngày 20/11 đoàn đã vào tới  Sóc Trăng và 21/11 tới các tỉnh nắm thông tin về thiệt hại để gửi tiền vào giúp đỡ nhân dân.

Xã hội - Hồi ức thảm họa bão Linda: Chuyến bay Côn Đảo và hành trang túi chống cá mập (Hình 2).

GS Vũ Trọng Hồng

“Trong những vùng bị thiệt hại thì Côn Đảo là nơi nặng nề nhất. Chúng tôi bàn với nhau rằng, phải ra Côn Đảo để nắm tình hình. Ngày đó, thông tin liên lạc, đi lại khó khăn lắm. Tôi, anh Tạ Quang Ngọc cùng 3 cán bộ khác ngồi trên một chiếc máy bay trực thăng để ra Côn Đảo xem bà con, tàu thuyền ngoài đó ra sao.

Trước khi lên chiếc máy bay cũ kỹ từ những năm 1975, anh phi công đã nói trước khả năng sẽ xảy ra sự cố nguy hiểm mà xấu nhất là có thể rơi xuống biển.

Khu vực biển Côn Đảo rất nhiều cá mập. Vì thế, ngoài mặc áo phao, chúng tôi còn được phát cho 1 túi  dung dịch chống cá mập để nếu máy bay có trục trặc thì phi công sẽ thả chúng tôi xuống biển. Khi đó, mỗi người phải lập tức xé túi dung dịch đó ra. Dung dịch sẽ tan trong nước và cá mập sẽ không thể tấn công người trong đường kính 5m. 

Rất may, chiếc máy bay “bà già” đó đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi bay tới Côn Đảo mà không phải đối mặt với cá mập. 

Nhưng tới Côn Đảo thì khung cảnh tiêu điều xác xơ quá. Tất cả các tàu đậu quanh Côn Đảo bị đánh tan hết, sóng đưa con thuyền lên tận ngọn cây dừa. Lúc đó, tôi làm Thứ trưởng và phụ trách vấn đề phòng chống lụt bão được năm bảy năm rồi nhưng chưa thấy sự tàn phá nào thảm khốc tới vậy.

Tận mắt chứng kiến mới thấy, khi thiên nhiên nổi giận, con người quá nhỏ bé để có thể chịu đựng được. Chính vì thế, ở nước ngoài, người ta luôn cho rằng, công tác dự báo là quan trọng nhất còn khi bão đã vào rồi, con người bất lực”, GS Hồng chia sẻ.

Theo vị giáo sư này, khi đi qua hầu khắp các tỉnh thành, người dân đều đau xót cho hay, cái tai hại nhất là khi gặp bão, tàu thuyền không có nơi neo đậu. Chính vì không có nơi neo đậu nên hễ thấy bão là người dân chạy về bờ. Mà cứ về bờ là tàu bị đánh tan hết. Một số ngư dân dũng cảm, không về đất liền mà ở giữa biển chống đỡ bão. Những người này vẫn bảo vệ được tính mạng của mình.

Ngư dân còn nói, khi gặp bão, đừng gọi họ vào bờ, mà để cho họ tự chống bão giữa biển. Với những ngư dân dày dạn kinh nghiệm, họ sẽ biết chỉnh mũi tàu đón bão để tránh hậu quả xấu.

Sau thảm họa mang tên bão Linda, nhiều bài học đau xót đã được rút ra, nhưng cũng có những bài học mà theo GS. Vũ Trọng Hồng cho tới ngày nay chúng ta vẫn còn chưa thực hiện được.                                  

Sau bão số 12, nhiều tỉnh thiệt hại nặng nề về người và tài sản

Chủ nhật, 05/11/2017 | 10:28
Theo thống kê sơ bộ, bão số 12 quét qua các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đã để lại thiệt hại nặng nề với 20 người chết, 17 người bị thương.

Sự giống nhau tới kỳ lạ của bão số 12 và Linda 20 năm trước

Thứ 5, 02/11/2017 | 12:43
Cơn bão số 12 có thể đổ bộ đúng vào ngày mùng 2 hoặc mùng 3/11, cùng thời điểm với bão Linda 20 năm trước với cấp độ tương đương.

“Làng Linda” và nỗi đau người ở lại

Thứ 2, 30/10/2017 | 18:30
Sau cơn bão lịch sử, xã Khánh Hội gắn liền với tên gọi “làng Linda”. Cái tên nói lên sự đau thương, mất mát không sao kể xiết khi hầu hết những người đàn ông đều nằm lại lòng biển lạnh.
Cùng tác giả

EVN tăng giá điện: "Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi "đổ" cho thời tiết là hợp lý nhất"

Thứ 5, 30/05/2019 | 12:15
“Một số nước, nắng nóng thì họ giảm giá điện cho người dân mà chẳng thấy ai so sánh. Cứ rao giảng tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng người dân chưa thấy được lợi mà răng đã chẳng còn”, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm tại buổi thảo luận về Kinh tế xã hội và Ngân sách sáng nay 30/5.

Ông Triệu Tài Vinh rảo bước nhanh khi được hỏi về tiêu cực thi cử ở Hà Giang

Thứ 4, 29/05/2019 | 19:00
Bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, khi phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi liên quan tới việc xử lý cán bộ sai phạm trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, đại biểu Quốc hội Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nói: “Chờ”.

Giám đốc Công an Điện Biên: Chính mẹ nữ sinh giao gà làm chậm quá trình tìm ra con gái

Thứ 2, 27/05/2019 | 14:06
Không ai thuê đối tượng Bùi Văn Công giết nữ sinh Cao Mỹ D. bởi nhóm đối tượng đều thuộc cùng một đường dây. Ân oán của nhóm như thế nào dẫn tới việc nữ sinh xinh đẹp bị sát hại vẫn đang được làm sáng tỏ.

Tiết lộ mối quan hệ "đen tối" của mẹ nữ sinh giao gà với nhóm giết con mình

Thứ 2, 27/05/2019 | 11:41
Có nội tình “đen tối” nên khi khai báo về việc con gái mình bị bắt, bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (SN 1997) bị sát hại đợt Tết vừa qua cũng không cung cấp những thông tin quan trọng.

Hàng vạn giáo viên mầm non đi “nâng chuẩn”, ai sẽ dạy học?

Thứ 3, 21/05/2019 | 19:11
Hàng vạn giáo viên mầm non sẽ phải đi học để nâng cao trình độ. Trong khi đó, lượng giáo viên đang rất thiếu. Các trường sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm người dạy.