Không thể nói ngành giáo dục 'vô can' với 200.000 SV thất nghiệp

Không thể nói ngành giáo dục 'vô can' với 200.000 SV thất nghiệp

Thứ 7, 24/12/2016 | 09:35
0
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, ngành giáo dục không thể không có lỗi khi để hơn 200.000 sinh viên ra trường thất nghiệp. Nhưng đây là bài toán khó.

Dư luận xã hội đã từng nhiều lần “nóng” lên khi mổ xẻ vấn đề hơn 200.000 sinh viên ra trường không có việc làm. Đa số ý kiến tập trung làm rõ trách nhiệm của ngành giáo dục.

Thế nhưng mới đây, GS. Trần Phương, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lại cho rằng, quan điểm đó là không đúng. Vậy, giáo dục đang cần một cái nhìn rộng lượng hay là sự ngụy biện cho những sai lệch về quy hoạch?

Ý kiến này ngay lập tức trở thành thông tin "hot" trên rất nhiều diễn đàn, mạng xã hội. Một lần nữa, dư luận lại “nóng” câu chuyện trách nhiệm của ngành giáo dục đối với vấn đề sinh viên thất nghiệp.

Giáo dục - Không thể nói ngành giáo dục 'vô can' với 200.000 SV thất nghiệp

Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Khi chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, một vị đại biểu Quốc hội đã rất trăn trở về phản ánh của cử tri nơi mình ứng cử cho biết, cử tri vô cùng buồn lòng khi đã cố vay hàng trăm triệu đồng để nuôi con học đại học mong một tương lai tương sáng. Nhưng đáng buồn thay khi ra trường, con của họ không thể làm đúng ngành nghề.

“Bây giờ họ nợ nần, con thì không có việc làm đúng ý. Họ lại ước giá như không cố cho con đi học, vừa không phải nợ mà con họ có thể giúp kinh tế gia đình khá giả hơn bằng sức lao động của 4 năm ngồi trên giảng đường”, vị đại biểu này kể.

Trở lại câu chuyện của GS. Trần Phương, một chuyên gia giáo dục (đề nghị không nêu tên) chia sẻ với PV: “Lỗi không phải hoàn toàn do ngành giáo dục nhưng cũng không thể nói là ngành giáo dục không có lỗi. Nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng một điều có thể thấy rõ là ngành giáo dục đang đào tạo những gì mình có mà không đào tạo những gì xã hội cần”.

Cũng theo những phân tích của vị chuyên gia này, khi tìm kiếm chỉ tiêu để cấp “định mức” tuyển sinh cho các trường của bộ GD&ĐT, chúng ta sẽ chỉ thấy các thông tin về chỉ tiêu về diện tích nhà trường, số lượng giáo viên cơ hữu và giáo sư tiến sĩ của nhà trường... Như vậy, các tiêu chí hoàn hoàn toàn không theo quy luật của thị trường.

Ví dụ, một trường có nhiều giáo sư tiến sĩ về ngành ngân hàng, nếu cứ xét theo số lượng giáo sư, tiến sĩ đó để cấp chỉ tiêu đào tạo cho trường thì sinh viên dư thừa là điều dễ hiểu. Cũng theo những chỉ tiêu này, nếu những ngành khác đang có nhu cầu nhân sự mà trường đào tạo ngành đó không đủ giáo sư, tiến sĩ sẽ dẫn đến thiếu nhân lực.

Đây là một thực tế bất cập cho thấy, nhu cầu đào tạo ngày càng tách rời khỏi những nhu cầu cấp thiết của xã hội. Vấn đề này mới chỉ được nhìn nhận ở các trường công lập, còn trường dân lập khi đào tạo phụ thuộc thêm cả yếu tố kinh tế của riêng từng trường. Như thế là hoàn toàn tách rời sự phát triển của cơ chế thị trường hay các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến dư thừa là việc tuyên truyền hướng nghiệp chưa tốt. Ngay cả việc phân luồng cho học sinh học nghề cũng chỉ làm theo hình thức và đào tạo dư thừa là tất yếu. Một số ngành dù đủ nhu cầu nhưng vẫn được nhắc đến quá nhiều khiến người dân có tâm lý chạy theo.

Vị chuyên gia này cho rằng, quy hoạch về nguồn nhân lực dường như đang còn quá lạc hậu so với nhu cầu thực tế. Cần có những kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo cụ thể.

Bản thân các ngành, các địa phương cũng cần công bố công khai và rộng rãi về nhu cầu tuyển dụng việc làm của đơn vị mình, “đặt hàng” với bộ GD&ĐT. Từ những “đặt hàng” này, bộ GD&ĐT sẽ phân chỉ tiêu đào tạo về các trường làm sao cho hợp lý.

Bên cạnh đó, một giải pháp tưởng như là lý thuyết ồn ào nhưng lại vô cùng cần thiết, là việc tích cực tuyên truyền về những ngành nghề một cách chuẩn xác để người dân có định hướng với chính con em mình, không tâm lý “thích làm thầy hơn làm thợ”.

Trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin, ĐB Tạ Văn Hạ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: “Để giải quyết việc làm có nhiều yếu tố, vì nó liên quan đến các vấn đề như: chất lượng, nhu cầu của xã hội, sự phát triển kinh tế xã hội... Tôi nghĩ không hoàn toàn lỗi ở ngành giáo dục nhưng nói về chất lượng giáo dục là người ta nghĩ ngay đến trách nhiệm của ngành giáo dục”.

Còn theo ĐB Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, nếu đổ lỗi hoàn toàn cho giáo dục là không nên vì nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố và chính bản thân người học.

“Tôi mong muốn ngành giáo dục có thể định hình con đường phát triển của mình, đừng để thừa thầy thiếu thợ. Tất nhiên có một phần do quy hoạch của ngành giáo dục chưa đúng nhưng cũng không nên đổ lỗi cho ngành giáo dục hoàn toàn”.

Dương Thu

Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc chính thức đón "cơn mưa vàng" giải nhiệt, xua tan nắng nóng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:35
Đêm qua và sáng sớm nay (18/4), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ mưa vừa, mưa to.