3 sự kiện thể thao gợi nhắc sóng gió quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc

3 sự kiện thể thao gợi nhắc sóng gió quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc

Trương Mạnh Kiên
Thứ 6, 09/02/2018 | 16:49
0
Thế vận hội Seoul năm 1988, Hàn Quốc "ngó lơ" Triều Tiên nhưng đến năm 2018, Seoul đon đả mời người hàng xóm - vốn sống cô lập - đến thăm nhà.
Tiêu điểm - 3 sự kiện thể thao gợi nhắc sóng gió quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc

Trẻ em tham dự lễ rước đuốc Thế vận hội Pyeongchang.

Không nhiều quốc gia có được sự phát triển đáng kinh ngạc như Hàn Quốc. Trong khoảng thời gian chưa đến một đời người, đất nước này biến đổi từ một khu đất hoang tàn do chiến tranh tàn phá vào năm 1953, trở thành nền kinh tế phát triển thần kỳ và giờ đây là trái tim của cả châu Á trong lĩnh vực công nghệ cao vào năm 2018.

Trong ba thập kỷ qua, Hàn Quốc cũng tổ chức ba sự kiện thể thao lớn: Thế vận hội Seoul 1988, World Cup Hàn Quốc-Nhật Bản 2002 và bây giờ là Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang 2018.

Với Thế vận hội mùa Hè năm 1988, Hàn Quốc làm mới hình ảnh trước thế giới về một vùng đất từ chiến tranh và bạo lực trở thành nền công nghiệp có bước phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng hiện đại và nền dân chủ non trẻ.

World Cup Hàn Quốc-Nhật Bản 2002 mang đến một Hàn Quốc sôi nổi, trẻ trung dẫn đầu xu hướng công nghệ và “làn sóng Hàn Quốc” gây sốt trên khắp thế giới.  

Còn với năm 2018, Hàn Quốc là thứ nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới và trở thành một quốc gia có vị thế quan trọng trên sân chơi toàn cầu.

Tuy nhiên, khác với những sự kiện thể thao bước ngoặt trước đó, sự hiện diện của Triều Tiên ở Thế vận hội Pyeongchang lần này - sau khi vắng mặt trong cả hai lần vào năm 1988 và 2002 – sẽ là thử thách cuối cùng cho Hàn Quốc.

Không còn là sân khấu với mục đích quảng bá hình ảnh ra quốc tế, nhiệm vụ của Seoul hiện tại là nỗ lực xóa bỏ những rào cản chính trị, tư tưởng và chiến lược để tiến tới hòa giải - và cuối cùng thống nhất tình đoàn kết với người hàng xóm vốn đã hờn dỗi trong nhiều năm.

Thông tin Triều Tiên sẽ là quốc gia tham dự Thế vận hội năm 2018 ở Hàn Quốc đã làm rung chuyển thế giới và sự kiện thể thao ở Pyeongchang trở thành một trong những câu chuyện tin tức thu hút nhất trên Trái đất.

Tổng thống Moon Jae-in đã đổi tên sự kiện này từ tên gọi “Kết nối niềm đam mê” và “Đó là bạn, Pyeongchang” trở thành “Thế vận hội hòa bình”. Ông hy vọng sẽ tạo ra một không gian chung trong đó hai miền Triều Tiên có thể cùng nhau nói chuyện và mở ra một kênh kết nối cởi mở hơn cho mục tiêu hòa giải và - có lẽ - giấc mơ xa xôi hơn là thống nhất hai miền.

Vì điều này, Seoul sẵn sàng gác sang một bên tất cả những căng thẳng và bất đồng trước đó để nhiệt tình tạo điều kiện cho sự tham gia của các vận động viên của Bình Nhưỡng.

Tiêu điểm - 3 sự kiện thể thao gợi nhắc sóng gió quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc (Hình 2).

Người hâm mộ Hàn Quốc ăn mừng chiến tích của đội chủ nhà sau World Cup 2002.

Thế vận hội mùa Hè năm 1988 chứng kiến màn chào sân ấn tượng trước thế giới của một Hàn Quốc đang nổi danh như một “con hổ châu Á”. Trong khi Seoul coi đây là sự kiện thể thao đơn thuần - một cơ hội để giới thiệu bản thân thì ngược lại, vấn đề với Triều Tiên được gác sang một bên và người hàng xóm cũng không có mặt tham dự.

Với World Cup Hàn Quốc-Nhật Bản 2002, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu cuộc cách mạng công nghệ cao và đang trên đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Thành công của đội tuyển quốc gia trong vòng chung kết bóng đá lần này đã làm kinh ngạc thế giới và một lần nữa đưa cái tên Hàn Quốc vang vọng trở lại trên khắp các phương tiện truyền thông toàn cầu.

Triều Tiên một lần nữa vắng mặt ở sự kiện thể thao này. Bình Nhưỡng cũng bị cáo buộc gây ra một cuộc đụng độ với hải quân Hàn Quốc khiến 24 thủy thủ thương vong, trong lúc trận đấu cuối cùng của đội tuyển bóng đá Hàn Quốc đang diễn ra.

Trong khi người Hàn Quốc đang mải mê tranh luận về sự hiện diện của người Triều Tiên, thì trên thực tế những thay đổi lớn nhất lại hiển hiện rõ nhất trong mắt các du khách nước ngoài.

Khi nhìn vào sự tham gia của Triều Tiên ở Thế vận hội Pyeongchang, Tami Overby, một du khách Mỹ trở lại Hàn Quốc sau 30 năm, bày tỏ cảm nhận: "Tôi nghĩ rằng Chính phủ muốn sử dụng thời điểm này để tạo cơ hội cho một bước đột phá với Triều Tiên. Điều đó sẽ gây ra căng thẳng trong liên minh Hàn Quốc-Mỹ. Có lẽ là như thế".

 

Thế hệ trẻ Hàn Quốc và những suy nghĩ về Triều Tiên

Thứ 4, 07/02/2018 | 16:49
Theo tờ The Diplomat, chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dường như đánh giá chưa chính xác về thái độ của giới trẻ nước này đối với Triều Tiên.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.