77 DN nợ đọng 1.800 tỷ đồng tiền thuế: Lỗi do ai?

77 DN nợ đọng 1.800 tỷ đồng tiền thuế: Lỗi do ai?

Thứ 2, 23/09/2013 | 10:55
0
Cục Thuế TP.Hà Nội vừa công bố danh sách 77 doanh nghiệp đang chây ỳ, nợ đọng hơn 1.800 tỷ đồng tiền thuế. Trong số đó, có những doanh nghiệp nợ thuế lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngoài những nguyên nhân do khó khăn chung của nền kinh tế, cần xem xét lại trách nhiệm kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong vấn đề này. 

Doanh nghiệp được bật đèn xanh?

Đứng đầu danh sách nợ thuế tại Hà Nội là công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long với số thuế nợ lên tới gần 283 tỷ đồng. Tiếp đó là các công ty cổ phần Cầu 12-Cienco 1 với số tiền nợ đọng tới hơn 81 tỷ đồng; công ty cổ phần Viglacera Hà Nội với trên 70 tỷ đồng; công ty cổ phần Cavico cầu hầm nợ hơn 68 tỷ đồng; công ty cổ phần tập đoàn Điện tử Công nghiệp Việt Nam nợ hơn 52 tỷ đồng, công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu công nghiệp với trên 34 tỷ đồng nợ thuế…

Tính đến thời điểm này, số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội chỉ đạt 93,7% so với cùng kỳ năm trước. Do đó nhiều khả năng, số thu ngân sách Nhà nước của TPHà Nội cả năm 2013 sẽ hụt so với dự toán được giao. Việc các doanh nghiệp nợ đọng thuế với số lượng lớn sẽ khiến công tác thu - chi ngân sách của TP.Hà Nội những tháng cuối năm gặp nhiều khó khăn.

Theo cục Thuế TP.Hà Nội, TP.Hà Nội cũng đã thực hiện giãn, giảm, miễn 2.677 tỷ đồng tiền thuế cho người dân, doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy, mặc dù nỗ lực thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, Hà Nội vẫn không tránh khỏi tình trạng các doanh nghiệp nợ thuế chồng chất lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV, ông Vũ Vinh Phú, nguyên phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội, nguyên phó ban 157 chống buôn lậu và gian lận Thương mại TP. Hà Nội. Ông Phú nhấn mạnh: "Thuế là ngân sách Nhà nước nên bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành. Doanh nghiệp nào chậm thì phải báo cáo và trình bày lý do chậm trễ chứ không nên để cho các cơ quan phải thông báo như thế. Đây là hiện tượng xuất phát từ hai phía. Doanh nghiệp vi phạm Pháp lệnh thuế. Bản thân các cơ quan quản lý Nhà nước cũng thông báo chậm. Tôi cũng chưa rõ là con số 1.800 tỷ đó là tồn đọng từ bao giờ. Tại sao một con số lớn như thế bây giờ mới được công bố. Chính vì thế, cơ quan thuế phải có trách nhiệm trong vấn đề này chứ không thể đổ thừa cho doanh nghiệp".

Bất động sản - 77 DN nợ đọng 1.800 tỷ đồng tiền thuế: Lỗi do ai?

Số tiền thuế nợ đọng tại Hà Nội lên tới 1.800 tỷ đồng (Ảnh minh hoạ)

Để lý giải tại sao số thuế nợ lại lên tới hàng nghìn tỷ đồng, vị chuyên gia này thẳng thắn bày tỏ quan điểm: Trong câu chuyện này, tôi cho rằng có phần buông lỏng quản lý. Cục Thuế Hà Nội và tổng cục Thuế có phần chưa sát sao, các cán bộ thi hành cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong vấn đề này. Trước đây, doanh nghiệp Nhà nước mà chậm một đồng tiền thuế là bị nhắc nhở rất nhiều. Doanh nghiệp mà không nộp là phải nhận hết thông báo nọ đến thông báo kia. Phải chăng có chuyện bật đèn xanh cho doanh nghiệp nợ thuế? Tôi không thể lý giải tại sao cơ quan thuế lại để nợ hàng nghìn tỷ đồng trong khi ngân sách của thành phố đang bị thiếu hụt. Cần phải kiểm điểm nghiêm túc từ cả hai phía, phải đặt ra vấn đề để giải quyết. Nếu doanh nghiệp tiếp tục chây ỳ thì phải tiến hành siết nợ và có những biện pháp hành chính khác.

Trong danh sách 77 doanh nghiệp đang chây ỳ, nợ đọng tiền thuế tính đến ngày 15/9 thì đứng đầu đều là các đại gia, tổng công ty bất động sản lớn tại Hà Nội như: Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long, công ty cổ phần Cầu 12-Cienco 1, công ty cổ phần Viglacera Hà Nội... Chính vì thế, theo ông Phú, muốn biết nguyên nhân có phải phần lớn từ bất động sản hay không thì phải kiểm tra cho rõ. "Chúng ta vẫn nói bất động sản đang đóng băng nhưng dư luận vẫn chưa rõ thu nhập của bất động sản là bao nhiêu. Nguyên nhân chậm thuế có phải do khó khăn của thị trường này không?", ông Phú nói.

Nếu cần thiết phải thu hồi giấy phép kinh doanh

Trước thực trạng trên, vị nguyên phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội kiến nghị: Cục Thuế Hà Nội phải yêu cầu các doanh nghiệp trình bày lý do chậm đóng thuế, nếu lý do chính đáng, TP. Hà Nội xem xét hợp lý thì có thể cho gia hạn. Bên cạnh đó, cục Thuế cũng phải kiểm điểm các cá nhân theo dõi hoạt động đóng thuế của doanh nghiệp đó. Đánh giá xem cá nhân đó theo dõi, đôn đốc ra sao mà để xảy ra tình trạng doanh nghiệp nợ hàng trăm tỷ đồng tiền thuế. Doanh nghiệp phải giải trình còn cơ quan Nhà nước phải đôn đốc giám sát. Nếu các doanh nghiệp không giải trình được, không đưa ra thời hạn đóng thuế thì buộc phải siết nợ.

Cần xử lý triệt để các trường hợp chậm thuế bởi nếu cứ tiếp tục để tình trạng tồn đọng, chây ỳ tiếp diễn, sẽ trở thành tiền lệ cho các doanh nghiệp khác. "Từ trước đến nay, đã có không ít trường hợp nợ thuế bị chuyển sang nợ quá hạn, bị ngân hàng siết nợ. Cốt lõi là phải tìm ra nguyên nhân, khách quan, chủ quan thế nào từ đó mới có biện pháp xử lý. Khi xử lý cũng không cần thận trọng, không thể xử lý một cách vô lối. Nếu không khéo thì sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn này", ông Phú nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm trên, luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng, cần điều tra ngay lý do nợ đọng của các doanh nghiệp này để có biện pháp xử lý tùy vào sai phạm của mỗi doanh nghiệp. Nếu cần thiết, các cơ quan quản lý phải áp dụng biện pháp cưỡng chế "mạnh tay" đối với một vài doanh nghiệp để răn đe và làm gương cho các đơn vị khác. Biện pháp xử lý có thể là xử lý hành chính, hoặc với những doanh nghiệp cố tình vi phạm ở mức độ nặng có thể khởi tố về mặt hình sự. Nếu không làm nghiêm sẽ là tiền lệ xấu cho những mặt trái về vấn đề nợ đọng sau này. Nhiều doanh nghiệp vì thấy các doanh nghiệp khác nợ đọng không bị xử lý mà tự cho phép mình chậm hoặc ỷ lại, không đóng thuế cho Nhà nước.

Nhìn nhận từ góc độ luật pháp, luật sư Trần Đình Triển (đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, để số nợ nhiều như vậy diễn ra trong một thời gian dài, điều đáng trách đầu tiên là các cơ quan Nhà nước. Chính vì thế, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng trên. Đó là do yếu tố khách quan hay do họ cố tình trốn thuế. Đối với các doanh nghiệp được hưởng lợi từ Nhà nước, nghĩa vụ của họ phải nộp thuế. Nếu họ tìm mọi cách để chây ỳ, trốn thuế hay dù với bất cứ lý do gì thì cũng là một hình thức sai phạm, cần phải xử lý nghiêm bằng các chế tài cụ thể.

Đưa ra giải pháp cho vấn đề, luật sư Trần Đình Triển kiến nghị: Một là cho doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất để thực hiện trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước. Hai là, nếu họ cố tình vi phạm, cố tình chây ỳ thì tùy theo tính chất vụ việc mà có thể xử lý hình sự hoặc hành chính. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao sự việc diễn ra lâu như vậy cơ quan quản lý không có biện pháp cưỡng chế để thu hồi thuế ngay mà để số nợ đọng lên đến hàng nghìn tỷ đồng?. Đây là một sai lầm ở khâu quản lý Nhà nước. Nếu doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì phải thu hồi giấy phép hoặc nếu đủ điều kiện có thể làm theo thủ tục phá sản. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, phải có biện pháp xử lý nghiêm đối với đội ngũ lãnh đạo và cơ quan chủ quản để xảy ra tình trạng chậm thuế.               

Dương Thu - Hồng Dương

13 doanh nghiệp niêm yết rủi ro rất cao

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
13 doanh nghiệp Việt đang niêm yết trên cả 2 sàn vừa bị xếp vào diện có độ rủi ro rất cao.

Kiểm toán 44 doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2014

Thứ 6, 20/09/2013 | 14:45
Thông tin từ cơ quan kiểm toán cho biết, trong 161 đầu mối thuộc diện Kiểm toán trong năm 2014, có tới 44 doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính, ngân hàng.rn

Xoá nợ thuế trước 1/7/2007: 'Cắt khối u cũng cần cân nhắc kỹ'

Thứ 7, 10/08/2013 | 09:28
"Nợ thuế giống như khối u trên cơ thể con người. Nếu không thể cải thiện tốt hơn được nữa thì buộc phải cắt nó đi. Tuy nhiên, xóa nợ thuế cho những đơn vị doanh nghiệp Nhà nước phải tạo được tính răn đe với các doanh nghiệp khác. Nếu không, những trường hợp khác lại đầu tư phung phí, không tính toán kỹ, dẫn đến thua lỗ, tiền của dân bị mất đi mà không phải chịu trách nhiệm", luật sư Nguyễn Hoàng Lĩnh cho hay.

Giám đốc 'kiêm' thủ lĩnh nhóm đòi nợ thuê lớn nhất Đà Nẵng?

Thứ 5, 06/06/2013 | 15:57
Người dân TP. Đà Nẵng vẫn chưa hết bất ngờ, khi giám đốc một doanh nghiệp tư nhân vừa bị cơ quan công an bắt vì tàng trữ ma túy và vũ khí trái phép ngay tại nhà hàng do mình làm chủ.

Hai “đại gia” bị “điểm mặt” vì nợ thuế

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
– Không chỉ doanh nghiệp nghèo mới phải nợ mà đến các “đại gia” như Hoàng Anh Gia Lai và Vinashin cũng bị nhắc nhở vì nợ nần.

Đi tìm lời giải cho việc nợ thuế của các “đại gia”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
– Việc “nhà nghèo” phải nợ thuế đã trở thành chuyện thường tình, nhưng “đại gia” nợ thuế lại là chuyện lớn. Đó là lý do vì sao thông tin về việc nợ thuế hàng trăm tỷ đồng của hàng loạt “đại gia” lại khiến dư luận quan tâm đến như vậy.
Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Bình Dương: Khuyến cáo người mua căn hộ cẩn thận về tính pháp lý của dự án Charm Diamond

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Cơ quan chức năng đã cắm biển cảnh báo trước cổng dự án, nhằm khuyến cáo người dân về việc dự án chưa đầy đủ pháp lý.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hà Nội: Cận cảnh những vi phạm "uy hiếp" cầu Đông Trù

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:51
Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực chân cầu Đông Trù tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến an toàn của cả công trình.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Hà Nội: Cận cảnh những vi phạm "uy hiếp" cầu Đông Trù

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:51
Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực chân cầu Đông Trù tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến an toàn của cả công trình.