Ai đang thao túng giá vàng?

Ai đang thao túng giá vàng?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
0
Khi giá bình ổn lại bị hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng việc thu hẹp khoảng cách giữa giá mua và giá bán của một số tập đoàn tài chính và doanh nghiệp kinh doanh vàng gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp chân chính và người dân...

Giá vàng được đẩy lên cao khiến các doanh nghiệp phải mua đuổi, bán đuổi gây ra lãi giả, lỗ thực. Còn khi giá vàng xuống họ phải bán hạ giá gây lỗ nhiều. Một số tập đoàn tài chính và doanh nghiệp vàng (TĐTC và DNV) đang thao túng thị trường vàng.

Nguyên nhân chính khiến thị trường vàng rơi vào khủng hoảng trầm trọng đó là sự thao túng của một số TĐTC và DNV.

Ai đang thao túng giá vàng? Ảnh chỉ mang tính minh họa

Khi giá vàng tăng, một số TĐTC và DNV này tham gia vào thị trường vàng, họ tung tiền ra thu gom vàng khiến vàng vật chất trở nên khan hiếm, vì thế giá vàng tăng đột biến, tức là vừa bán xong lại phải mua vào cao hơn mức giá mình vừa bán.

Điều này gây lãi giả, lỗ thực cho doanh nghiệp vàng và người dân phải mua vàng với giá quá cao gây tâm lý hoang mang cho người dân.

Khi giá vàng giảm, họ vội vã xả vàng ra bán phá giá nhằm chốt lời khiến các doanh nghiệp vàng phải bán hạ giá theo nên lỗ rất nhiều. Việc này gây thua lỗ rất nhiều cho nhiều doanh nghiệp vàng và người dân khi cần tiền phải bán vàng với giá thấp.

Khi giá vàng bình ổn, lại bị hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng việc thu hẹp khoảng cách giữa giá mua và giá bán (thu hẹp biên độ giá mua – giá bán) của một số TĐTC và DNV trong việc bán buôn và bán lẻ, gây thiệt hại lớn tới thu nhập của các doanh nghiệp.

Có thể nói đây là thời kỳ khủng hoảng của ngành vàng kể từ khi mở cửa. Nhiều doanh nghiệp vàng đang thua lỗ nặng nề vì thu không đủ chi, dẫn đến nhiều doanh nghiệp đóng cửa, người lao động mất việc làm, ảnh hưởng xấu đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước (khuyến khích sản xuất và sử dụng hàng trong nước, hạn chế nhập siêu...).

Cần có quy định về biên độ giá mua - giá bán vàng?

Trong thực tế, các hoạt động có liên quan lớn đến tài chính là: Ngân hàng, chứng khoán và vàng, nhưng một điều rất bất cập hiện nay là nhà nước đã có những quy định về biên độ lãi xuất tiền vay, tiền gửi đối với ngân hàng và mức tăng giá cổ phiếu đối với thị trường chứng khoán, nhưng lại chưa có quy định về mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán vàng (biên độ giá mua- giá bán) nên các doanh nghiệp vàng đã thả sức cạnh tranh, thậm chí tới mức không lành mạnh, làm phá giá thị trường vàng.

Tại những thời điểm giá vàng đang tăng, các TĐTC và DNV lớn thực hiện thu gom vàng, khiến vàng vật chất trở nên khan hiếm, mức chênh lệch giữa mua và bán lên đến 100 – 300 nghìn đồng/chỉ, tương đương 2,5% - 7,5% doanh thu, điều này gây thiệt hại lớn cho người dân.

Ngược lại có những thời điểm mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán chỉ là từ 4- 8 nghìn đồng 1 chỉ tương đương 0,1- 0,2% doanh thu, điều này gây thất thu và thiệt hại cho ngành vàng.

Nhìn lại trước đây, khi vàng giá vàng khoảng 500.000đ/chỉ thì mức chênh lệch giữa mua vào, bán ra khoảng 5.000đ – 10.000đ/ chỉ, tức lãi suất bằng 1 – 2% doanh thu.

Còn hiện nay, cụ thể giá vàng lúc 16h41, ngày 19.7.2011, mua vào 3.957.000 đồng/chỉ- bán ra 3.966.000 đồng/chỉ, thì mức chênh mua vào, bán ra cũng chỉ chênh nhau 9.000đ/chỉ, tức là chỉ lãi tương đương 0,2 % doanh thu, vậy mức lãi gộp đã giảm gần 10 lần so với trước đây. Trong khi đó chi phí sản xuất, kinh doanh lại cao hơn trước kia gấp nhiều lần. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ.

Vì thế, để bình ổn thị trường vàng, chống cạnh tranh không lành mạnh, góp phần bình ổn và phát triển kinh tế vĩ mô của nhà nước, các hiệp hội nên đề nghị Chính phủ đưa ra những quy định về biên độ giá mua – giá bán vàng tương tự như những quy định về biên độ lãi suất tiền vay, tiền gửi của ngân hàng và mức tăng giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán.

Cần có chế tài để giãn khoảng cách giữa mua và bán?

Để có chế tài giãn khoảng cách giữa mua và bán, Nhà nước nên quy định rõ mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán vàng (biên độ giá mua- giá bán), đối với các doanh nghiệp mua bán buôn và mua bán lẻ.

Các biện pháp đó có thể là: Đối với doanh nghiệp mua bán buôn, biên độ giao động giá mua – giá bán là 0,3 – 1% doanh thu (tức là: mức sàn 0,3%, mức trần 1%). Đối với các doanh nghiệp mua bán lẻ, biên độ giao động giá mua – giá bán là 0,5- 2% doanh thu (tức là: mức sàn 0,5%, mức trần 2%).

Đây là việc làm rất cấp bách. Vì thế, nếu làm được điều này, chắc chắn thị trường vàng sẽ bình ổn, người dân sẽ mua, bán được giá tốt, các doanh nghiệp vàng sẽ phát triển bền vững, đóng góp được nhiều vào ngân sách nhà nước, tạo được nhiều việc làm cho người lao động…

Âu đó cũng là việc làm góp phần vào sự ổn định và phát triển chung của đất nước.

Thu Hiền

Cùng chuyên mục

Điểm sáng bất động sản công nghiệp và những triển vọng

Thứ 6, 29/03/2024 | 08:00
Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng thời gian tới khi Việt Nam hưởng lợi lớn từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tp.HCM: Vướng mắc pháp lý ảnh hưởng nguồn cung dự án bất động sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:05
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Tín hiệu tốt từ thị trường văn phòng cho thuê và những triển vọng

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:00
Thị trường văn phòng Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng sụt giảm của ngành toàn cầu và duy trì tỷ lệ lấp đầy cao với mức tăng trưởng giá thuê ổn định.
     
Nổi bật trong ngày

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Điểm sáng bất động sản công nghiệp và những triển vọng

Thứ 6, 29/03/2024 | 08:00
Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng thời gian tới khi Việt Nam hưởng lợi lớn từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.