Ấn Độ giúp Việt Nam mua thêm 4 tàu tuần tra

Ấn Độ giúp Việt Nam mua thêm 4 tàu tuần tra

Thứ 3, 24/09/2013 | 18:13
0
Theo tiết lộ của nhật báo Ấn Độ The Hindu số ra ngày 28/7, lần đầu tiên, Ấn Độ sẽ cấp tín dụng cho Việt Nam để mua thiết bị quân sự. Khoản vay 100 triệu USD sử dụng để mua bốn tàu tuần tra - sẽ được thực hiện vào cuối năm nay.

Trích dẫn một số nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ, báo The Hindu ghi nhận đây là một trong những trường hợp hiếm hoi New Delhi cung cấp tín dụng quốc phòng cho một nước “xa xôi”.

Thông thường, đối tượng được New Delhi cho vay để mua thiết bị quân sự thường là các láng giềng nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của Ấn Độ. Đảo quốc Mauritius - với lực lượng không quân và hải quân dùng trang thiết bị của Ấn Độ - là một ví dụ. Nước này đã được cấp tín dụng để mua tàu tuần tra và máy bay trực thăng Dhruv của Ấn Độ.

Quân sự - Ấn Độ giúp Việt Nam mua thêm 4 tàu tuần tra

Tên lửa BrahMos phóng từ máy bay

Đối với Việt Nam, Ấn Độ muốn mở rộng quan hệ quốc phòng qua lãnh vực thiết bị quân sự và một trong những loại vũ khí đứng đầu danh mục mặt hàng mà Hà Nội muốn mua là tên lửa Brahmos, loại vũ khí do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất.

Sự kiện Ấn Độ sẵn sàng cấp tín dụng cho Việt Nam để mua tàu tuần tra diễn ra trong bối ảnh New Delhi đã một lần nữa tỏ quyết tâm tiếp tục tham gia vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khi trong tại vùng bồn trũng Phú Khánh ngoài Biển Đông, dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, bất chấp các động thái hù dọa của Trung Quốc.

Quân sự - Ấn Độ giúp Việt Nam mua thêm 4 tàu tuần tra (Hình 2).

Dàn phóng tên lửa Brahmos

Việt Nam gần đây đã tái khẳng định quyền của mình được mời Ấn Độ đến thăm dò và khai thác dầu khi trong khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại xác định rằng vùng đó nằm bên trong đường lưỡi bò mà họ đơn phương vẽ ra để đòi quyền sở hữu trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Quyết định của New Delhi giúp Việt Nam tăng cường đội tàu tuần tra của mình cũng được tiết lộ, trong bối cảnh Ấn Độ tăng cường quan hệ an ninh với tất cả các nước ở vùng Đông Nam và Đông Bắc Á trong chính sách hướng Đông của mình.

Từ lâu nay, Hải quân Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á đã cùng tham gia loạt tập trận hải quân đặt tên là Milan. Hải quân Ấn Độ phối hợp với Thái Lan tiến hành các cuộc tuần tra chung, và cùng diễn tập quân sự với Singapore và Nhật Bản.

Trước đó, vào ngày 21/9/2011, Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin: Xí nghiệp liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace chuẩn bị cung cấp tên lửa có cánh siêu thanh “BrahMos” cho Việt Nam. Tờ báo Ấn Độ “Asian Age” cho biết tin này dựa theo nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Hiện nay, các bên tiến hành cuộc đàm phán về nội dung này. Như vậy, Việt Nam có thể trở thành nước đầu tiên nhập khẩu tên lửa BrahMos.

Theo tin của tờ “Asian Age”, trong danh sách gần 15 “nước hữu nghị” do ban lãnh đạo xí ngiệp Brahmos vạch ra, có Việt Nam. Ấn Độ và Việt Nam có quan hệ gần gũi với nhau, hai nước đang phát triển sự đối tác cùng có lợi, kể cả trong lĩnh vưc kỹ thuật quân sự. Mới đây, trong khuôn khổ cuộc đối thoại chiến lược, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna đã thực hiện chuyến thăm Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội là đối tác lâu năm của Matxcơva mua các loại vũ khí sản xuất tại Nga.

Tên lửa BrahMos có tầm xa đến 300 km, bay với tốc độ gấp 3 lần tốc độ âm thanh, tải trọng chiến đấu 250 kg.  Đồng thời tên lửa loại này hầu như không thấy trên màn hình radar. Với trọng lượng gần 3 tấn, tên lửa BrahMos có thể bay ở độ cao từ 10 đến 14 nghìn mét, và có thể thay đổi đường bay.

Tên lửa loại này hoạt động theo nguyên tắc “bắn ra và lãng quên”, nó tự di chuyển đến mục tiêu.  Chuyên gia Igor Korotchenko, Tổng biên tập tạp chí “Quốc phòng” Nga nói: “Ấn Độ nhận được các hệ thống vũ khí độc đáo, có một không hai trên thế giới, vượt trước các loại vũ khí tương tự của các nước khác. Theo đánh giá của giới chuyên viên, trên thế giới chỉ có tên lửa BrahMos có khả năng bay với tốc độ cao như vậy ở tầm xa lớn như vậy. Nếu so sánh với các loại tên lửa khác đang được sử dụng ở nước ngoài thì Brahmos có ưu thế về tốc độ gấp 3 lần, về tầm xa gấp 2,5 lần, về thời gian phản ứng ngắn hơn gấp 3-4 lần”.

Hiện nay, các tổ hợp tên lửa “BrahMos” trên biển và trên đất liền được trang bị cho Hải quân, Không quân và Quân đội Ấn Độ. Nhờ nỗ lực chung của các chuyên viên Nga và Ấn Độ đã sản xuất cả một loạt tên lửa có cánh. Có loại tên lửa chống tàu, có loại BrahMos tiêu diệt mục tiêu trên đất và tên lửa cho trận đấu trên không. Tên lửa BrahMos có thể được phóng từ máy bay, chẳng hạn máy bay chiến đấu Su-30MKI, từ tàu chiến, từ tàu ngẩm và bệ phóng trên mặt đất.

Phong Nhĩ (Theo The Hindu)

Tên lửa Moskit Việt Nam uy chấn Biển Đông

Thứ 3, 21/05/2013 | 11:16
Tên lửa Moskit có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay. Với 15 – 17 tên lửa Moskit có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực.

Việt Nam 'săn ngầm' ở Biển Đông thế nào? (2)

Thứ 5, 25/07/2013 | 19:49
Việt Nam có thể xây dựng hệ thống bao gồm các máy bay săn ngầm, tàu chống ngầm tuần tiễu, tàu tuần biển tên lửa hay pháo, xuồng phóng ngư lôi, tên lửa chống ngầm...

Việt Nam chống tàu ngầm ở biển Đông thế nào? (Kỳ 1)

Thứ 2, 22/07/2013 | 09:48
Trên biển Đông có rất nhiều hạm đội tàu ngầm của nước ngoài đang tiến hành những hoạt động thăm dò, nghiên cứu, khảo sát và trực sẵn sàng tấn công trong điều kiện tình huống chuyển sang thời chiến.

Trung Quốc không dám coi thường tàu ngầm Kilo của Việt Nam

Thứ 7, 27/07/2013 | 20:05
"Tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua của Nga rất thích hợp cho chống hạm, săn ngầm ở Biển Đông, được gọi là lỗ đen đại dương, không thể coi thường" - Báo Tân Hoa Xã, Trung Quốc bình luận.

Mỹ 'giăng bẫy' hạm đội tàu ngầm Trung Quốc thế nào?

Chủ nhật, 30/06/2013 | 10:57
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc không những có thể đe dọa trực tiếp Đài Loan, Nhật Bản, Philiphines. Mà còn có thể là lực lượng tấn công đáng kể gây lo lắng các nước ven biển của khu vực Đông Nam Á.

Tàu sân bay Philippines tính mua để đối phó với Trung Quốc mạnh cỡ nào?

Thứ 6, 24/05/2013 | 21:14
Bộ Quốc phòng Philippines đang quan tâm đến khả năng mua tàu sân bay hạng nhẹ "Principe de Asturias" của Tây Ban Nha để đối phó với Trung Quốc ngày càng mạnh bạo.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.