Ẩn số khách hàng mua “vũ khí tối thượng” Nga sản xuất

Ẩn số khách hàng mua “vũ khí tối thượng” Nga sản xuất

Trần Danh Tuyên
Thứ 4, 06/09/2017 | 13:15
0
Mới đây, các quan chức Nga xác nhận, họ đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các quốc gia có hứng thú với việc mua hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander. Tuy nhiên, cho tới nay, việc ai mua được hệ thống tên lửa này vẫn còn đang là ẩn số khiến giới quan sát tò mò.

Ông Dmitri Shugaev, Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga nói Moscow đã nhận được những lời đề nghị mua tổ hợp tên lửa đối đất chiến thuật Iskander.

“Tôi có thể xác nhận có nhiều đơn đặt hàng, nhưng tới nay vẫn là quá sớm để nói về chúng. Đương nhiên, việc biên chế tên lửa Iskander trong quân đội Nga đã khiến nhiều quốc gia coi chúng tôi là đối thủ phải sốt sắng. Điều này nói lên sự thật rằng chúng tôi có một vũ khí rất nguy hiểm và chắc chắn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác nước ngoài”, ông Shugaev phát biểu tại một cuộc họp báo về kết quả của triển lãm vũ khí ARMY-2017 vừa qua ở ngoại ô Moscow.

Vị Giám đốc này cũng cho hay Moscow sẽ “sàng lọc” kỹ lưỡng xem quốc gia nào mới phù hợp để Nga bán hệ thống tên lửa uy lực này.

Theo ông, khi cấp Iskander, Nga phải tính tới yếu tố đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ quốc tế, hài hòa lợi ích và cân bằng cán cân quân sự.

Thế giới - Ẩn số khách hàng mua “vũ khí tối thượng” Nga sản xuất

Tên lửa Iskander là vũ khí mà nhiều quốc gia muốn sở hữu.

 

Iskander-M là một trong những vũ khí có độ chính xác cao tân tiến nhất của Nga, được giới thiệu lần đầu trong quân đội vào năm 2006.

Những quả tên lửa siêu thanh với khả năng hạt nhân có tầm hoạt động trong khoảng từ 415 đến 500km, có thể nhắm mục tiêu một cách độc lập trong vài giây và hoàn toàn được điều khiển trong tất cả các giai đoạn bay.

Quân đội Nga có kế hoạch trang bị Iskander-M cho tất cả đơn vị pháo binh thuộc binh chủng lục quân vào năm 2020. 

Vì Nga chỉ lựa chọn một số quốc gia để bán hệ thống tên lửa Iskander, nên giới quan sát đang kiên nhẫn chờ đợi xem ai sẽ nằm trong danh sách may mắn được lựa chọn bởi Moscow.

Một trong những ưu điểm nổi bật của Iskander là đường bay chiến thuật giúp nó có khả năng thâm nhập tuyệt vời vào mạng lưới phòng không dày đặc của đối phương.

Câu chuyện buôn bán Iskander bắt đầu được đưa ra bàn tán vào năm 2015. Các quan chức của cơ quan độc quyền xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport cho hay, đã có những cuộc đàm phán về việc bán tên lửa Iskander-E (phiên bản xuất khẩu với tầm bắn từ 50-280km) với Saudi Arabia.

Tuy nhiên, tới cuối năm 2015, Giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghệ Rostec (Nga) Sergei Chemezov phủ nhận thông tin về những cuộc đàm phán nêu trên với Saudi.

Tháng 6/2016, ông Chemezov cho biết, việc xuất khẩu Iskander đã hoàn toàn bị cấm.

Song chỉ một vài tháng sau đó, hệ thống Iskander bất ngờ xuất hiện trong lễ duyệt binh mừng độc lập lần thứ 25 của nước Cộng hòa Armenia ở Thủ đô Yerevan. Armenia là một đồng minh của Nga trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

Theo tuyên bố của Armenia, đây là tổ hợp tên lửa của quân đội Armenia chứ không phải của quân đội Nga.

Lý giải khó hiểu này cùng với khẳng định của ông Shugaev làm dấy lên một câu hỏi liệu có phải Nga chưa thực sự muốn xuất khẩu Iskander hay họ đang tiếp tục cân nhắc, lựa chọn các ứng viên phù hợp để bán?

Thế giới - Ẩn số khách hàng mua “vũ khí tối thượng” Nga sản xuất (Hình 2).

Hệ thống tên lửa Iskander của Nga trong Lễ diễu binh tại Quảng trường Đỏ.

 

Theo ông Andrei Frolov, Tổng biên tập Tạp chí vũ khí Arms Export, các quốc gia bày tỏ quan tâm tới Iskander là một chuyện, còn việc có được Nga đồng ý bán hay không lại là chuyện khác. Điều đó phụ thuộc vào mức độ nghiêm túc của bên cần mua cũng như khả năng tuân thủ các quy định của Moscow.

Bên cạnh đó, Nga cũng tính toán mức độ cân bằng quân sự khi xuất khẩu hệ thống tên lửa này cho các nước khác.

Còn đối với Saudi Arabia, hiện lực lượng pháo binh nước này đang được trang bị tên lửa tầm trung của Trung Quốc. Giả dụ Moscow cung cấp Iskander cho Saudi, cán cân quyền lực vẫn không thay đổi.

Ông Frolov mổ xẻ: “Chẳng hạn Iskander được bán cho Georgia, Mỹ có thể sẽ thu thập các mảnh vỡ của những quả tên lửa để xem xét các thành phần bên trong, mà Nga thì không muốn như vậy”.

Tóm lại, sở hữu Iskander được coi như sở hữu một thứ vũ khí tấn công tối thượng.

Việc nhiều nước muốn trang bị cho mình một hệ thống tên lửa như vậy là điều dễ hiểu, nhưng vấn đề là không phải Moscow lúc nào cũng sẵn sàng bàn giao.

Với tư cách là một cường quốc, Nga cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố khác nhau trước khi chính thức đặt bút ký hợp đồng mua bán thứ vũ khí đầy uy lực này.

Do vậy, trong thời gian tới, giới quan sát buộc phải tiếp tục chờ đợi xem ai sẽ là khách hàng đầu tiên sở hữu Iskander của Nga.

Xem thêm: Lính đánh thuê Nga thiệt mạng ở Deir ez-Zor, “Hổ Syria” sắp diệt sạch IS

D.T

Ukraine và kế hoạch truy bắt hai điệp viên Triều Tiên sao chép công nghệ tên lửa

Chủ nhật, 03/09/2017 | 12:11
Hai điệp viên Triều Tiên mang mật danh X5 và X32 đang bị giam giữ tại Ukraine sau khi bị bắt quả tang đang có hành vi sao chép công nghệ tên lửa.

Những bất thường đáng sợ trong vụ bắn tên lửa bay qua Nhật Bản của Triều Tiên

Thứ 6, 01/09/2017 | 06:00
Chính phủ Nhật Bản luôn khẳng định, Tokyo sẽ tiến hành những bước đi cần thiết để đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.

Lý do bất ngờ về vụ thử tên lửa "nguy hiểm chưa từng có" của Triều Tiên

Thứ 6, 01/09/2017 | 11:41
Giới chuyên gia phân tích cho rằng, vụ phóng tên lửa hôm 29/8 có thể coi là nguy hiểm nhất từ trước tới nay của Bình Nhưỡng.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.