Ăn trộm Email có thể bị truy cứu hình sự

Ăn trộm Email có thể bị truy cứu hình sự

Thứ 5, 17/10/2013 | 09:35
0
“Vừa qua tôi có bị một người lấy cắp mật khẩu thư điện tử (email) của mình. Người này đã đọc được khá nhiều những câu chuyện trong thư điện tử của tôi và có sử dụng những thông tin này để tuyên truyền ra bên ngoài. Tôi muốn hỏi hành vi này có bị pháp luật xử lý không?”, Hồng (Từ Liêm, Hà Nội).

Luật gia Nguyễn Hữu Thực, công ty luật Song Thanh trả lời:

Việc sử dụng email điện tử của người khác đang là vấn đề khá phức tạp. Thư điện tử giờ đây đang là một trong những phương tiện thường xuyên để các cá nhân trao đổi, thông tin qua lại với nhau, cũng như thực hiện một số giao dịch.

Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Khoản 3 Điều 38 Bộ luật dân sự nêu rất rõ: “Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Luật sư - Ăn trộm Email có thể bị truy cứu hình sự

Ảnh minh họa

Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng quy định về chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Cụ thể, người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

Như vậy, một người chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi và chỉ khi trước đó họ đã bị xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi trên mà còn tiếp tục vi phạm.

Trở lại câu hỏi của bạn nói trên, do người có hành vi “đánh cắp” thư điện tử của bạn chưa bị xử phạt hành chính hoặc kỷ luật về hành vi này nên chưa đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên để bảo vệ quyền nhân thân của mình bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu cá nhân có hành vi vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm, yêu cầu phải xin lỗi công khai.

Nếu bị từ chối bạn có thể khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai nếu việc xâm phạm bí mật đời tư đó ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của mình. Trong trường hợp có thiệt hại thực tế xảy ra, thì có quyền yêu cầu tòa buộc người đó phải bồi thường.

Nghị định 63/2007 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thông tin thì hành vi bẻ khóa, xâm phạm thông tin của người khác trên môi trường mạng bị phạt hành chính từ 5 đến 10 triệu đồng.

Nghị định 02/2011 về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản cũng quy định hành vi làm lộ thông tin đời tư của người khác bị xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng.

Ngoài ra, việc xử lý hành vi xâm phạm bí mật thư tín còn được quy định tại Nghị định 58/2011 (có hiệu lực ngày 1-9-2011). Theo đó người nào có hành vi bóc mở hoặc tráo đổi nội dung thư thì bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng (mức phạt cũ theo Nghị định 142/2004 đối với hành vi này là từ 3 đến 10 triệu đồng).

Tạ Giang

Luật sư quốc tế bàn Philipines kiện Trung Quốc: 95% phải thi hành án

Thứ 4, 16/10/2013 | 19:30
Trong hơn 95% các trường hợp kiện tụng quốc tế, các nước đều phải thi hành bản án, ngay cả khi họ không hài lòng với nó. Có ít nhất hai lý do cho việc này. Đầu tiên là uy tín và ảnh hưởng đi kèm với nó. Lý do thứ hai là nhiều quốc gia hiểu lợi thế của họ và lợi thế của những người khác đang sống trong một hệ thống dựa trên luật lệ.

Luật sư không phải là 'cánh tay nối dài'

Thứ 3, 15/10/2013 | 14:14
Ngày mai, 16/10, theo dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp mặt các luật sư nhân lần đầu tiên, giới luật sư kỷ niệm Ngày Luật sư Việt Nam (10/10 hằng năm). Nhân dịp này, một số luật sư đã có những trao đổi về những trăn trở, mong muốn của họ.

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (kỳ cuối)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:44
Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.

Sẽ có 'hành lang' mới giúp luật sư không bị cản trở?

Thứ 6, 11/10/2013 | 15:11
Nhân dịp giới luật sư Việt Nam chuẩn bị tổ chức kỷ niệm ngày Luật sư Việt Nam 10/10/2013 (theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ), PV báo Nguoiduatin.vn có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Chiến, ủy viên Ban thường vụ, phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phó chủ nhiệm đoàn Luật sư TP.Hà Nội xung quanh những câu chuyện về nghề và đề xuất của ông về việc cần bổ sung một chương mới vào BLTTHS.

Ai bảo vệ luật sư hành nghề?

Thứ 5, 10/10/2013 | 13:57
Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư có vai trò và sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội, do đó luật sư luôn phải đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro từ nhiều phía.

Luật sư tự ý bỏ ra ngoài khi đang tranh tụng

Thứ 3, 08/10/2013 | 09:01
Khi ở phần tranh tụng, lúc luật sư đồng nghiệp bắt đầu trình bày quan điểm bảo vệ, thì luật sư T.C.L.T thuộc Đoàn luật sư TP HCM đã tự ý bỏ ra ngoài bỏ mặc thân chủ của mình với lý do không muốn nghe lời bào chữa của luật sư đồng nghiệp.

Luật sư quốc tế bàn Philipines kiện Trung Quốc: 95% phải thi hành án

Thứ 4, 16/10/2013 | 19:30
Trong hơn 95% các trường hợp kiện tụng quốc tế, các nước đều phải thi hành bản án, ngay cả khi họ không hài lòng với nó. Có ít nhất hai lý do cho việc này. Đầu tiên là uy tín và ảnh hưởng đi kèm với nó. Lý do thứ hai là nhiều quốc gia hiểu lợi thế của họ và lợi thế của những người khác đang sống trong một hệ thống dựa trên luật lệ.

Luật sư không phải là 'cánh tay nối dài'

Thứ 3, 15/10/2013 | 14:14
Ngày mai, 16/10, theo dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp mặt các luật sư nhân lần đầu tiên, giới luật sư kỷ niệm Ngày Luật sư Việt Nam (10/10 hằng năm). Nhân dịp này, một số luật sư đã có những trao đổi về những trăn trở, mong muốn của họ.

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (kỳ cuối)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:44
Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.

Sẽ có 'hành lang' mới giúp luật sư không bị cản trở?

Thứ 6, 11/10/2013 | 15:11
Nhân dịp giới luật sư Việt Nam chuẩn bị tổ chức kỷ niệm ngày Luật sư Việt Nam 10/10/2013 (theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ), PV báo Nguoiduatin.vn có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Chiến, ủy viên Ban thường vụ, phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phó chủ nhiệm đoàn Luật sư TP.Hà Nội xung quanh những câu chuyện về nghề và đề xuất của ông về việc cần bổ sung một chương mới vào BLTTHS.

Ai bảo vệ luật sư hành nghề?

Thứ 5, 10/10/2013 | 13:57
Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư có vai trò và sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội, do đó luật sư luôn phải đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro từ nhiều phía.

Luật sư tự ý bỏ ra ngoài khi đang tranh tụng

Thứ 3, 08/10/2013 | 09:01
Khi ở phần tranh tụng, lúc luật sư đồng nghiệp bắt đầu trình bày quan điểm bảo vệ, thì luật sư T.C.L.T thuộc Đoàn luật sư TP HCM đã tự ý bỏ ra ngoài bỏ mặc thân chủ của mình với lý do không muốn nghe lời bào chữa của luật sư đồng nghiệp.