Nhữ Đình Hiền giả giấc mộng lạ, tìm ra kẻ ác

Nhữ Đình Hiền giả giấc mộng lạ, tìm ra kẻ ác

Thứ 2, 13/05/2013 | 10:09
0
Người đương thời có câu: "Văn chương Lê Anh Tuấn, chính sự Nhữ Đình Hiền".

Lại xếp ông nằm trong danh sách "Tràng An tứ hổ" gồm 4 danh thần giỏi giang bậc nhất đất Thăng Long: Vũ Diệm (1705 - ?), Nguyễn Bá Lân (1700 - 1786), Nhữ Đình Hiền (1659 - ?), Nguyễn Công Thái (1684 - 1758). Bằng tài năng của mình, Nhữ Đình Hiền đã tìm ra rất nhiều thủ phạm của những vụ án tưởng chừng rơi vào bế tắc.

Theo Đại Việt sử ký tục biên, năm Canh Thân (1680), niên hiệu Chính Hòa năm thứ nhất, triều đình tổ chức "Thi hội các viên cống cử trong nước, lấy đỗ bọn Nguyễn Côn 19 người. Khi thi Đình cho bọn Phạm Công Thiện (người Ngọc Thiện, huyện Gia Định), Nguyễn Công Xán (người xã Thượng Yên Quyết, huyện Từ Liêm) đỗ tiến sĩ xuất thân (hoàng giáp)". Cũng trong kỳ thi ấy, dù không đỗ cao tột bậc, nhưng Nhữ Đình Hiền  (1659 - ?) cũng dự phần đỗ đạt, làm nên công trạng hiển hách, được người đời biết đến nhiều. Nhữ Đình Hiền còn có tên khác là Nhữ Tiến Hiền, người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông vốn là con của Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng đất Hải Dương đời Lê Trung hưng.

Lúc bấy giờ, có một vụ nghi án xảy ra. Ở vùng nọ có hai chị em ruột đều đã lập gia đình. Người em gái vì biết tin chị gái bị ốm nên đến săn sóc. Nhà hai chị em cách nhau khá xa. Nhiều ngày sau người chồng của cô em gái không thấy vợ mình trở về. Nghi là vợ mình đã bị chồng của chị gái vợ làm hại, người chồng của cô em gái mất tích mới kiện lên quan làm cho người chồng của chị gái trở thành nghi phạm lớn nhất, bị giam vào ngục. Các quan thay nhau xét án, nhưng chứng cứ không có trong tay, việc ấy đình trệ tới sáu, bảy năm mà vẫn chưa luận định được.

Đến khi án ấy được đưa tới tay quan Thượng thư bộ Hình Nhữ Đình Hiền, không dựa vào những bản cung hình trước của các quan đã kinh qua vụ án này. Quan Thượng thư họ Nhữ muốn tìm chứng cứ thực tế thuyết phục để giải đáp khuất tất. Khi xem địa đồ khu đất bao quanh khoảng nhà hai chị em, ông thấy có một ngôi chùa ở ngoài cánh đồng cây cối rậm rạp mà người thiếu phụ xấu số khi đi đến nhà cô chị tất phải qua đó. Đoán rằng, chắc người em gái xấu số kia nhất định bị bọn ác tăng trong ngôi chùa này giở trò đồi bại trước khi đến được nhà chị gái mình. Để có cơ sở thực tế, ông lập tức sai người đưa tới ngôi chùa kia, mượn tiếng tham thiền để lưu lại chùa ấy một đêm.

Sáng hôm sau, Nhữ Đình Hiền cho triệu tập các tăng đồ trong chùa lại, lấy cớ đêm qua nằm thấy có người đến báo mộng, mới dọa rằng:"Các người đều là kẻ tu hành, sao lại có oan hồn đến tố giác với ta? Vậy thì sự thể ra sao, phải mau tự thú".

Những tên “sư hổ mang” đều tái mặt khi nghe ông nói, bèn chỉ tay ra một cây tháp. Khi đào chỗ ấy lên, xác người thiếu phụ bị cưỡng hiếp quả nằm dưới ấy. Vụ án nhờ đó được làm sáng tỏ, người chồng của chị gái mới thoát khỏi án ngục, xóa tội.

Luật nay: Công khai xin lỗi người bị oan sai trong vụ án

Trong vụ án trên, đặt giả thiết là nó xảy ra vào thời nay thì pháp luật sẽ xử như thế nào? Có hai vấn đề được đặt ra trong vụ án trên. Trường hợp thứ nhất là các đối tượng đã phạm tội hiếp dâm và sau đó ra tay sát hại người khác. Như vậy là đã phạm vào hai tội: Hiếp dâm và giết người. Hình phạt nặng nhất đối với loại tội phạm này là phải bị xử tử hình.

Trường hợp thứ hai là cơ quan chức năng (quan huyện xử án) xử án oan sai phải có trách nhiệm ra thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng biết. Đồng thời phải bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Về vấn đề này tại Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quy định khôi phục danh dự và bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần như sau: Khôi phục danh dự:  Người bị oan được khôi phục danh dự. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải xin lỗi, cải chính công khai cho người bị oan...

Bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần: Việc bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là mỗi ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được bồi thường 3 ngày lương tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường; Những người bị oan mà bị chết thì vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị oan được bồi thường chung một khoản tiền bù đắp về tinh thần là ba trăm sáu mươi tháng lương tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường...

Vậy theo quy định trên đây thì trường hợp của những quan xử án trước Nhữ Đình Hiền phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện.                                                                             

Tường Linh

Người giúp đời qua những giấc mộng lạ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Là đội trưởng Đội quy tập mộ liệt sỹ của xã Hương Xuân, ông Xu được khá nhiều người biết đến vì ông cho rằng mình đã từng tìm thấy nhiều ngôi mộ liệt sĩ qua những giấc mơ.

Ý kiến luật sư về clip đánh ghen cán bộ tỉnh ủy

Thứ 6, 10/05/2013 | 10:38
Xung quanh vụ việc có liên quan đến ông phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định bị tố quan hệ bất chính với một người phụ nữ khác. Phóng viên báo Nguoiduatin.vn đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Trinh Đức- Công ty luật IPIC GROUP, Hà Nội.