Ẩn ý của Trung Quốc khi mua tàu ngầm Nga

Ẩn ý của Trung Quốc khi mua tàu ngầm Nga

Thứ 3, 16/07/2013 | 14:28
0
Trong chuyến thăm Nga ngay sau khi nhậm chức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận mua bán vũ khí quan trọng. Theo đó, Trung Quốc sẽ mua 4 tàu ngầm lớp Lada và 24 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga với nhiều ý đồ sâu xa.

Bề ngoài, đây đơn thuần chỉ là một hợp đồng mua bán vũ khí. Nhưng trên thực tế, hợp đồng này có chứa nhiều ẩn ý quan trọng, được thể hiện qua các hạng mục hợp tác hoàn toàn mới, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử quan hệ hai nước. Qua hợp đồng này, Trung Quốc không chỉ tiến thêm một bước quan trọng trong việc hiện đại hóa quân đội, mà còn mở đường cho hai nước cùng hợp tác nghiên cứu và sản xuất trang thiết bị quân sự. Đáng chú ý, trong hai hạng mục nhập khẩu vũ khí mới từ Nga có việc Trung Quốc sẽ được sở hữu những chiếc tàu ngầm lớp Lada đầu tiên, ngoài Nga. 

Phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm lớp Lada là Amur-1650. Giống tàu lớp Kilo, tàu lớp Amur cũng chạy bằng nhiên liệu diezen-điện và được sử dụng lớp vỏ thủy âm tạo độ ồn nhỏ hơn giúp đảm bảo hoạt động cho tàu ngầm.

Tiêu điểm - Ẩn ý của Trung Quốc khi mua tàu ngầm Nga

Tàu ngầm lớp Lada do viện Viện thiết kế Rubin của Nga sản xuất.

Theo các nguồn tin từ cơ quan sản xuât loại tàu này, thiết kế của tàu lớp Lada được hoàn thành cách đây 20 năm, nhưng đến năm 2010 thì chiếc tàu ngầm lớp Lada đầu tiên mang tên St. Peterburg mới được phiên chế cho hải quân Nga chạy thử. So với tàu ngầm lớp Kilo vốn đã nổi danh trên thế giới, tàu ngầm lớp Lada hoàn thiện hơn vì đã khắc chế được những khiếm khuyết của tàu ngầm lớp Kilo.  

Mặc dù phiên bản Amur-1650 bán cho Trung Quốc kém xa so với phiên bản St. Peterburg gốc, song theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, việc Trung Quốc nhập khẩu tàu ngầm lớp Lada vẫn giúp nước này đa dạng hóa đáng kể đội tàu ngầm hiện nay để tăng thêm khả năng tấn công. Và chắc chắn các đối thủ sẽ gặp khó khăn hơn khi đối phó với các hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc. Đó là chưa kể các hàm ý chính trị và kinh tế sâu sắc khác.

Thứ nhất, sắm tàu ngầm lớp Lada sẽ giúp ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc tránh nguy cơ rơi vào tình trạng khủng hoảng sản xuất.

Hiện nay Trung Quốc đang có rất nhiều lỗ hổng về trang thiết bị quân sự hiện đại. Vì vậy trước mắt, dù trong tay có tiền và nắm vững công nghệ thì nước này cũng không thể sản xuất kịp các trang thiết bị quân sự cần thiết để cung cấp cho quân đội sử dụng.

Về lâu dài, việc Trung Quốc xây dựng quá nhiều nhà máy sản xuất thiết bị quân sự vào thời điểm này cũng sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ về sau này, một khi nhu cầu trang thiết bị của quân đội đạt tới điểm bão hòa. Các nhà máy sẽ có nguy cơ đối mặt tới vấn đề dư thừa năng lực sản xuất khi các đơn đặt hàng bị thu hẹp. Viễn cảnh này không thể được xem nhẹ vì đây từng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.

Thứ hai, mua tàu ngầm lớp Lada của Nga - dù chỉ là phiên bản xuất khẩu được trang bị động cơ do nước ngoài sản xuất - sẽ giúp Bắc Kinh tập trung nguồn lực tốt hơn hơn cho mục tiêu phát triển tàu ngầm hạt nhân.

Với các tính năng vượt trội, tàu ngầm hạt nhân đương nhiên có mãnh lực lớn hơn nhiều so với các loại tàu ngầm thông thường. Tuy nhiên, do chưa có được công nghệ thu nhỏ kích thước của tàu ngầm hạt nhân, nên về mặt nào đó cũng vẫn có những hạn chế nhất định.

Để khắc phục hạn chế này, Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu thu nhỏ lò phản ứng hạt nhân sử dụng cho các tàu ngầm. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ có thể chế tạo được tàu ngầm hạt nhân cỡ nhỏ và giấc mộng hạt nhân hóa toàn bộ đội hạm tàu ngầm của Trung Quốc chỉ là chuyện sớm chiều. Chiến lược này sẽ giúp Trung Quốc không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để theo đuổi ngành công nghiệp sản xuất tàu ngầm thông thường vốn được cho là đã bước vào thời kỳ “hoàng hôn”.     

Thứ ba, các nước nhỏ và trung bình rất dễ có được tàu ngầm thông thường với các tính năng thấp. Các phần tử khủng bố cũng có cơ hội sở hữu những loại tàu  này mà không mất quá nhiều công sức. Trước xu thế đó, các nước lớn sẽ tăng cường hợp tác để đề phòng khả năng "phổ biến hóa" các tàu ngầm thông thường có tính năng cao. Việc Trung Quốc đầu tiên là mua, rồi sau đó tiến tới hợp tác với Nga phát triển tàu ngầm lớp Lada, cũng nằm trong tính toán đón đầu xu hướng này để giúp Bắc Kinh kiểm soát tốt hơn khả năng nhiều nước khác cũng sẽ có được loại tàu ngầm tính năng cao này trong tương lai không xa.

Theo Hà Giang (Dân trí)

Nga – Trung dàn trận trên biển: 'Đồng sàng dị mộng'

Thứ 6, 12/07/2013 | 19:36
Nga-Trung tập trận quy mô lớn nhất từ 8 – 10/7 trong Vịnh Peter Great (VladiVostoc) với 20 chiến hạm, 10 chiến đấu cơ, trực thăng. Tuy nhiên, mỗi nước đều có mục tiêu, ý đồ riêng riêng.

Ảnh: Tàu chiến Nga - Trung nhả đạn trên biển

Thứ 6, 12/07/2013 | 10:21
Trong cuộc tập trận hải quân chung, các tàu chiến Nga-Trung đã thực hiện khoa mục bắn đạn thật cho kịch bản chống ngầm và phòng thủ.

Chi tiết lượng vũ khí 'khủng' trong tập trận Nga-Trung

Thứ 3, 09/07/2013 | 14:15
Sáng ngày 8/7, Nga-Trung đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận hải quân lớn nhất chưa từng có trên vùng biển Nhật Bản.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng thống Ukraine yêu cầu cuộc họp với NATO

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:43
Thông tin trên được ông Zelensky đưa ra trong bài phát biểu video hàng đêm mà ông vẫn thực hiện kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Mặt trận Chasov Yar: “Thợ săn đêm” của Nga đột phá, Ukraine đang rút lui

Thứ 4, 17/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga với sự hỗ trợ của xe bọc thép và không quân đã giành được chỗ đứng ở một số khu vực của thành phố.

Iron Dome thành chủ đề “nóng” ở châu Âu sau cuộc tấn công của Iran vào Israel

Thứ 4, 17/04/2024 | 06:00
Hệ thống phòng không Iron Drome trứ danh của Israel đã được đề cập đến trong các bình luận của cả giới lãnh đạo và các công ty quốc phòng ở châu Âu.

Ủy ban của LHQ bất đồng về yêu cầu trở thành thành viên chính thức của Palestine

Thứ 4, 17/04/2024 | 09:26
Theo một báo cáo mà Reuters nhận được, Ủy ban của Hội đồng Bảo an LHQ “đã không thể nhất trí đưa ra khuyến nghị” về việc Palestine đã đạt đủ điều kiện hay không.

Hi hữu: Người đàn ông giả chết để trốn trả tiền nuôi con

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:24
Một người đàn ông ở Kentucky (Mỹ) phải đối mặt với mức án tù tối đa là 7 năm và số tiền phạt 500.000 USD về tội Gian lận máy tính, trộm danh tính.