Cách người Việt tự cứu lấy áo dài trước sự sao chép văn hoá thô thiển

Trong khi các bà các cô Việt Nam xúng xính với những kết hợp quái dị kiểu áo dài – quần legging hay áo dài – váy đụp thì ở nước láng giềng Trung Quốc, người ta duyên dáng đẹp đẽ trong bộ trang phục quốc hồn quốc tuý của chúng ta và tự hào gọi đó là áo dài “phong cách Trung Quốc”. Đã đến lúc Áo dài cần được định vị thương hiệu rõ nét là của Việt Nam, do người Việt Nam làm ra!

Vài năm trở lại đây, hình ảnh một số phụ nữ Việt Nam mặc áo dài kết hợp với váy loè xoè phía dưới (giống kiểu váy đụp thời xưa) đã khiến dư luận không khỏi cảm thấy nhức mắt.

Nếu áo dài truyền thống đề cao yếu tố mềm mại nhưng vẫn sang trọng, kín đáo thì “tổ hợp” trang phục nói trên – cái mà vẫn được người mặc tự sướng tinh thần là “cách tân áo dài” - lại kín đáo phía trên và để lộ chân trần trong những ren, tua rua sến sẩm phía dưới.

Vài năm trước nữa, người ta lại kết hợp áo dài với quần bò, quần ngố, và thậm chí là quần legging bó chẽn, làm nổ ra bao cuộc tranh luận trên báo chí giữa hai luồng quan điểm bảo vệ áo dài truyền thống và cách tân áo dài, xã hội hoá áo dài…

Thôi thì ăn mặc thế nào là quyền tự do cá nhân của mỗi người và đồng ý rằng thời trang không thể cứ đứng im không thay đổi, sáng tạo gì. Nhưng những sáng tạo kiểu tự phát (trong một số trường hợp có thể gọi là thiếu hiểu biết), nếu được thực hiện trên trang phục truyền thống đôi khi khiến người dân bớt đi sự trân trọng trang phục ấy và mang lại những hậu qủa không ngờ.

Thì đây, hôm 21/11, mạng xã hội chia sẻ chóng mặt bài viết trên tờ China Daily phiên bản tiếng Anh, trong đó đăng tải các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và chú thích “Chinese style delights China S/S Fashion Week” (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn Tuần lễ thời trang Xuân - Hè).

Mặc dù đây là bộ sưu tập đến từ thương hiệu Ne Tiger (Trung Quốc) đã được giới thiệu trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân - Hè 2019 vào tháng 10/2018 song sự việc vẫn thu hút sự quan tâm lớn từ công chúng. Cụm từ “Chinesse style” (Phong cách Trung Quốc) khiến không ít người Việt phẫn nộ và coi đây là hành vi “ăn cắp văn hóa”, nhận vơ trơ trẽn.

Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm của tờ China daily.

Cùng thời điểm tháng 10/2018, các trang Sina, Xinhuanet hay China fashion week không gọi loạt thiết kế này là “phong cách Trung Quốc” mà thông tin rằng bộ sưu tập của Ne Tiger với chủ đề Nhất đới (Một vành đai) được “lấy cảm hứng” từ trang phục truyền thống của mười mấy quốc gia nằm dọc con đường tơ lụa trên biển cách đây 613 năm như: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia...

Mặc dù không trơ trẽn tự nhận là “Chinesse style” nhưng cụm từ “lấy cảm hứng” nói trên vẫn bị các nhà thiết kế áo dài Việt Nam công kích bởi đây không đơn thuần là “lấy cảm hứng” mà đã phạm vào giới hạn của sự “sao chép” thô thiển.

Nhìn lại công cuộc “cách tân áo dài tự phát” trong một bộ phận quần chúng người Việt những năm gần đây thì bất chợt nhận ra, không phải ngẫu nhiên mà những váy đụp tua rua óng ánh lóng lánh kim sa hay những quần legging bó chịt lấy vòng 3 một cách khó tả ấy lại đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

Người Trung Quốc sản xuất hàng loạt những “tổ hợp” áo dài - váy đụp, áo dài - quần legging với mẫu mã, hoạ tiết đậm chất “Chinesse style” rồi bán cho người Việt với giá rẻ như cho, chỉ vài ba trăm nghìn đồng một bộ.

Và trong khi nhiều người Việt hào hứng mua về những bộ trang phục – cái mà gọi là áo dài cách tân – với giá chỉ vài trăm nghìn, tự hào mặc lên và check in khắp nơi, thì người Trung Quốc tỉ mẩn may những chiếc áo dài sang trọng và giới thiệu với thế giới rằng đó là trang phục “phong cách Trung Quốc”.

Là một người Việt yêu áo dài, tôi gọi đây là hành vi nhận vơ văn hoá, đáng xấu hổ không khác gì luận điệu “đường lưỡi bò” trên Biển Đông đang bị cả thế giới chỉ trích.

Bởi vì, đây không phải lần đầu Trung Quốc “nhận vơ” là của mình, gọi đó là “sườn xám” cách tân, mặc dù ai cũng thấy hai loại trang phục này khác nhau về kiểu dáng, chiều dài tà áo cũng như cách kết hợp với các phụ kiện.

Có chuyện, một nhà thiết kế nhiều năm gắn bó với Áo dài phải đi từ bất ngờ, lo lắng đến phẫn nộ khi nhìn thấy hiện vật nguyên bản một bộ áo dài lụa màu xanh ngọc, nón lá và đôi guốc mộc được chú thích là “Trang phục hiện đại Trung Quốc” tại Bảo tàng Kimono.

Hay một nhà thiết kế áo dài người Việt khác cũng từng chứng kiến các mẫu áo dài của Việt Nam xuất hiện trong các bộ sưu tập của các nhà thiết kế Trung Quốc 10 năm trước.

Đã đến lúc người Việt phải tự cứu lấy áo dài trước sự sao chép văn hoá thô thiển này.

Được biết, Bảo tàng Áo dài cùng Hội di sản văn hóa TP.HCM thời gian qua đã tiến hành nộp hồ sơ trình lên cấp thẩm quyền, đề nghị công nhận áo dài là quốc phục Việt Nam.

Chỉ khi áo dài Việt Nam được tôn vinh là quốc phục, như Kimono của người Nhật hay Hanbook của người Hàn Quốc, thì chúng ta mới có cơ sở pháp lý để phản đối những sự nhận vơ nói trên một cách chính thống.

“Nhưng trên hết, mỗi người Việt cần yêu quý áo dài một cách chủ động và có hiểu biết, bằng cách mặc áo dài nhiều hơn trong những dịp trang trọng, duy trì áo dài là đồng phục cho nữ sinh…

Và quan trọng hơn cả, người Việt đừng kết hợp thô thiển chiếc áo dài truyền thống với những váy những quần rườm rà, loè loẹt kiểu “Chinesse style”, nếu không sẽ có ngày chiếc áo dài đặc sắc của chúng ta thực sự trở thành trang phục Trung Quốc, chứ không chỉ là “phong cách Trung Quốc”.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Cuộc họp chóng vánh của bộ Giáo dục & Đào tạo

Chủ nhật, 24/11/2019 | 13:06
Một cuộc họp không phải ít thời gian nhưng vẫn chóng vánh! Những thông tin đưa ra nhiều, chưa thuyết phục! Định hướng của người làm công tác tổ chức tưởng chừng “búa bổ” nhưng chẳng thỏa chờ mong!... Đáng tiếc, gần như tất cả lại có trong buổi họp báo công bố kết quả phê duyệt sách giáo khoa lớp 1 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây.

Áo dài Việt Nam bị gọi “phong cách Trung Quốc”: Cần lên án quyết liệt

Chủ nhật, 24/11/2019 | 07:03
Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định áo dài Việt Nam đã được quốc tế công nhận và tôn vinh. Vì thế, nhà thiết kế Trung Quốc gọi bộ sưu tập áp dài của họ là “phẩm giá trang phục Trung Quốc” là rất đáng lên án.

Bỏ gần 10 triệu/tháng đầu tư cho con học tiếng Anh sớm: Xôi hỏng bỏng không

Chủ nhật, 24/11/2019 | 07:30
Vì muốn con được bằng “con người ta”, mặc dù tôi phản đối nhưng vợ tôi vẫn nhất quyết đầu tư cả một khoản tiền lớn cho con đi học tiếng Anh để rồi… xôi hỏng bỏng không!

Nhà thiết kế Việt: "Thừa nhận áo dài là của Trung Quốc thì thật lố bịch"

Thứ 6, 22/11/2019 | 14:17
Việc áo dài, trang phục truyền thống của người Việt bị báo Hoa ngữ gọi là "phong cách Trung Quốc" khiến nhiều người Việt Nam bất bình. Những NTK chuyên về áo dài cũng lên tiếng về sự việc này.

Cắt mác Trung Quốc và lợi dụng lòng yêu nước để kiếm tiền

Thứ 6, 22/11/2019 | 14:11
Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật. Một cái đầm thay mác Trung Quốc bằng mác Việt Nam thì nó vẫn cứ là cái đầm Trung Quốc.

Nữ tài xế Mercedes gây tai nạn liên hoàn: Lại đổ thừa cho chiếc cao gót vô tri

Thứ 5, 21/11/2019 | 13:12
“Một đôi giày tốt sẽ đưa bạn đến nơi tuyệt vời” thay vì “một đôi giày có thể thay đổi cả cuộc đời bạn”.

Ông Park Hang-seo sợ thua hay sợ những HLV ngồi sau màn hình TV?

Thứ 5, 21/11/2019 | 11:50
Do sức ép từ liên đoàn và người hâm mộ nên thầy Park đã biết sợ thua, liệu đây là một lời tiên đoán hay chỉ là một nhận định sơ sài sau màn hình ti vi?

Trọng tài không công nhận bàn thắng của ĐT Việt Nam, người sai là CĐV Việt Nam

Thứ 4, 20/11/2019 | 12:19
Trước trận đấu giữa ĐT Việt Nam - Thái Lan trên sân Mỹ Đình, trọng tài người Oman còn khiến CĐV của các "voi chiến" bất an thì sau 90 phút, vị trọng tài này lại nhận được không ít lời chỉ trích từ người hâm mộ bóng đá Việt vì không công nhận bàn thắng của đội nhà.

Mặc Áo dài không quần, ca sĩ người Mỹ có đáng bị lên án?

Thứ 2, 14/10/2019 | 10:30
Trong một buổi biểu diễn ở Mỹ, Kacey Musgraves diện áo dài màu vàng thêu hoa nhưng "quên" mặc quần.