Bác sĩ bị bạo hành: Đừng chỉ nghĩ đến ‘không có lửa làm sao có khói'

Bác sĩ bị bạo hành: Đừng chỉ nghĩ đến ‘không có lửa làm sao có khói'

Thứ 3, 09/05/2017 | 10:17
0
Mặc dù đã quá quen với lời hăm dọa của người nhà bệnh nhân nhưng các bác sĩ vẫn bị sốc khi nghe thông tin 20 côn đồ cầm mã tấu xông vào bệnh viện.

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, liên tiếp xảy ra 2 vụ hành hung nhân viên y tế và côn đồ náo loạn bệnh viện. Mới đây nhất, vào 4h ngày 7/5, 20 tên côn đồ đã vác mã tấu xông vào bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khống chế các bác sĩ khiến nhiều người hoang mang. 

Bác sĩ trẻ Phạm Ngọc Minh, bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Lâm Thao, Phú Thọ (người từng chứng kiến 20 tên côn đồ vác mã tấu hành hung đồng nghiệp) cho hay: “Trường hợp bệnh nhân bị say rượu nhập viện vì tai nạn giao thông, đi kèm theo là những người bạn cũng có uống bia rượu, họ đem bạn vào bệnh viện với thái độ bức xúc la mắng nhân viên y tế, họ đòi hỏi nhiều thứ mà trong chuyên môn không cho phép.

Tuy nhiên dù các bác sĩ đã cố gắng giải thích nhưng họ càng không hiểu, còn lăng mạ dọa nạt nếu người nhà họ có vấn đề gì thì họ sẽ không tha cho các bác sĩ, và cũng phải gọi bảo vệ vào để giải quyết đưa họ ra ngoài”.

Cũng theo bác sĩ Minh, có nhiều trường hợp bệnh nhân đang được các bác sĩ cấp cứu mà người nhà thì chống tay chửi bới, tỏ thái độ khó chịu, la mắng các nhân viên y tế trước mặt rất nhiều người khác. Đối với những người như vậy, các bác sĩ sẽ cố gắng giải thích để họ hiểu, nếu người nhà bệnh nhân cố tình không hiểu và gây sự, dùng bạo lực thì bắt buộc họ phải kiềm chế và báo sự trợ giúp của lãnh đạo trực, lực lượng bảo vệ, thậm chí còn phải gọi cả công an để họ can thiệp.

Mạng ảo - Đời thực - Bác sĩ bị bạo hành: Đừng chỉ nghĩ đến ‘không có lửa làm sao có khói'

Những vụ bạo hành nhân viên y tế liên tục xảy ra (Hình ảnh bạo hành y tế ở BV Việt Tiệp Hải Phòng).

Bác sĩ Minh cho rằng: “Nghề nghiệp nào cũng có rủi ro, nhưng với nhân viên y tế chúng tôi thì cảm thấy xót xa và tủi thân, họ đánh mình và chửi mình nhưng vẫn phải đứng im không dám làm gì, hoặc chạy trốn nếu bị đánh. Nhiều người cứ nói “không có lửa thì làm sao có khói” mà họ không đi tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. 

Vì thế, theo tôi cần phải có luật Bảo vệ nhân viên y tế, trong đó qui định hình phạt cụ thể cho những kẻ bạo hành, trang bị cho các nhân viên kỹ năng giao tiếp đúng mực để giảm bớt bức xúc trong giao tiếp với bệnh nhân. Từ đó mới giảm bớt các va chạm đáng tiếc trong giao tiếp”.

Chia sẻ với PV, bác sĩ Ngô Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa khoa Phẫu thuật thần kinh 2, bệnh viện Việt Đức cảm thấy buồn khi đọc được thông tin trên. Vị bác sĩ này chia sẻ thêm: “Hồi còn đi học tôi cũng bắt gặp những câu chuyện tương tự đó là vào những năm 2000 nhưng lâu rồi tôi không còn thấy xuất hiện cảnh như thế này trong viện nữa”.

Tuy nhiên, mới đây khi đọc thông tin côn đồ cầm mã tấu xông vào bệnh viện, bản thân là người theo nghề y, bác sĩ Ngô Mạnh Hùng cũng có đôi chút trăn trở: “Những người làm nghề y như chúng tôi cũng chỉ mong sao có được một môi trường tốt để khám chữa bệnh mà thôi”.

Đối với bác sĩ Ngô Mạnh Hùng, nghề nào cũng có những khó khăn riêng, nhưng đối với nghề thầy thuốc thì việc cứu sống bệnh nhân là “sứ mệnh cao cả”. Vì thế, cần phải có sự tin tưởng của người nhà bệnh nhân, cũng như công tác đảm bảo một môi trường khám chữa an toàn, mang lại hiệu quả công việc cao. 

Xem thêm:

Xót xa cảnh mẹ già nuôi 6 người con tâm thần và ước vọng cuối cùng

Mai Thu – Thanh Lam 

Cùng tác giả

Nghệ sĩ chưa hiểu rõ luật hay e ngại không muốn "làm tới cùng” khi bị "khai tử" trên mạng xã hội?

Chủ nhật, 05/07/2020 | 19:45
Luật sư La Văn Thái cho rằng, việc danh hài Thúy Nga hay một số nghệ sĩ khác từng bị “khai tử” trên mạng xã hội cần phải xử lý thật nghiêm đối tượng tung tin đồn. Danh hài Thúy Nga nên làm đơn yêu cầu xử lý, thậm chí khởi kiện ra toà để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như phòng ngừa cho những người khác.

Băng ổ nhóm chính chưa được diệt tận gốc, dễ lọt lưới và tiếp tục gây họa

Thứ 5, 11/06/2020 | 14:11
Vụ 200 người náo loạn ở Q.Bình Tân, TP.HCM một lần nữa khiến dư luận xã hội lo ngại về hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động có quy mô, có thể tập hợp lượng lớn người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, bức xúc dư luận xã hội…

Nguyên tắc sống còn của “hiệp sĩ chống dịch”: “3 diệt” và bao vây dập dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 14:00
Ở tuổi 70, với gần 40 năm gắn bó với chuyên ngành Truyền nhiễm mà ngày nay gọi là chuyên ngành các bệnh Nhiễm trùng và Nhiệt đới, bác sĩ Ngô việt Hùng đã trải qua không biết bao nhiêu vụ dịch từ lúc mới ra trường. Với ông nghề nghiệp chọn ông chứ không phải do ông chọn.

Cán bộ có con được nâng điểm thi ở Sơn La: “Không quy hoạch, không bổ nhiệm, kiểm điểm có hình thức”

Thứ 4, 09/10/2019 | 07:59
Đó là lời khẳng định của ông Cầm Văn Hoan - Chi cục trưởng cục Kiểm lâm Sơn La khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về việc sẽ xử lý ông Bùi Minh Hải - cán bộ kiểm lâm có con được nâng điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Sự việc cô giáo liên tục tát học sinh: Không có phương pháp giáo dục không nên làm thầy

Thứ 2, 07/10/2019 | 16:04
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cô giáo liên tục tát học sinh trong giờ học là người thiếu phương pháp dạy học và chưa đủ tình yêu với học sinh của chính mình. Có lẽ, họ đang bế tắc và lựa chọn sai con đường.