'Bản cấm kỵ' kỳ bí và chuyện của tộc trưởng Hoo

'Bản cấm kỵ' kỳ bí và chuyện của tộc trưởng Hoo

Thứ 5, 01/08/2013 | 10:13
0
Đi nhiều nơi, tôi phát hiện ra, hầu như dân tộc thiểu số nào cũng có những hủ tục và sự kiêng kỵ trong đời sống. Nó được phổ biến, nhiều người biết đến thì nó có thể trở thành nét đẹp văn hoá. Thế nhưng, một số hủ tục của một số dân tộc ít người, không được phổ biến thì nó khá kỳ quái. Đó là tấm "bùa hộ mệnh" của người dân tộc Xuồng (hay còn gọi là Nùng Xuồng) ở bản Thăm Noong (xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).

Kỳ bí “bản cấm kỵ”

Chúng tôi đến bản Thăm Noong khi mặt trời đã khuất. Sương mù bao phủ dưới chân núi mờ xa. Trai làng đi chợ hoặc lên nương làm rẫy đã về. Tiếng vó ngựa vang lên như nện vào lưng chừng núi, vọng lại những âm thanh cùng với gió… làm người miền xuôi nghe có cảm giác kỳ bí, lạ lùng. Hơi gió phả vào mặt, một cảm giác lành lạnh xâm chiếm con người và tôi thấy lạc lõng giữa không gian bao la của núi rừng âm u.

Lạ & Cười - 'Bản cấm kỵ' kỳ bí và chuyện của tộc trưởng Hoo

Một góc bản Thăm Noong

Biết khách từ xa đến, ông Nùng Y Hoo (67 tuổi), là tộc trưởng của bản Thăm Noong dẫn chúng tôi về nhà và chuẩn bị bữa tối mời khách. Trước khi bày cỗ, ông Hoo làm lễ cúng tổ tiên. Trái với phong tục của các dân tộc khác, ông không bày các món ăn có thịt lên bàn thờ vì sợ bị dính mỡ. "Đây là phong tục ngàn đời của dân tộc Xuồng, con cháu cứ thế làm theo, không ai được trái lệnh, không được hỏi", ông Hoo giải thích.

Ông Hoo cho biết: "Dân tộc Xuồng có rất nhiều điều cấm kỵ liên quan đến chuyện ăn và uống. Đó là cấm ăn thịt trâu, bò ở trong nhà, ai muốn ăn những món đó phải bày ra ngoài sân. Nơi ăn, uống của gia đình bắt buộc phải bố trí ở bên trái ngôi nhà. Những thành viên của bữa ăn, trong lúc đang ăn, dù vô tình hay cố ý hoặc có bất kỳ việc gì cũng không được bén mảng đến gần bàn thờ. Các thành viên ngồi ăn với nhau tuyệt đối không được nói chuyện, trừ bữa ăn có rượu và khách. Ăn xong phải rửa tay bằng nước lá bưởi, lau khô tay ngay lập tức rồi mới được làm việc khác. Đó là những điều cấm kỵ đã thành thói quen, nếp sống của người dân nơi đây".

Nói xong, ông Hoo vào phòng trong, bưng một vò rượu ngô nặng trịch ra mời khách. Uống cạn bát rượu, ông Hoo khề khà trong hơi men: "Dân tộc chúng tôi vốn nghiện rượu. Cái bắp (ngô - PV) trên nương, gia đình trồng, tuyệt đối không được bán, chỉ được đem về nấu rượu. Rượu ngâm thành chum, thành vại để uống triền miên theo năm, tháng. Người dân tộc Xuồng có thể uống rượu thay cơm. Mùa đông, trời lạnh đến 00C, không uống rượu vào thì làm sao chịu được cái giá lạnh đến thấu xương của vùng đất toàn là núi đá này." Được biết, bát rượu đầu thường thể hiện sự kính trọng, khách buộc phải uống hết thì chủ nhà mới quý. Từ bát thứ hai trở đi, khách có thể uống bao nhiêu thì tùy. Đã một thời, bản này được mệnh danh là "bản nghiện rượu". Đó là những thói quen sinh hoạt khác người của dân tộc Xuồng, còn tấm "bùa hộ mệnh" là gì, ông Hoo cười mà rằng: "Các chú cứ đánh một giấc đi, sáng mai, tôi đưa đi xem".

Lạ & Cười - 'Bản cấm kỵ' kỳ bí và chuyện của tộc trưởng Hoo (Hình 2).

Không ai dám xâm phạm đến hộp sọ đá nay

Cả bản thờ chiếc hộp sọ bằng đá

Giữ đúng lời hứa, sáng hôm sau, ông Hoo dẫn chúng tôi ra một ngôi miếu đơn sơ, được dựng bằng bốn chiếc cột gỗ và lợp lá cây tại một góc rừng. Đến gần hơn, cảm giác hơi lạnh phả vào mặt khiến tôi rùng mình. Bốn bề quanh miếu hoang sơ đến rợn người. Sự âm u, tĩnh mịch, tiếng chim, thú rừng… và gió tạo thành âm thanh hỗn mang, làm tôi thấy sợ. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc sọ bằng đá có hình dáng và kích cỡ giống hệt cái đầu người. Nó có đầy đủ hai hốc mắt, răng cùng cái trán bóng loáng. Chiếc sọ đã ngả màu xanh, hình dáng thực tế chứng kiến còn dữ tợn hơn tôi tả.

Ông Hoo kể: "Chỉ duy nhất "thầy" mo người dân tộc Giấy ở bản Tát Ngà biết về những bí mật của chiếc hộp sọ này. "Thầy" mo chỉ  đến cúng ở ngôi miếu vào dịp tết. Mỗi lần đến cúng, lúc làm lễ "thầy" đều cưỡi ngựa, đeo kiếm và đội mũ rồi múa như điên quanh chiếc hộp sọ đá. Vừa múa, "thầy" vừa cầu khấn bằng thứ tiếng mà chẳng ai hiểu. Sau đó, những bí mật về chiếc hộp sọ bị chôn vùi cùng với cái chết của "thầy" mo".

Lạ & Cười - 'Bản cấm kỵ' kỳ bí và chuyện của tộc trưởng Hoo (Hình 3).

Ông Nùng Y Hoo.

Báu vật của bản

Ông Hoo, tộc trưởng của bản Thăm Noong cho hay, chiếc sọ đá được dân bản đưa vào trong ba bùa hộ mệnh. Bản Thăm Noong có ba ngôi miếu được thờ ở ba hướng của bản. Miếu phía Nam thờ một cái trống nhằm bảo vệ mùa màng cây cối; miếu thờ phía Tây bảo vệ trâu bò gia súc và quan trọng nhất là miếu phía Bắc thờ chiếc hộp sọ đá để bảo vệ dân làng.

Trao đổi với vị đại diện phòng Văn hoá, Thể thao và Du lịch huyện Mèo Vạc, chúng tôi được biết: Đây là tục lệ rất tốt của người dân tộc Xuồng trong quá trình sinh hoạt, gắn kết cộng đồng. Chính vì tin vào "bùa hộ mệnh" mà người dân tộc Xuồng đã định canh, định cư tại vùng đất đó, không du canh du cư như nhiều dân tộc khác.

Ông Hoo cho rằng, chiếc hộp sọ này rất thiêng nên dân bản bao đời nay chẳng ai dám xúc phạm, coi nó như "bùa hộ mệnh". "Bất kể ai đi ngang qua đây cũng phải chắp tay lạy sọ đá. Người ta chưa phát hiện ra hiện tượng khạc nhổ hay phóng uế trước ngôi miếu này. Mỗi dịp tết, từng hộ dân trong bản lần lượt đem hai con gà đến miếu làm lễ, cầu xin an bình. Họ đến miếu lễ rất tuần tự, không chen lấn, xô đẩy. Khi cúng xong, người nhà đem chân gà về nhờ "thầy"  xem, đoán vận mệnh năm mới của gia đình. Nếu "thầy" phán, có điềm gở, gia chủ sẽ tính cách để hóa giải. Sau đó, cả làng mở cỗ liên hoan. Mỗi gia đình sẽ được chia một con gà để đem về cúng tổ tiên. Bất kể thời điểm nào trong năm, nếu gia đình có chuyện gì, người dân lại kéo đến cầu, cúng giúp" - ông Hoo nói.

Ông Hoo cho biết: "Hộp sọ đó có họ là Lương. Ngày trước, bản Thăm Noong là nơi sinh sống của người dân tộc Giấy. Họ phát nương làm rẫy, khi đất bạc màu, cây ngô không còn cho bắp to nữa thì họ chuyển đi chỗ khác. Sau này, Nhà nước có chính sách khuyến khích định canh, định cư, người dân tộc Xuồng đã đến đây tiếp quản, cải tạo vùng đất này".

Có giai thoại kể rằng, dân tộc Giấy đã quay lại để lấy chiếc sọ đá về thờ trong quá trình họ du canh, du cư. Bốn thanh niên của dân tộc này được giao nhiệm vụ đến lấy chiếc sọ đá đem đi, đều bị trừng phạt. Sức mạnh của những chàng thanh niên có thể giết chết được hổ nhưng không tài nào "khiêng" được chiếc sọ đá nhỏ bé ra khỏi vị trí. Chiếc hộp sọ tưởng nhẹ ấy bỗng nặng trịch khiến chân bốn chàng trai không thể nhấc đi được. Họ hoảng sợ bỏ lại chiếc hộp sọ đá, thì chân lại nhấc lên được. Họ sợ quá, chạy thục mạng ra khỏi khu miếu. Sau đó, người ta đồn rằng, cả bốn thanh niên đó, về nhà đều mắc bệnh kỳ lạ. Và, họ chết khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa đến 30 tuổi.

"Từ đó, người dân tộc Xuồng đã thay dân tộc Giấy bảo vệ và hương khói ngôi miếu thờ hộp sọ. Nhờ hoạt động này mà dân làng ngày càng thêm gắn kết với nhau. Và, không biết đã qua bao mùa ngô mọc trên nương rẫy, bao thế hệ đã xa, nhưng người dân bản vẫn giúp đỡ nhau cùng phát triển. Trong bất cứ sinh hoạt gì của bản, tính cộng đồng vẫn được người dân duy trì. Họ coi hộp sọ đá như "bùa hộ mệnh" để gắn kết sức mạnh với nhau. Tại bản, chưa xảy ra chuyện tranh giành, liên quan ngôi miếu và hộp sọ" - ông Hoo tự hào khoe.   

Thế Hoàng

Kỳ bí 'đồi hang trời' trên con đường độc đạo Ma Lì Sán

Thứ 5, 18/04/2013 | 10:46
Một hang động nằm trên con đường độc đạo Ma Lì Sán của xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang lâu nay vẫn được người dân truyền miệng, kể với nhau những câu chuyện đầy bí ẩn, ly kỳ.

Khám phá khu mộ cổ kỳ bí xứ Thanh

Thứ 6, 08/03/2013 | 10:12
Những khu mộ đá cổ nằm tọa lạc dưới tán rừng ở vùng đất sơn cùng thủy tận, thuộc địa bàn xã Trung Thành, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã và đang chứa đựng nhiều bí ẩn, ngay cả người dân bản địa vẫn không thể lý giải được.

Kỳ bí “vực không đáy” ở Hà Nam

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Thông tin về những câu chuyện liên quan đến "vực không đáy" ở Hà Nam khiến chúng tôi không khỏi tò mò. Được biết, vực này gắn liền với một di tích linh thiêng được người dân nơi đây rất sùng kính.

Chuyện kỳ bí về cây cầu đá 222 năm

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Người già trong làng ai cũng bảo, đá ở dưới chân cầu là "đá hiền" chứ không phải "đá dữ". Có lẽ vì thế nên dù cây cầu nhìn khá trống trơn, không có thành, những người lạ phóng xe đi qua thấy chờn chợn nhưng người dân trong vùng thì cứ vô tư qua lại.

Kỳ bí nghĩa địa cá voi

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
Được "quy hoạch" thành khu nghĩa trang, cũng những nấm đất với bia mộ, quan tài bằng tre, mỗi năm được một lần cúng giỗ hương khói... Nhưng đó không phải là nghĩa trang dành cho người, mà là khu nghĩa trang dành cho cá voi ở miền biển thôn Thuận An, xã Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Lời đồn kỳ bí và chuyện người sinh con "giống bụt"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
– Một hôm, đang chơi trong chùa, cậu bé Lai đã trèo lên xoa vào đầu bức tượng rồi nói: "Đẹp trai nhỉ, giá như sau này mình đẻ được người con thế này thì tốt”. Như có quả báo, câu nói đùa hồi trẻ con lại trở thành hiện thực vận vào hai đứa con của ông sau này?