Trường Đại học cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán 2024 kéo dài cả tháng
Thời điểm này, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố thời gian cụ thể của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024 dựa theo kế hoạch giảng dạy và học tập năm 2023-2024.
Theo Saostar, Trường ĐH Công thương Tp.HCM: Sinh viên, viên chức, người lao động của trường sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 2024 kéo dài 28 ngày, từ ngày 29/1/2024 đến hết 25/2/2024 (tức 19 tháng Chạp đến 16 tháng Giêng).
ĐH Kinh tế Tp.HCM: dự kiến cho sinh viên nghỉ tết âm lịch từ ngày 2/2/2024 đến 18/2/2024.
ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia Tp.HCM: sinh viên nghỉ tết từ ngày 5/2/2024 đến hết ngày 17/2/2024.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM: lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024 kéo dài từ ngày 5/2 đến 25/2/2024.
Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia Tp.HCM: cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024 14 ngày, từ thứ Hai, ngày 5/2 đến hết Chủ Nhật, ngày 18/2/2024.
ĐH Tài chính-Marketing: dự kiến lịch nghỉ Tết cho sinh viên từ ngày 5/2/2024 đến hết 18/2/2024.
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: thời gian nghỉ Tết của sinh viên từ ngày 5/2/2024 đến hết ngày 23/2/2024, kéo dài 19 ngày.
ĐH Hoa Sen: sinh viên nghỉ tết từ 5/2/2024 đến hết ngày 18/2/2024, tổng cộng 2 tuần.
Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn kéo dài 2 tuần, từ ngày 5/2 đến 18/2/2024.
Trường Đại học Sư phạm 2: lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 của sinh viên, cán bộ kéo dài từ ngày 29/1 đến 18/2.
Trường Đại học Thăng Long: lịch nghỉ Tết Âm lịch Giáp Thìn của sinh viên nhà trường từ ngày 5/2 đến 17/2/2024.
Ngoài ra, hàng loạt trường có chung thời gian nghỉ Tết kéo dài 21 ngày từ 29/1/2024 đến hết ngày 18/2/2024 (tức 19 tháng Chạp đến hết mùng 9 tháng Giêng) gồm: ĐH Kiến trúc Tp.HCM, ĐH Công nghệ Tp.HCM, ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia Tp.HCM), ĐH Công nghiệp Tp.HCM, ĐH Văn hóa Tp.HCM, ĐH Sài Gòn...
Đắk Nông: Bé trai 6 tuổi tử vong vì bị cuốn vào gầm máy cày
Theo báo Tiền Phong, ngày 5/11, ông Nguyễn Văn Trang, Chủ tịch UBND xã Nâm N’Đir (huyện Krông Nô, Đắk Nông) cho biết, một bé trai trên địa bàn không may bị cuốn vào gầm giàn xới của máy cày phay đất trên ruộng và đã tử vong.
Cụ thể vào khoảng 7h ngày 4/11, anh Đặng Văn Kh. (24 tuổi, trú tại thôn Nam Dao, xã Nâm N’Đir) điều khiển máy cày để phay, kéo đất trên ruộng nhà. Lúc này, cháu Đ.T.K., (6 tuổi, cháu ruột của anh Kh.), cùng 3 cháu nhỏ khác nô đùa vui vẻ trên ruộng. Sau đó, cháu K. không may bị cuốn vào gầm giàn xới đang hoạt động. Khi anh Kh. phát hiện và dừng máy, cháu K. đã tử vong.
UBND xã Nâm N’Đir đã đến động viên, chia buồn cùng gia đình cháu K.
Sau khi sự việc xảy ra, ngành chức năng tỉnh Đắk Nông khuyến cáo các gia đình cẩn trọng, phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ em.
UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu các cơ quan tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ, gia đình, cộng đồng về tạo lập môi trường sống an toàn, phòng ngừa tai nạn, thương tích trẻ em.
"Thủ phạm" thầm lặng gây tử vong sớm trên toàn cầu
Trao đổi với báo Vietnamnet, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Song Giang, Trưởng Phòng Điều trị theo yêu cầu C9, Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chia sẻ về tình trạng tăng huyết áp:
Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao. Đây là bệnh lý gây tổn thương tim, mạch máu, não, mắt, thận và nhiều bệnh mạn tính khác, dẫn tới nhiều biến chứng như nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, teo não, nhũn não, suy thận... hoặc để lại di chứng nguy hiểm như liệt, sa sút trí tuệ. Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong sớm trên toàn cầu.
Ước tính năm 2025, trên thế giới có 1,25 tỷ người mắc bệnh tăng huyết áp. Tại Việt Nam, hiện nay cứ 4 người trưởng thành có 1 trường hợp bị tăng huyết áp, trong đó nhiều bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị chưa đúng quy trình dẫn tới các biến chứng nhiều hơn.
Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) từ 90-140 mmHg là bình thường.
Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) từ 60-90 mmHg là bình thường.
Ví dụ: Bệnh nhân có chỉ số huyết áp 125/75 mmHg là bình thường; nếu chỉ số 165/100 mmHg là cao huyết áp.
Người có vấn đề huyết áp nên thường xuyên kiểm tra chỉ số liên quan. Ảnh minh họa: Diebetes
Người bệnh nên thường xuyên đo huyết áp, trước khi đo nghỉ ngơi 5 phút, đo 2 lần/2 tay. Ngồi hoặc nằm đúng tư thế, đo ở cánh tay, máy đo để ngang tầm trái tim. Đối với người bị bệnh tim, tăng huyết áp nên đo thường xuyên, 2 đến 3 lần/ngày.
Nguyên nhân tăng huyết áp: Do di truyền, tuổi cao, béo phì, ít vận động, ăn mặn, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, strees tâm lý, bị các bệnh lý không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, nội tiết...
Nếu người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp, việc điều trị phải tuân thủ theo bác sĩ chuyên khoa và theo dõi huyết áp thường xuyên. Ngoài ra, họ cần thay đổi lối sống như tăng cường vận động. Việc tập luyện, thể dục đúng cách giúp huyết áp ổn định hơn. Người bệnh cũng cần xây dựng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh, giảm muối và các thực phẩm có nhiều chất bảo quản, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và bia rượu.
Trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh tăng huyết áp cần tránh bị nóng lạnh đột ngột, kiểm soát tình trạng stress.
Trúc Chi (t/h)