Báo chí có quyền được giữ bí mật nguồn tin

Báo chí có quyền được giữ bí mật nguồn tin

Thứ 7, 04/05/2013 | 17:44
0
Bộ Công an đang có tham mưu, đề xuất về việc sửa Điều 7 Luật báo chí theo hướng yêu cầu báo chí cung cấp thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng cho cả cơ quan điều tra các cấp.

> Sự 'sống còn' của báo chí

Đó là một trong những nội dung trả lời đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ công an tới cử tri các tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng và Quảng Ngãi xung quanh nội dung chất vấn liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Theo đó để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ tham mưu, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi Điều 7 Luật Báo chí theo hướng chánh án Tòa án nhân dân , viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Luật sư - Báo chí có quyền được giữ bí mật nguồn tin

David Barboza, tác giả bài báo hé lộ tài sản “khủng” của gia đình cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã giành được một giải báo chí danh giá Pulitzer vào năm nay.

Điều 7 Luật báo chí nêu rõ: ”Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng VKSND hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”.

Như vậy, người làm báo có quyền giữ bí mật nguồn tin nhằm bảo vệ cho người cung cấp thông tin. Quy định này là một trong những quy định quan trọng của Luật báo chí, đảm báo tính độc lập cũng như đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Việc đảm bảo bí mật nguồn tin có ý nghĩa sinh tồn đối với hoạt động báo chí. Bởi lẽ nếu người làm báo không bảo vệ nguồn tin của người cung cấp nhất là trong hoạt động đấu tranh phòng chống tham nhũng thì ai dám đứng ra cung cấp thông tin cho báo chí, ai sẽ giúp nhà báo có những tư liệu viết những loạt bài phóng sự, điều tra, phản ánh tiêu cực.

Báo chí có quyền đăng tải những thông tin từ nguồn tài liệu mà báo chí thu thập, tiếp cận được và bản thân nhà báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin đó. Báo chí và cơ quan điều tra là hai cơ quan độc lập do đó việc Bộ công an “sẽ” tham mưu, đề xuất việc sửa Điều 7 Luật báo chí là can thiệp vào ngành báo, đi ngược lại nguyên tắc hoạt động và đạo đức của người làm báo.

Trước đó năm 2012 khi dự thảo Luật phòng chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến, cũng có quy định về việc “cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”. Tuy nhiên, ngay sau đó quy định này vấp phải những phản ứng từ phía những người làm báo. Nhiều ý kiến không đồng tình và cho rằng quy định đó là mâu thuẫn với Luật báo chí. 

Giang Quyết (t/h)

Mô hình và tổ chức bảo vệ nhà báo trên thế giới

Thứ 5, 11/04/2013 | 15:47
Trên thế giới đã có không ít những mô hình pháp luật và tổ chức bảo vệ nhà báo đang hoạt động và góp phần không nhỏ trong cuộc đấu tranh bảo vệ cho hoạt động tác nghiệp của nhà báo, cũng như góp phần chia sẻ, hạn chế những rủi ro xuất phát từ nghề báo.

Không thể chờ có thêm nhà báo bị giết mới ban hành luật

Thứ 5, 11/04/2013 | 15:25
Hành hung nhà báo, cản trở tác nghiệp, tạt axit, thậm chí tấn công, thủ tiêu nhà báo không còn là chuyện hi hữu xảy ra trong đời sống hàng ngày.

Đe dọa nhà báo có thể phạt 50 triệu đồng

Thứ 3, 19/03/2013 | 16:07
Đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.