Giải mã hiện tượng vừa ra tù đã tái phạm trọng tội

Giải mã hiện tượng vừa ra tù đã tái phạm trọng tội

Thứ 5, 29/08/2013 | 15:03
0
Dù từng bị kết án, nhưng một số đối tượng khi ra tù vẫn cố tình tái phạm tội, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Trước tình hình đó, hàng loạt câu hỏi về công tác giáo dục, cải tạo nhân phẩm cho những đối tượng từng bị kết án tù và các giải pháp đồng bộ giúp họ tái hoà nhập cộng đồng thực sự.

Cơn bão tái phạm

Ngày 26/8, cơ quan CSĐT tỉnh Đăk Nông vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố hình sự đối tượng Hoàng Văn Bích (SN 1964, ngụ tỉnh Đăk Nông) để điều tra về hành vi "giết người". Trước đó, ngày 20/8, gia đình Bích tổ chức nhậu nhân ngày rằm tháng 7. Nhậu xong, Bích cùng vợ là H.T.N. phát sinh mâu thuẫn. Thấy vậy, một trong hai bạn nhậu đứng dậy can ngăn nhưng không may bị thương. Đã thế, Bích còn dùng dao nhọn đâm trúng người vợ, khiến chị N. tử vong ngay sau đó.

Sau khi đâm chết vợ mình, Bích tiếp tục mang dao đi đâm tử vong hai vợ chồng hàng xóm là anh Đ.V.S. (SN 1968) và vợ là chị T.T.B. (SN 1978) chỉ vì cách đó vài ngày Bích có xích mích với S.. Gây án xong đối tượng Bích đã uống thuốc sâu để tự tử. Tuy nhiên, do được người dân phát hiện kịp thời nên hắn đã không chết. Theo cơ quan CSĐT, đây là một vụ trọng án đặc biệt nghiêm trọng, hung thủ giết người là một đối tượng đã có tiền án, từng bị TAND tỉnh Đăk Lăk tuyên phạt 20 năm tù về tội giết người.

Cũng liên quan đến việc một số đối tượng bị kết án tù tái phạm tội, vào ngày 10/8, cơ quan CSĐT công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với bộ công an, Công an tỉnh Quảng Ninh truy bắt thành công đối tượng Lê Văn Lực (SN 1987, ngụ TP. Thanh Hóa). Theo hồ sơ điều tra, Lực là đối tượng từng có tiền án về tội lừa đảo, bị TAND tỉnh Lâm Đồng xét xử, vừa mãn hạn tù vào tháng 3/2013.

Thế nhưng, ngay khi mới ra tù, y đã cùng đồng bọn là Lê Ngọc Tuấn, Lang Văn Nam (ngụ cùng địa phương) gây nên vụ án mạng tàn bạo đối với anh L.T.N. ở xã Hoằng Đại (TP.Thanh Hóa). Sau khi gây án, Lực đã bỏ trốn ra TP.Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) rồi vượt biên trái phép sang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Tại đó, Lực đã gia nhập đồng bọn giới giang hồ (hay còn gọi là hội Tam Mao), chuyên đi bảo kê các nhà hàng, nhà thổ, sòng bạc.

Pháp luật - Giải mã hiện tượng vừa ra tù đã tái phạm trọng tội

 tượng Lê Văn Lực vừa mãn hạn tù,  chưa đầy 5 tháng sau đã tái phạm gây ra vụ án mạng tàn bạo.

Cũng trong tháng 8, cơ quan CSĐT công an TP. Đà Nẵng đã bắt giữ đối tượng Trần Quốc Dũng (SN 1963, quê Quảng Trị) tại nhà riêng ở phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng sau gần 20 năm lẩn trốn. Tại cơ quan CSĐT, lời khai của tên Dũng đã khiến lực lượng công an truy nã cũng phải giật mình. Năm 1989, đối tượng Trần Quốc Dũng bị công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ truy nã về tội cướp giật tài sản nhưng lại trốn vào tỉnh Bình Phước sinh sống.

Tại đây, y đã giết người và lại bị công an tỉnh Bình Phước ra quyết định truy nã năm 1993. Sau một thời gian ẩn nấp, Trần Quốc Dũng về Đà Nẵng sinh sống. Năm 2000, Dũng ra đầu thú lệnh trốn nã năm 1989 của công an Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, nhưng "ỉm" nã giết người năm 1993 của công an tỉnh Bình Phước. Đến năm 2002 thì đối tượng chấp nhận xong hai năm tù và sinh sống tại Đà Nẵng đến ngày 12/8/2013 bị bắt theo lệnh truy nã của công an tỉnh Bình Phước.

Cùng hành vi tái phạm tội, tháng 7/2013, đối tượng Phạm Hải Sơn (SN 1987, ngụ tỉnh Lâm Đồng) bị cơ quan CSĐT Công an TP.HCM bắt giữ với tội danh giết người tại khu nhà trọ công nhân ở phường Linh Xuân, quận Thủ Đức. Theo thông tin từ cơ quan CSĐT, ngày 30/6, Sơn tới nhậu với hai người bạn cùng phòng trọ của anh N.V.T. (SN 1986, ngụ xã Hưng Phúc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) ở phường Linh Xuân (Thủ Đức).

Trong quá trình ăn nhậu, Sơn và anh T. xảy ra mâu thuẫn nên y đã chụp con dao đuổi theo đâm T. tới tấp. Do vết thương quá nặng, ba ngày sau T. đã tử vong. Được biết, năm 2005, Sơn từng bị công an TX. Dĩ An, tỉnh Bình Dương ra quyết định truy nã về hành vi "cố ý gây thương tích". Biết công an truy lùng gắt gao, ngày 4/7, Sơn đã đến công an phường Linh Xuân đầu thú.

Gây hoang mang dư luận

Dưới góc nhìn của một chuyên gia tư vấn tâm lý về tình trạng tái phạm tội đối với những người từng bị kết án tù, tiến sĩ Nguyễn Công Thoại, chuyên gia tâm lý hội Tâm lý - Giáo dục Việt Nam chia sẻ: "Những người từng bị kết án tù lại tái phạm tội là một trong những diễn biến tâm lý bình thường của các đối tượng đã qua cải tạo một lần. Sau khi cải tạo, họ không thể hòa nhập cộng đồng đã dẫn đến cách nhìn nhận, suy nghĩ cục bộ, phiến diện, mất sự tin tưởng vào xã hội nên nguy cơ tái phạm cao. Song song đó, cũng không loại trừ khả năng trong quá trình cải tạo, các đối tượng trên không hối cải.

Ngoài ra, chúng ta cũng không loại trừ khả năng "ngựa quen đường cũ". Do đó, những đối tượng này sau khi đã mãn hạn tù vẫn không thể thay đổi được bản chất và khi tái phạm tội thì sẽ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn lần đầu phạm tội".

Thực tế, tình trạng tái phạm tội của những người bị kết án tù diễn biến rất phức tạp gây hoang mang cho dư luận xã hội. Phân trần về điều này, Đại tá Lý Anh Dũng, Thủ trưởng cơ quan CSĐT công an huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) cho biết: "Trong các loại tội phạm thì tội phạm ma túy là tái phạm nhiều nhất. Bởi, thời gian ở trong tù, trại giam tội phạm chưa cai được, sau đó trở về địa phương không kiềm chế được bản thân nên tiếp tục sa vào con đường phạm pháp. Để có tiền nướng cho các chất gây nghiện, người đã từng bị kết án tù sẽ bất chấp tất cả để chiếm đoạt tài sản kể cả việc gây ra án mạng.

Bên cạnh đó, những người từng bị kết án tù thường bị mọi người nhìn với ánh mắt soi mói, kỳ thị nên rất khó tìm kiếm được công ăn việc làm ổn định. Thậm chí ngay cả chính người thân của họ cũng tỏ ra lạnh lùng, ghê sợ. Trước thực tế đó, những người đã mang trong mình tiền án tiền sự họ rất dễ vướng vào vòng lao lý lần nữa".

Đề cập đến nguyên nhân của thực trạng tái phạm tội ở những đối tượng đã từng bị kết án tù, luật sư, thạc sĩ Nguyễn Đức, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai cho rằng: "Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tái phạm tội. Thứ nhất: Về mặt tinh thần, người đã từng bị kết án tù thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Họ phải gánh chịu những áp lực về mặt tâm lý, phải đối mặt với sự dè chừng, cảnh giác, xem thường hoặc có thể là kỳ thị của những người xung quanh.

Về mặt vật chất, những đối tượng trên thường không tìm được công việc ổn định, thu nhập bấp bênh. Do vậy, sự thất nghiệp, nghèo đói cũng có thể là một trong những lý do tác động dẫn đến hành vi phạm tội của họ. Ngoài ra, cũng có sự tác động của các nguyên nhân khách quan khác khiến tình trạng tái phạm tội trở nên phổ biến hơn như công tác chuẩn bị cho những người sắp mãn hạn tù tái hòa nhập xã hội chưa chu đáo, đối tượng phạm tội chưa được trang bị những kỹ năng sống để quay lại với đời sống cộng đồng. Do đó, để hạn chế tối đa tình trạng tái phạm tội đối với những người bị kết án tù, cả xã hội chúng ta cần chung tay giúp đỡ, tạo điều kiện cho những đối tượng này có cơ hội hoàn lương".      

Quá trình cải tạo  có vai trò rất quan trọng

Cũng nhận định về vấn trên, ông Lê Văn Thành, trưởng phòng nghiên cứu xã hội của Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM bày tỏ: "Tội phạm hình sự thường bao gồm hai trường hợp: Vô ý hoặc cố ý. Trong đó, trường hợp cố ý phạm tội thường chiếm tỷ lệ lớn hơn. Bản thân những người phạm tội như vậy đã có những lệch chuẩn nhất định về mặt đạo đức.

Do đó, quá trình cải tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi nhân phẩm cho các đối tượng trên. Nếu quá trình cải tạo tốt, những mầm mống phạm tội bị triệt tiêu, nếu cải tạo không tốt, sẽ dễ dàng dẫn đến việc tái phạm tội ở họ. Thông thường, những trường hợp bị kết án tù nếu gặp phải những biến cố lớn về đời sống gia đình, tạo ra cú sốc tâm lý giúp họ hối cải, ăn năn về hành vi phạm tội của mình thì sẽ cải tạo tốt hơn, ít tái phạm hơn các trường hợp khác".

Đối tượng được trả tự do thường rất khó tái hòa nhập cộng đồng

Đại tá Lý Anh Dũng, trưởng cơ quan CSĐT công an huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai bày tỏ thêm: "Hầu hết các đối tượng bị kết án tù được trả tự do trở về địa phương thường rất khó tái hòa nhập cộng đồng. Mặt khác, các đối tượng đã có tiền án cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin việc làm, tư tưởng vẫn chưa vững vàng, vì vậy họ dễ sa vào con đường cũ. Trong khi đó, lực lương chức năng cũng chưa đủ để kiểm soát, theo dõi chặt chẽ các đối tượng này nên tình trạng tái phạm tội vẫn có nhiều diễn biến phức tạp đối với xã hội".

Hoài Thương - Quyên Triệu

Khi "nghệ sỹ vườn" dính trọng tội

Thứ 7, 05/01/2013 | 09:41
Đứng trong vành móng ngựa, Long vẫn hồn nhiên với những trò khôi hài như thể đang biểu diễn trên sân khấu. Dẫu đối mặt với trọng án vì tội "giết người và cố ý gây thương tích" cũng không làm cho bị cáo bận tâm bằng cái thể diện với anh em "giới nghệ sỹ".

Nỗi ám ảnh của đứa trẻ chăn trâu phạm trọng tội

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Sau khi phạm tội tày trời từng gây chấn động dư luận tỉnh Hà Giang vào thời điểm 7 năm về trước, Trần Huy An luôn sống trong nỗi ám ảnh, sợ hãi. Mỗi đêm chợp mắt, An lại thấy hình ảnh cô bé hàng xóm đã bị mình hãm hiếp, giết chết hiện về.

Nam sinh gây trọng tội đối mặt mức án cao nhất 2 năm tù

Thứ 5, 18/04/2013 | 13:49
8 tháng sau xảy ra vụ án mạng, Viện Kiểm sát ban hành cáo trạng truy tố Nguyễn Quang Hưng tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Mức án cao nhất bị can phải đối mặt là 2 năm tù.

Giang hồ sau 10 năm hoàn lương bất ngờ phạm trọng tội

Thứ 4, 10/04/2013 | 15:37
Sau hơn 10 năm hoàn lương làm người lương thiện, "đại ca" giang hồ khét tiếng Cà Mau Huỳnh Văn Nghĩa một thời đã bất ngờ nổi máu giang hồ, dùng dao đâm chết kẻ cự cãi với mình trong đám giỗ.

Hai chữ 'tình', 'lý' và trọng tội của anh tài xế nghèo

Thứ 6, 15/03/2013 | 08:38
Đang tâm sự tại đoạn đường vắng, đôi tình nhân trẻ bất ngờ bị Nguyễn Xuân V. (SN 1986, trú tại xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội) cậy thế gần nhà đến hăm dọa và "xin đểu".

Nam sinh gây trọng tội có thể được hưởng án treo

Chủ nhật, 06/01/2013 | 18:26
Nhờ được chuyển đổi tội danh sang tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Đặng Quang Hưng có khả năng sớm trở về để đi học, bởi mức án thấp nhất là 2 năm tù treo và cao nhất là 2 năm tù giam.
Cùng chuyên mục

Bắt kẻ mượn danh quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Lợi dụng lòng tốt của người dân, Lê Đình Hải kêu gọi tiền từ thiện rồi lừa hàng chục nghìn người, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng.

Bạc Liêu: Chiếm đoạt gần 6 tỷ đồng, nữ chủ hụi lĩnh 15 năm tù

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Ngày 24/4, TAND tỉnh Bạc Liêu cho biết, vừa tuyên phạt bị cáo Ong Thị Kim Lợi 15 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hàng trăm hụi viên.

Tuyên phạt 2 năm tù người phụ nữ xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:11
Bà Nguyễn Thu Hằng bị tuyên phạt 2 năm tù về tội danh Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bị cáo Trần Quí Thanh nói gì trong lời nói sau cùng?

Thứ 4, 24/04/2024 | 20:54
Trong lúc nói lời sau cùng, bị cáo Trần Quí Thanh nhiều lần ngậm ngùi, bày tỏ tình thương với các con và người vợ bị tai biến.

Kiên Giang: Bác sĩ lãnh án tù vì tiếp tay làm khống giấy khám sức khỏe

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:55
Các bị cáo gồm bác sĩ và bảo vệ Trung tâm Y tế huyện Gò Quao cùng 4 cộng tác viên đã thu lợi bất chính, lãnh 68 năm tù về tội Giả mạo trong công tác.
     
Nổi bật trong ngày

Lâm Đồng: Bắt giữ tên trộm chém con trai chủ nhà

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:23
Phát hiện trộm đột nhập vào nhà bố mẹ, trong lúc tri hô, con trai chủ nhà bất ngờ bị đối tượng cầm dao chém gần đứt khuỷu tay.

Bắt quản trị viên nhóm Facebook “Phố đèn đỏ...” chuyên môi giới mại dâm

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Vũ Thị Tuyết, quản trị viên của nhóm có tên “Phố đèn đỏ Hải Dương” trên Facebook với 2.200 thành viên, vừa bị Công an tỉnh Hải Dương bắt về hành vi môi giới mại dâm.