Bệnh sởi hoành hành trong lịch sử nhân loại như thế nào

Bệnh sởi hoành hành trong lịch sử nhân loại như thế nào

Chủ nhật, 05/11/2017 | 09:00
0
Việc phụ huynh nghi ngờ về công hiệu của vắc-xin và không đưa con em đi tiêm phòng sởi là lý do chủ yếu khiến đại dịch sởi nhiều lần bùng phát trên thế giới.

Lịch sử và sự ra đời của các loại vắc-xin chống sởi

Các bệnh - Bệnh sởi hoành hành trong lịch sử nhân loại như thế nào

 

 

Theo nhiều tài liệu, tờ Trí thức trẻ đưa tin, sởi hiện diện trong quần thể người từ cách đây 5.000 năm. Những mô tả đầu tiên về căn bệnh này thuộc về một thầy thuốc Ba Tư tên Muhammad ibn Zakariya al-Razi (còn gọi là Rhazes) (860-932). Tuy nhiên, khi đó Rhazes lại cho rằng, sởi chỉ là một biến thể của bệnh đậu mùa mà thôi.

Trước thời của Rhazes, người ta coi những ban đỏ khi lên sởi vốn là do... máu kinh nguyệt của người mẹ nhiễm vào đứa trẻ khi còn trong bụng. Vì thế, sởi lại được coi là cách duy nhất để gột rửa tự nhiên thứ máu độc hại ấy. Đó cũng là lý do mà suốt một thời gian dài ở phương Tây, người ta cố ý cho các em bé sơ sinh mắc sởi.

Trong suốt hơn 600 năm sau thời của Rhazes, gần như những ghi chép về sởi không có nhiều. Chỉ tới nửa sau của thế kỷ XVII, khi dịch sởi xuất hiện ở Boston năm 1657, người ta mới lại chú ý tới nó.

Đúng 100 năm sau, bằng việc thí nghiệm lấy máu của một đứa trẻ mắc sởi truyền sang người khác, bác sĩ người Scotland - Francis Home đã chứng minh được rằng, có sự tồn tại một tác nhân trong máu gây nên bệnh sởi ở người.

Tới năm 1846, bác sĩ Peter Ludvig Panum (người Đan Mạch) khi được Chính phủ phái tới quần đảo Faroe nghiên cứu căn bệnh này đã đưa ra 4 dấu hiệu đặc trưng của người bệnh mắc sởi, gồm: Ban đỏ nổi sau 12-14 ngày tiếp xúc với mầm bệnh; bệnh lây qua ho, hắt hơi; khả năng lây bệnh cao nhất là 3-4 ngày trước khi nổi ban; người đã từng mắc sởi sẽ miễn dịch với bệnh này suốt đời.

Vào thời bấy giờ, phần lớn trong số những người này qua đời vì biến chứng đáng sợ của sởi như viêm phổi, nhiễm trùng tai, tiêu chảy hay viêm loét giác mạc.

Năm 1878, những bộ lạc người Mỹ bản địa cũng trở thành nạn nhân của dịch sởi, điển hình là tộc người Yuma sống dọc bên bờ sông Gila phía Nam Arizona. Không lâu sau đó, chỉ riêng năm 1916, dịch sởi bùng phát mạnh trên toàn nước Mỹ và giết chết 12.000 người trong đó có tới 75% là trẻ em dưới 5 tuổi.

Hơn 35 năm sau, dịch sởi đã tấn công tới tận đảo Greenland, Đan Mạch. Dịch bệnh khủng khiếp tới nỗi 99,9% người dân ở đây lên sởi. Trong số 4.262 cư dân, chỉ có duy nhất 5 người trên đảo thoát khỏi căn bệnh này.  

Tuy nhiên, cũng chính trong đại dịch, người ta đã phát minh ra một phương pháp chữa trị sởi tương đối hiệu quả. Đó là tiêm gamma globulin (một loại protein giàu kháng thể) vào người bệnh, giúp làm giảm khả năng tử vong vì sởi.

Năm 1954, hai nhà khoa học là Franklin Enders và Thomas Peebles đã phân lập được virus sởi từ cậu bé 13 tuổi - David Edmonston. Từ đó tới nay, có khoảng 21 chủng virus sởi đã được phát hiện trên toàn cầu, phổ biến nhất là virus thuộc chi Morbillivirus. Trong điều kiện nhiệt độ phòng, virus sởi sống được tới 34 giờ đồng hồ.

Ngày 15/10/1958, Sam Katz - một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từng làm việc cùng Thomas Peebles đã cho thử nghiệm phiên bản vắc-xin sởi đầu tiên, vốn dựa trên mẫu virus được phân lập 4 năm về trước.

Đối tượng được tiêm vắc-xin thử nghiệm là 11 trẻ em khuyết tật ở Boston. Tuy nhiên, thử nghiệm không hoàn toàn thành công vì 9 em sau khi tiêm vẫn có các dấu hiệu và triệu chứng của sởi nhẹ. Điều này chứng tỏ virus dùng trong kháng sinh đã yếu hơn rất nhiều.  

Vào năm 1963, vắc-xin sởi đầu tiên chính thức được cấp phép sử dụng tại Mỹ có tên là Edmonston B. Tuy nhiên, vắc-xin này gây ra khá nhiều phản ứng phụ như phát ban, sốt cao nên sau này, nhiều loại vắc-xin mới đã được cải tiến ra đời như Schwarz và Attenuvax…  

Hiện nay, loại vắc-xin thông dụng nhất ra đời từ năm 2005 có tên MMRV. Đây là vắc-xin thích hợp cho nhiều loại bệnh cùng lúc bao gồm sởi, quai bị, rubella, thủy đậu.

Những đại dịch sởi bùng phát trong lịch sử thế giới:

Vắc-xin chống sởi MMR ra đời năm 1988 đã giúp thế giới ngăn ngừa bệnh sởi. Tuy nhiên, trong nhiều năm sau đó, người ta vẫn nghi ngờ về công hiệu của loại vắc-xin này đối với trẻ em. Điều này đồng nghĩa với tình trạng các bậc phụ huynh e ngại và không đưa con em đi tiêm phòng sởi. Đó chính là lý do chủ yếu khiến đại dịch sởi nhiều lần bùng phát trên thế giới.

Các bệnh - Bệnh sởi hoành hành trong lịch sử nhân loại như thế nào (Hình 2).

Việc phụ huynh nghi ngờ về công hiệu của loại vắc-xin và không đưa con em đi tiêm phòng sởi là lý do chủ yếu khiến đại dịch sởi nhiều lần bùng phát trên thế giới.

 

Dịch sởi bùng phát nhiều lần ở Mỹ

Trong lịch sử dịch sởi, từ năm 1878, bộ lạc người Mỹ bản địa đã trở thành nạn nhân của dịch sởi, điển hình là tộc người Yuma sống dọc bên bờ sông Gila phía Nam Arizona. Đến năm 1916, dịch sởi bùng phát mạnh trên toàn nước Mỹ và giết chết 12.000 người trong đó có tới 75% là trẻ em dưới 5 tuổi.

Dịch sởi từng xảy ra tại Mỹ trong thời gian từ 1989-1991, với hơn 55.000 trường hợp nhiễm sởi và 123 người đã tử vong.

Trong giai đoạn 2001-2011, nước Mỹ ghi nhận tổng số 911 ca mắc sởi, trung bình chưa tới tỉ lệ 1/1 triệu người dân.

Sau gần một thập kỷ, gần như loại bỏ hoàn toàn căn bệnh sởi nhờ vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em trên diện rộng. Tuy nhiên tới năm 2013, nước Mỹ bất ngờ chứng kiến sự bùng phát trở lại của dịch bệnh này với 174 trường hợp nhiễm bệnh, gấp ba lần mức trung bình 60 ca/năm trong vòng 10 năm.

Đại dịch sởi những năm 1990

Trong ba năm từ năm 1989 đến 1991, đại dịch sởi bùng phát. Theo thống kê có tất cả 55.622 trường hợp nhiễm bệnh. Chủ yếu trong số đó là trẻ em dưới 1 tuổi và người dân ở những nơi chưa được tiêm chủng phòng ngừa như Tây Ban Nha hoặc Utah, Nevada (Mỹ)...

Dịch sởi năm 2008 tại Israel

Theo thống kê từ giữa tháng 8/2007 đến tháng 5/2008, có khoảng 1.000 ca nhiễm bệnh sởi ở Israel. Nhiều trẻ em trong cộng đồng người Do Thái chính thống đã bị nhiễm bệnh nặng do tỉ lệ tiêm chủng thấp.

Dịch sởi năm 2007 và 2011 tại Canada

Vào mùa xuân và mùa hè năm 2007, phía Nam tỉnh Quebec (Canada) đã chứng kiến sự bùng phát bệnh sởi, chỉ có 94 bệnh nhân mắc sởi.

Tuy nhiên vào năm 2011, Quebec trải qua dịch sởi lớn nhất tại châu Mỹ kể từ năm 2002. Theo thống kê, có tổng số 776 trường hợp nhiễm sởi, trong đó 615 trường hợp không được tiêm phòng.

Dịch bệnh bùng phát vào ngày 8/1, ngay sau đó, ngành Y tế Canada phải tung ra một chiến dịch tiêm phòng đại trà và đến tận ngày 22/12 mới kiểm soát được dịch sởi.

Dịch sởi tại Pháp năm 2011

Năm 2011, Pháp trải qua một đợt bùng phát dịch sởi trên diện rộng do nhiều trẻ em không được tiêm phòng dịch.

Theo thống kê do tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 21/4/2011, Pháp đã ghi nhận 4.937 trường hợp mắc sởi trong 3 tháng đầu năm 2011, một con số quá lớn so với 5.090 trường hợp trong cả năm 2010.

TS. Rebecca Martin, phụ trách chương trình vắc-xin phòng bệnh EU của WHO, cho biết: “Khoảng 30% trẻ em Pháp đã không được tiêm chủng”.

Những đại dịch sởi ở châu Âu

Năm 1951, dịch sởi đã tấn công đảo Greenland, Đan Mạch. Dịch sởi khủng khiếp đã khiến 99,9% người dân ở đây đều mắc bệnh. Trong số 4.262 cư dân, chỉ có duy nhất 5 người trên đảo thoát khỏi căn bệnh này.

Mặc dù đến năm 1988 đã có vắc-xin chống sởi nhưng châu Âu vẫn chứng kiến sự gia tăng bệnh sởi từ năm 2011 với các đại dịch lớn xảy ra ở Pháp, Romani và Ukraine. Ngoài ra, còn có nhiều đợt dịch lớn bùng phát năm 2013 ở Azerbaijan, Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Nga.

Tổ chức Y tế thế giới cũng ghi nhận trên 26.000 trường hợp bệnh sởi tại 36 quốc gia châu Âu từ tháng 1-10/2011, với 83% xảy ra ở Tây Âu, trong đó 9 trường hợp tử vong và 7.288 ca nhập viện.

Tại Bulgaria, dịch sởi bùng phát mạnh nhất. Bà Martin cho biết: “Có một ổ dịch lớn vào đầu tháng 4/2009 và kéo dài tới năm 2010 với hơn 24.000 trường hợp mắc bệnh và 24 người chết tại Bulgaria”.

Các cơ quan chức năng nước Anh cũng xác nhận, có 53 trường hợp mắc sởi trong những tháng đầu năm 2011 và một số trường hợp mắc bệnh là do đi du lịch tới các nước có dịch sởi.

Dịch sởi bùng phát ở châu Phi

Cộng hòa Dân chủ Congo xuất hiện dịch sởi lớn nhất trong năm 2013 kể từ trước đến nay. Cộng hòa Dân chủ Congo đứng đầu danh sách dịch sởi năm 2011 với hơn 134.000 trường hợp và năm 2012 với gần 74.000 trường hợp. Những trường hợp này có thể chỉ đại diện ít hơn 1/10 số ca thực tế. Năm 2013, bộ Y tế nước này báo cáo 54.000 ca bệnh và gần 800 trường hợp tử vong.

Nigeria cũng đối mặt với dịch bệnh sởi trên quy mô lớn toàn quốc với gần 29.000 trường hợp tập trung vùng Tây Bắc nhưng lan rộng tất cả các bang của Nigeria.

Theo tổ chức Y tế thế giới, các quốc gia Châu Phi khác cũng bị dịch sởi hoành hành diện rộng gồm Angola, Benin, Cộng hòa Trung Phi, Cameroon, Congo, Ethiopia, Gabon, Kenya, Mali, Sudan, Togo and Uganda.

Ban sởi có màu đỏ, dạng sần nổi trên bề mặt da. Ban thường xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, ngực, bụng và toàn thân. Ban sẽ tự biến mất theo đúng thứ tự đã mọc và để lại vết thâm tại vùng đã mọc.

Khi phát hiện người bị sởi, cần cách ly và chăm sóc bệnh nhân cẩn thận, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm có chứa vitamin A.

Nên đưa người bệnh tới cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Cách phòng sởi tốt nhất là tiêm đầy đủ vắc-xin phòng sởi theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. 

Ngân Hà (tổng hợp)
 

Bệnh sởi: Dấu hiệu không thể bỏ qua và cách phòng tránh tốt nhất

Thứ 7, 04/11/2017 | 06:29
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với trẻ nhỏ như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt... Cần nhận biết dấu hiệu của bệnh sởi và có cách phòng tránh tốt nhất.

Người mắc bệnh sởi nên ăn và kiêng ăn những gì?

Thứ 5, 02/11/2017 | 08:20
Chế độ ăn uống trong giai đoạn mắc bệnh sởi giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sởi. Nếu không cung cấp dinh dưỡng đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Cùng tác giả

Đa sắc: Quan chức mất việc vì lì xì "khủng", cầu “thọ” 100 tuổi ra đi khi vừa khánh thành

Thứ 3, 20/03/2018 | 14:55
Một số quan chức ở Trung Quốc đã mất việc sau khi nhận số tiền mừng tuổi “vượt quá một khoản tiền được coi là hợp lý”.

Bỗng dưng được... chuyển giới, chuyện không mới ở bệnh viện

Thứ 4, 17/01/2018 | 21:05
Thời gian qua xảy ra một số trường hợp nam giới siêu âm thấy... buồng trứng, tử cung; được chỉ định khâu âm đạo hoặc bị sảy thai tự nhiên. Có lẽ bên cạnh việc đề ra tiêu chuẩn về kỹ năng tin học văn phòng cho người đánh máy, ta cũng nên xem xét lại trách nhiệm của các bác sĩ trong việc đặt bút ký vào tờ phiếu kết quả phát cho bệnh nhân.

Hãi hùng “sông tuyết” Hà Nam: Giờ ai dám mơ “về úp mặt vào sông quê”?

Thứ 5, 04/01/2018 | 20:00
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, rác thải, thậm chí cả chất thải kim loại nặng… đã và đang bức tử những dòng sông, kéo theo đó là cái chết của những “bờ xôi, ruộng mật” nằm dọc lưu vực.

Đề xuất làm đường tránh cho gia súc: Lợi cho tài xế?

Thứ 7, 16/12/2017 | 14:00
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đề nghị sở Giao thông lên phương án làm đường tránh cho gia súc trên một số tuyến quốc lộ.

Bán mỹ phẩm thu 344 tỷ né thuế 9,1 tỷ đồng: Tảng lờ trách nhiệm

Thứ 4, 13/12/2017 | 18:39
Việc một cá nhân kinh doanh trên mạng vừa bị cục Thuế TP.HCM truy thu số tiền 9,1 tỷ đồng khiến nhiều người bất ngờ, bởi dù có doanh thu lên đến 344 tỷ đồng trong năm 2016, người phụ nữ này vẫn tìm cách né thuế.