Bị cắt bỏ

Bị cắt bỏ "hộp chứa tinh binh" vì bệnh xoắn tinh hoàn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
0
Ngày 22/10, Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) cho biết, cuối tuần qua một thiếu niên 16 tuổi không cứu được tinh hoàn vì đến bệnh viện muộn khi bị bệnh xoắn tinh hoàn.

Bố mẹ bệnh nhân cho biết, thấy hai bên mang tai của cậu con trai sưng to, sau đó em than đau bìu, nghĩ bệnh quai bị nên gia đình đã đưa đến thầy lang chữa trị.

"Chữa được hai ngày thì em thấy đau nhiều ở tinh hoàn nên được gia đình đưa vào bệnh viện", bệnh nhân nói.

Xã hội - Bị cắt bỏ 'hộp chứa tinh binh' vì bệnh xoắn tinh hoànHình vẽ tinh hoàn bị xoắn.

Bác sĩ của Bệnh viện Bình Dân (TP HCM), cho biết, bệnh nhân đến bệnh viện cuối tuần qua trong tình trạng hai tinh hoàn đã bị tổn thương nặng.

"Nguyên nhân dẫn đến tổn thương là do chứng xoắn tinh hoàn. Bệnh nhân đến bệnh viện quá muộn khiến tinh hoàn đã teo lại không thể cứu chữa nên phải cắt bỏ", bác sĩ nói.

Các bác sĩ cho biết, xoắn tinh hoàn là bệnh thường gặp ở tuổi sơ sinh hoặc tuổi dậy thì (10-15 tuổi). Tinh hoàn xoắn khiến máu không đến được cho nên tinh hoàn nhanh chóng bị hoại tử. Bệnh có biểu hiện đau đột ngột một bên bìu, sưng to vùng bìu và thường kèm theo ói.

Thời gian vàng điều trị là trong 6 giờ đầu tính từ lúc có biểu hiện đau. Nếu đến sớm, hầu hết bệnh nhân cứu được tinh hoàn. Vào viện trong khoảng 6-12 giờ sau đau, khả năng cứu còn 50%. Đến bệnh viện sau một ngày sẽ không cứu được.

Vì vậy khi "túi bi đôi" của teenboys đột nhiên bị sưng to kèm theo cảm giác đau đớn thì phải đến bệnh viện ngay lập tức vì rất có thể bạn đã bị xoắn tinh hoàn.

Hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh xoắn tinh hoàn mà còn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Một trong những yếu tố dễ dẫn đến hiện tượng này là do sự chuyển đổi đột ngột nột tiết tố trong cơ thể khi bước vào lứa tuổi dậy thì.

Ngoài ra là do tinh hoàn quá di động (lúc sờ có trong túi bi đôi lúc lại không có). Trong thời kỳ bào thai, tinh hoàn nằm trong ở bụng. Trong suốt quá trình phát triển, tinh hoàn di chuyển dần vào trong túi bi đôi, kéo theo mạch máu nuôi dưỡng nó và các thành phần liên quan. Kết quả là tinh hoàn được treo lủng lẳng trong túi bi đôi như quả lắc đồng hồ, dễ bị xoắn hơn. Dần về sau tinh hoàn sẽ càng được cố định vững chắc hơn. Đây cũng là lí do giải thích tại sao xoắn tinh hoàn thường xảy ra nhiều ở trẻ em và lứa tuổi dậy thì.

Vì vậy, để phòng tránh xoắn tinh hoàn teenboys cần kiểm tra "túi bi đôi" của mình thường xuyên. Nếu thấy "túi bi đôi" thỉnh thoảng bị trống chỉ có 1 bên thì bạn cần phải đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Ngọc Linh

“Hãy khám phá ngay thế giới vui nhộn “Dr.Thanh City” trong không gian 3D mê hoặc khi truy cập vào website http://www.tradrthanh.com hoặc facebookhttp://www.facebook.com/trathaomocDr.Thanh! Chương trình sẽ kéo dài tới ngày 30/01/2012. Nhanh tay để có được rất nhiều phần thưởng hấp dẫn như Ipad, Iphone, máy chụp hình kỹ thuật số…từ “Dr Thanh City”.