Mối tình đậm chất 'liêu trai' của 'bà trùm' đất Cảng

Mối tình đậm chất 'liêu trai' của 'bà trùm' đất Cảng

Thứ 3, 06/08/2013 | 10:19
0
Một lần về Hải Phòng chơi, tôi được anh bạn trong “chốn giang hồ” chỉ vào một người phụ nữ dáng cao, nước da trắng, đôi mắt buồn và nói "người yêu" của chị Dung đấy. Vốn biết đôi chút về con người "chị Dung", tôi hiểu ngay, đó là người yêu tin đồn, đồng tính của Vũ Thị Kim Dung, tức Dung "Hà" - "bà trùm" giang hồ đất Cảng.

Lan man thế nào, tôi lại được nghe kể về các cuộc tình của chị. Người thứ nhất đã chết trong ma tuý với ngập ngụa nợ nần tình đời, tình người và vật chất. Người thứ hai thì mất tăm trong giới giang hồ... Bây giờ, trên "bản đồ" giang hồ đất Cảng, chẳng còn những cái tên ấy nữa. Người đàn bà giang hồ nhưng đầy tự tin này đã chết bởi toan tính "nổi loạn" và tham vọng "bá chủ" của mình. Giang hồ đất Cảng vẫn gọi Dung "Hà" là chị. Và, trong loạt bài này, tôi cũng dùng đại từ nhân xưng đó. Những cuộc tình mờ ảo và con đường của một trùm giang hồ “Nam chinh, Bắc chiến” đến giờ không phải ai cũng biết...

Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi nhớ đến một người, giờ là thượng tá của lực lượng vũ trang, anh sống cùng thời với "bà trùm" và biết rất nhiều về người đàn bà giang hồ này. Vị thượng tá này cũng từng kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện liên quan đến cách quản lý sòng bạc của "bà trùm". Còn Thiếu tướng Nguyễn Văn Thụ, người có 10 năm giữ chức Giám đốc Công an thành phố được mệnh danh là nơi "sản sinh" ra giang hồ này thì nhận xét: "Đó là người phụ nữ bản lĩnh, biết sống và chăm sóc, yêu thương người yếu hơn mình. Giá như đi đúng hướng, cuộc đời người phụ nữ này sẽ làm được nhiều việc có ích cho xã hội chứ không phải là "bà trùm" tai tiếng".

Con đường “khởi nghiệp”

Thật ra, trong hồ sơ của công an đất Cảng, Dung "Hà" có tên thật là Vũ Thị Kim Dung, SN 1956, ở phố Trạng Trình, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng. Xét lý lịch thì, "bà trùm" sinh ra trong một gia đình bình thường, cuộc sống cũng bình thường. Chỉ có điều, càng lớn thì Dung càng không giống thiếu nữ mà có nhiều tính cách của nam giới. Dung trầm tính và hay bênh vực những bạn gái cùng trang lứa bị bạn trai hoặc đám con trai lớn hơn bắt nạt. Đi học, Dung thường xuyên gây hấn với những bạn trai ngổ ngáo và sẵn sàng đánh nhau với bạn trai. Đã nhiều lần, phụ huynh "được" mời đến diện kiến ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm vì học sinh nữ lại đi đánh nhau với học sinh nam.

Những năm 70 của thế kỷ trước, đó là chuyện tối kỵ, không thể chấp nhận được. Thế nhưng, Dung vẫn sống, lớn lên với cá tính và sự "nổi loạn" của riêng mình, vẫn đánh nhau khi bị bọn con trai trêu ghẹo, vẫn bênh bạn gái khi thấy họ bị bắt nạt. Và, thế là, ngay trong những ngày còn đi học phổ thông, Dung đã có cái gì đó khác các bạn nữ rất nhiều. Học hết lớp 7 (ngày đó, lớp 7 là cuối cấp 2  - hệ phổ thông là 10 năm  - tương đương với THCS bây giờ), Dung bắt đầu những "trò nghịch" của con trai như bảo vệ bạn gái, cùng con trai đi chơi, đi xem các "thủ thuật" xấu ở bến xe Tam Bạc, chợ Sắt.

Xã hội - Mối tình đậm chất 'liêu trai' của 'bà trùm' đất Cảng

Đây là hình ảnh "bà trùm" năm 1992, trong một buổi lấy cung của công an TP. Hải Phòng.

Và rồi không lâu sau, Dung thích và gia nhập với nhóm người xấu ở đây. Trước đó, "công việc" của Dung là đi học, về làm việc nhà - vì là em út; nghỉ học, "công việc" của Dung là lang thang ở bến xe, chợ Sắt, tìm xem ai sơ hở thì móc túi. Thậm chí, Dung còn cùng với một đám choai choai khác, tạo ra "sự kiện" để giật túi, cướp tiền của người đi chợ, của hành khách vào bến mua vé xe... Ngày đấy, Dung có vẻ đắc thắng với những "trò tiêu khiển" rẻ tiền, vi phạm pháp luật, đạo đức ấy. Thực chất, cuộc sống giang hồ của một nữ vị thành niên, thành niên như Dung, thời ấy làm người ta xa lánh, "sợ sệt" hơn là ghét bỏ. Người ta tránh xa Dung, bởi tâm lý "không dây với hủi". Dung đã từng "sống tốt" trong một thời gian dài vì người ta "không dây với hủi" và vì giang hồ không "đụng" phụ nữ.

"Khởi nghiệp" với sự "nổi loạn" ấy, Dung "thu" về là tính cách đàn chị, được đàn em (cả nam lẫn nữ) rất hâm mộ, để rồi, khi tha phương cầu thực ở đất khách, Dung chết vì tham vọng "bá chủ" giang hồ, về cái tính đàn chị của mình. Chết dưới tay một giang hồ đàn anh kết nghĩa...

Mất tình đầu, được cái danh

Thực chất, khi mới "khởi nghiệp" giang hồ, Dung "Hà" chỉ là hạt cát ở chợ Sắt, bến xe Tam Bạc mà thôi. Đám du đãng nhãi nhép của Dung bị đám đệ có chút danh giang hồ của Hùng "chim chích" - tức Nguyễn Văn Hùng (SN 1953, ở Cát Dài, Lê Chân) lấn lướt. Dung rất bực và tìm gặp bằng được "thủ lĩnh" của đám đệ tử này. Hùng "chim chích" là biệt danh song rất đúng với cái dáng vẻ nhỏ thó, gầy gò nhưng khá nhanh của y.

Hùng có nhiều tiền án, tiền sự và chợ Sắt, bến xe Tam Bạc là "nhà" của y từ lâu. Y chỉ đạo vài nhóm đệ tử "ăn, sống" ở bến xe và chợ bằng nghề móc túi, chôm, cướp đồ. Trước khi gặp Dung, Hùng đã có một đời vợ, 2 đứa con nhưng Hùng bỏ vợ con theo giang hồ và ở nhà tù suốt. Thấy bảo, thỉnh thoảng y cũng gửi tiền về cho vợ nuôi con. Song, đó là thời gian "kiếm" được; còn bình thường thì nuôi thân và "nuôi quân", vợ con là cái gì đó thật sự xa xỉ với Hùng.

Trai giang hồ, gái tứ chiếng gặp nhau và đến với nhau như một lẽ dĩ nhiên trong sự khinh khi của người đời. Hùng từng trải, còn Dung thì là gái mới lớn, đầy năng lượng, nhiết huyết, đam mê của mối tình đầu. Họ đã có những ngày tháng khá hạnh phúc. Với giang hồ thì Dung cũng đã bắt đầu "lên số" vì là người tình của Hùng "chim chích" - một tên tội phạm "số má". Dung cùng người tình lên kế hoạch, chỉ đạo đám đàn em hoạt động phạm pháp ở chợ Sắt, bến xe Tam Bạc rất bài bản. Đứa nọ giám sát đứa kia hoạt động, Dung và Hùng chỉ ở nhà đợi "chiến lợi phẩm" mang về rồi cùng chia, ăn chơi phè phỡn. Ngoài ra, đám đàn em của Dung cũng được "thơm" lây. Chúng được đi thu tiền bến bãi, "thu tô" của các tiểu thương ở chợ Sắt, nhất là những người thỉnh thoảng mới đến chợ bán hàng.

Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, cuối ngày, Dung và Hùng "chim chích" thu được vài trăm, thậm chí là cả nghìn đồng (thời kỳ chưa đổi tiền, tiền lương tháng của công chức chỉ vài chục đồng). Tiêu xài, chia cho đàn em, gửi về quê cho vợ con... tiền thừa chẳng biết làm gì, Hùng bắt đầu sa vào các tệ nạn xã hội, gồm "chơi" gái mại dâm, cờ bạc và sử dụng chất ma tuý. Có thời gian, Hùng đi uống rượu liên miên, hết tối sang ngày, Dung khuyên can thế nào cũng không được. Tình đầu bắt đầu bớt đắm say. Tiếp theo đó, Hùng lấy tiền của cả nhóm đi chơi bạc.

Theo Dung, Hùng có thể "hô mưa, gọi gió" với đám đàn em, với đám du đãng ngoài xã hội chứ vào sòng bạc, Hùng là một "con ếch pha cóc". Hùng bị thua đến mức, bị lột cả cái quần Jean "xịn". Thua nhiều lần, đám đệ tử "kiếm" được ít dần, tiền để dành không còn, Hùng bắt Dung đưa tiền không được, quay sang "chơi" gái để trêu tức Dung. Tên giang hồ mạt hạng này còn dẫn gái về ngủ trên giường của Dung và hắn đã từng lần đầu yêu nhau. Bản tính “đàn ông” trỗi dậy, Dung mặc kệ hắn với người đàn bà ấy. Biết không làm Dung ghen được, hắn quay lại năn nỉ để lấy tiền tiêu xài, đi chơi bạc. Mủi lòng, Dung cấp cho hắn. Chơi bạc chưa đủ "thú chơi", Hùng được bạn bạc xấu rủ đi hưởng thụ nàng tiên nâu - hút thuốc phiện - cho quên hết sự đời. Thế là nghiện. Cũng có ý cho rằng, mối tình đầu đã đưa đến một số phận mới cho “bà trùm” để rồi sau này, giang hồ Nam - Bắc phải điên đảo với hai chữ Dung Hà.

Cuộc “ly khai” quyết đoán

Tuổi trẻ, tính cách quyết đoán, biết "làm ăn", sự nồng nhiệt, đắm say của tình đầu cũng không làm Dung kéo được Hùng ở lại với mình, thay đổi được cái tính cách côn đồ cố hữu trong con người Hùng. Dung quyết định chia tay mối tình đầu trong đắng cay. Thế nhưng, Hùng không cho Dung chia tay mình với câu nói nổi danh giang hồ rằng: "Tao cho mày cái danh giang hồ, mày phải dùng cái danh ấy để cung phụng tao. Tao chán thì tự bỏ đi, mày không có quyền...".

Nghe đến đó, Dung hiểu, cái sự cùn của thằng giang hồ nghiện, đành chấp nhận vừa "làm", vừa cung phụng hắn nhưng tình thì chấm dứt. Dung không phàn nàn, kêu ca nhưng đám đệ tử của Dung và Hùng đều khuyên rằng: "Chị bỏ lão ấy đi, tự gây dựng "giang sơn" cho mình. Lão ấy "thối" rồi, "ăn xác chết" sao được". Biết chuyện, Hùng chửi bới bọn đàn em tới mức không còn từ gì để chửi nữa. Những đệ tử trung thành nhất của Hùng cũng đã theo Dung. Và rồi, Dung tuyên bố con số mà Hùng "đốt" của cả nhóm vào cờ bạc, gái gú, ma tuý... làm cả đám đàn em "xanh mắt". Liền với đó, Dung tuyên bố "ly khai" khỏi Hùng, kết thúc mối tình đầu say đắm, đẹp như mơ nhưng không hề có đích.

Nhóm phóng viên

Kỳ 2: Người tình "nhào nặn" Dung thành "bà trùm"

Chuyện liêu trai về dải đất nhiều người 'chết trẻ'

Thứ 4, 31/07/2013 | 11:25
Được quy hoạch cho người làng ra sinh sống được khoảng chục năm, khu xóm mới (thuộc thôn An Trụ, xã An Thịnh, Lương Tài, Bắc Ninh) khá khang trang.

Giải mã bí ẩn ở khu rừng liêu trai giữa Đà thành

Thứ 4, 03/07/2013 | 14:59
"Làng tôi nước mắm Nam Ô, nếm chút mê say, biển xanh hương muối mặn mà, gừng cay nhắn với ai ơi nhớ về cội nguồn…". Nam Ô đã đi vào trong âm nhạc bình dị như vậy, nhưng khách đến đây ít ai biết về những lời nguyền liêu trai về khu rừng mang tên "Rú Cấm".

Góc khuất cuộc đời “kẻ điên” chuyên viết nhạc liêu trai

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Từng có 4 người vợ và mái ấm gia đình hạnh phúc, nhưng giờ thì Ngọc Đại phải thu mình cô độc trong căn nhà vắng tiếng người, chỉ có âm nhạc làm tri kỷ.

Chuyện liêu trai ở ngôi chùa tổ cổ nhất miền Trung (Kỳ cuối)

Thứ 2, 08/04/2013 | 09:51
Không phải ngẫu nhiên mà người đời ngợi ca đất võ Bình Định là mảnh đất kiến tạo văn hoá, nơi khởi nguồn của những câu chuyện cổ tích. Biết bao thế hệ cư dân quần tụ trên mảnh đất thiêng đầy linh khí ấy đã để lại lớp trầm tích văn hoá, kiến tạo nên một vùng địa linh nhân kiệt độc nhất đất Việt.

Chuyện liêu trai ở ngôi chùa tổ cổ nhất miền Trung

Thứ 2, 25/03/2013 | 09:25
"Đất An Nhơn gió quyện mây lành/ Ngôi Thập Tháp ngàn năm in bóng...". Những vần thơ trên gợi nhắc về vùng đất An Nhơn (Bình Định) với ngôi Thập Tháp cổ tự nổi tiếng gần xa. Theo một số nhà nghiên cứu, đây là ngôi chùa tổ cổ nhất miền Trung thuộc dòng thiền Lâm Tế. Nơi đây cũng lưu truyền không ít câu chuyện nhuốm màu sắc liêu trai về "hòn đá chém" được các quan tư pháp nhà Nguyễn dùng làm chỗ hành hình những nghĩa sĩ theo phong trào Tây Sơn; hay sự tích hạt lúa khổng lồ có thể tự nảy mầm trổ hạt mà không cần gieo cấy...

Trải nghiệm cảm xúc liêu trai trong Duyên lạ hồn hoang

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Dựa trên tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Chính về một “ông thần” nổi loạn muốn chống phá lại những giá trị sáo mòn, cũ kỹ, đạo diễn Thanh Nga đã mạnh dạn đi ngược lại “người xưa” khi cho “ông tượng” những khao khát yêu thương rất gần gũi với con người.