"Biển lặng trước giông tố": Mua S-400 từ Nga sẽ là "sai lầm chí tử" của Thổ Nhĩ Kỳ?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 16/07/2019 | 09:00
2
Mặc dù S-400 là vũ khí rất tinh vi khi có thể bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình - nhưng chúng không thể tạo thành một mạng lưới phòng thủ tích hợp cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiêu điểm - 'Biển lặng trước giông tố': Mua S-400 từ Nga sẽ là 'sai lầm chí tử' của Thổ Nhĩ Kỳ?

S-400 là một quyết định tranh cãi của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sai lầm của Tổng thống Erdogan?

Hôm 12/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được lô hàng S-400 đầu tiên từ Nga, một hệ thống phòng thủ tên lửa vốn được thiết kế để bắn hạ các máy bay NATO.

Viết trên Haaretz, Tiến sĩ Simon A. Waldman từ trường King's College London (Anh) cho rằng thương vụ là một sai lầm chiến lược, mà có lẽ là sai lầm tồi tệ nhất của Ankara kể từ sự kiện xâm chiếm đảo Síp năm 1974.

Ở thời điểm đó, Ankara phải đối mặt với sự lên án của quốc tế, lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ và sự suy giảm mạnh mẽ trong quan hệ với phương Tây, nhất là từ Liên minh châu Âu.

Mặc dù đã nhận cảnh báo nhiều lần rằng việc mua S-400 có thể sẽ dẫn đến sự giảm cấp quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Ankara vẫn kiên định với lựa chọn của mình. Điều này đã đặt ra câu hỏi tại sao?

Đã có lời giải thích cho rằng, đó là sự mất niềm tin của Thổ Nhĩ Kỳ vào Mỹ, đặc biệt là kể từ khi Washington ủng hộ người Kurd ở Syria. Ankara cũng tức giận vì giáo sĩ Fetullah Gulen – người bị cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính năm 2016 - vẫn chưa phải đối mặt với một quyết định dẫn độ từ phía Mỹ.

Cũng có những lập luận về cái gọi là lòng tự tôn của Ankara đối với Washington và thương vụ S-400 là một cách khẳng định quyền tự chủ của nước này.

Theo Tiến sĩ Waldman, giới quan sát coi vấn đề S400 là sự thể hiện quyền mua vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ từ bất cứ ai mà họ lựa chọn.

Thêm vào đó là khuynh hướng của Thổ Nhĩ Kỳ - đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Recip Tayyip Erdogan - đó là mong muốn nhìn thấy đất nước mình độc lập với quỹ đạo của cả Mỹ và Nga, đồng thời hướng tới vị thế là quốc gia lãnh đạo thế giới Hồi giáo.

Trước đó, các thuyết âm mưu ở Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc rằng chính Mỹ là quốc gia đứng sau cuộc đảo chính năm 2016. Khi đó, những chiếc F-16 do Mỹ sản xuất, được chỉ huy bởi lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã ném bom tòa nhà Quốc hội trong đêm đảo chính.

Bởi vậy, Thổ Nhĩ Kỳ cần các vũ khí không phải của NATO để Chính phủ có thể tự bảo vệ mình trước rủi ro các cuộc lật đổ quyền lực khác trong tương lai.

Nếu lập luận này thực sự đại diện cho suy nghĩ của Ankara, thì nó sẽ nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ coi kẻ thù trong nước là mối đe dọa lớn, thậm chí là lớn hơn cả kẻ thù bên ngoài.

Đây là một dấu hiệu và là triệu chứng của một quốc gia “yếu” – gần như không phải là quốc gia mà các đồng minh truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ nên xem là đối tác chiến lược hiệu quả, Tiến sĩ Waldman nêu quan điểm.

Tiêu điểm - 'Biển lặng trước giông tố': Mua S-400 từ Nga sẽ là 'sai lầm chí tử' của Thổ Nhĩ Kỳ? (Hình 2).

Thổ Nhĩ Kỳ đã có quan hệ sâu sắc hơn với Nga kể từ sau sự cố bắn hạ máy bay ở Syria năm 2015.

Lãng phí 2,5 tỷ USD?

Tổng thống Erdogan có lẽ nghĩ rằng ông đã giành được những nhượng bộ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã cùng ông có những tuyên bố hòa dịu trong cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tháng trước. Tuy nhiên, ông Erdogan có thể đang sai lầm.

Giờ đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức nhận được lô hàng S400 đầu tiên, Washington có nghĩa vụ phải thực hiện ít nhất một số biện pháp trừng phạt theo Đạo luật CAATSA.

Chúng có thể bao gồm việc ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ nhận các khoản vay từ các tổ chức tài chính của Mỹ hoặc quốc tế, từ chối thị thực và giấy phép xuất khẩu, từ chối mua tài sản và thậm chí cấm giao dịch ngân hàng thông qua các tổ chức tài chính Mỹ.

Và tất cả những điều này sẽ xảy ra trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang ở trong tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Về mặt quân sự, S-400 đại diện cho sự lãng phí 2,5 tỷ USD. Mặc dù S-400 là vũ khí rất tinh vi - chúng có thể bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình - nhưng chúng không thể tạo thành một mạng lưới phòng thủ tích hợp, Tiến sĩ Waldman nhấn mạnh.

Để làm được mạng lưới như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần có thêm những hệ thống SA-17 tầm trung (BUK) của Nga và các hệ thống SA-24 tầm ngắn. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại chỉ có Rapiers của Anh, MIM-23 của Mỹ, PMADS chế tạo trong nước và các hệ thống radar chủ yếu là của Mỹ, Anh hoặc Pháp.

Có vẻ như S-400 sẽ được đặt tại Ankara. Lợi ích duy nhất của việc triển khai này là trong trường hợp có một cuộc đảo chính khác, khi F16 triển khai ném bom Ankara, S-400 có thể bắn hạ mục tiêu.

Trong trường hợp đặt ở phía đông nam chống lại các vị trí của PKK, lựa chọn này được đánh giá là vô nghĩa, khi PKK không sở hữu các loại vũ khí cần thiết để S-400 cần phải áp chế. Ngoài ra, vị trí này cũng sẽ đặt hệ thống của Nga gần với các căn cứ của NATO, có nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm của vũ khí NATO cho Nga.

Mặc dù không có cơ chế để trục xuất một thành viên NATO, nhưng việc nhận S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ là sự vi phạm niềm tin và khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị cô lập trong các cấu trúc quân sự và dân sự khác nhau của NATO.

Các thành viên NATO sẽ suy nghĩ lại về việc sử dụng các căn cứ và cơ sở hạ tầng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và tìm kiếm các thỏa thuận thay thế ở các quốc gia lân cận như Hy Lạp, Síp và Jordan.

Với căng thẳng liên tục giữa Thổ Nhĩ Kỳ và thành viên EU là Síp và thành viên NATO là Hy Lạp ở Đông Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được coi là một nhân vật phản diện chứ không phải là đồng minh.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí của Nga đã ném mối quan hệ chiến lược của nước này với Mỹ và NATO vào một vực thẳm đen tối mà không có chút ánh sáng hy vọng nào trong tầm nhìn, Tiến sĩ Waldman kết luận.

"Sức mạnh không đủ", liên minh TT Putin- TT Assad khó thấy "ánh sáng chiến thắng" ở Idlib?

Thứ 2, 15/07/2019 | 13:00
Hai tháng không kích dữ dội của lực lượng Chính phủ Syria và Nga đã không mang lại sự tiến bộ lớn nào ở Idlib. Tình hình hiện tại đã phơi bày giới hạn sức mạnh của Syria và Nga.

Căng thẳng S-400: NATO "nên vui mừng" vì Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không Nga?

Thứ 2, 15/07/2019 | 10:22
Trong quan điểm của mình, Tổng thống Erdogan tin rằng S-400 sẽ không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cho Thổ Nhĩ Kỳ mà còn đối với cả NATO.

Vũ khí Nga "mua 1 lợi 2": Không chỉ chống đảo chính, S-400 còn là "cứu cánh duy nhất" của Thổ Nhĩ Kỳ trước hỏa lực NATO?

Thứ 7, 13/07/2019 | 09:33
Trong trường hợp bị NATO quay lưng, hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị vô hiệu hóa từ xa nhưng với một hệ thống S-400 hoạt động độc lập thì không.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.