Bố cứ việc trói ông, con chỉ xin… sợi dây!

Bố cứ việc trói ông, con chỉ xin… sợi dây!

Thứ 6, 02/12/2016 | 10:44
0
Hình ảnh một người cha già bị trói dưới gốc cây được lan truyền trên mạng khiến nhiều người không khỏi bức xúc.

Bức ảnh một cụ ông ở tuổi gần đất xa trời bị trói bằng dây thừng vào thân cây được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội những ngày qua. Mái tóc bạc trắng, cơ thể gầy gò cùng dáng đứng xiêu vẹo khiến người xem không khỏi xót xa. Ngược lại, phía góc của bức ảnh là cảnh tượng anh con trai đang điềm tĩnh ngồi nhìn… bố bị trói.

Hình ảnh tréo ngoe, phản cảm ấy khiến dư luận dấy lên cơn sóng phẫn nộ. Có được thân thể lành lặn, có được sức vóc dẻo dai, có được tất cả những thứ như ngày hôm nay, người con trai đó đều phải mang ơn người bố. Vậy mà anh ta lại dửng dưng trước sự việc như vậy. Đúng là tận cùng của sự vô cảm.

Cafe8 - Bố cứ việc trói ông, con chỉ xin… sợi dây!

 Bức ảnh thương tâm khiến ai cũng phải bức xúc. Ảnh chụp màn hình

Xung quanh bức ảnh đau lòng ấy, người ta thêu dệt khá nhiều câu chuyện. Nào là người cha lỡ pha gói trà mà không xin phép con, nào là người cha lỡ chạm tay vào mười nghìn đồng của con nên bị… phạt. Và cả chuyện những đứa con tranh chấp đất đai nên cột cha lại để gây sức ép. Nhưng dù là lí do gì đi nữa thì hình ảnh người con ngồi dửng dưng nhìn bố bị trói ở gốc cây cũng rất đáng lên án.  

Và đây không phải là trường hợp duy nhất mà con cái phụ bạc, hành hung cha mẹ. Chúng ta từng tức giận tột cùng trước nghịch tử tẩm xăng thiêu đốt mẹ cha trong cơn say. Chúng ta từng uất nghẹn nhìn đứa con khỏe mạnh vừa mắng vừa cầm chổi đánh người mẹ đãng trí,…

Là người ngoài cuộc mà chúng ta đã “nhói tim” đến thế, không biết những bậc sinh thành bị bạo hành bởi chính con đẻ của mình còn đau đớn đến thế nào.

Công ơn cha mẹ với “chín chữ cù lao”: Sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc không phải ai cũng nhớ hết. Có lẽ cha mẹ chỉ mong con cái tạc dạ ghi lòng hai chữ “sinh” và “dưỡng” là đã đủ hạnh phúc rồi.

Ai rồi cũng trải qua và thấm thía cảnh sinh con, nuôi con khôn lớn vất vả nhiều bề. Dù cực khổ, đắng cay thế nào thì chỉ cần những đứa con thuận thảo là yên lòng.

Măc dù chẳng bao giờ muốn “bất hiếu” trở thành căn bệnh có tính di truyền nhưng các bậc tiền bối đã đúc kết: Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy. Không biết người con trai trong bức ảnh có nghĩ đến đứa con của mình cũng đang lẩm nhẩm câu nói: “Bố cứ trói ông, con chỉ xin … sợi dây” không?

“Bố cứ trói ông”  - vì chúng con biết sức mình chẳng thể thay đổi lòng dạ sắt đá, nhẫn tâm, cương quyết của bố. “Con chỉ xin … sợi dây” để sau này bố có già yếu, lỡ đãng trí làm điều gì không phải ý con thì đã có sẵn sợi dây để “báo hiếu” y như cách bố đã làm với ông.

Luật nhân quả trên đời đáng sợ lắm! Ươm quả ngọt sẽ hái trái thơm. Tiếc rằng đứa con trong bức ảnh đã gieo quả đắng thì có lẽ tương lai anh ta chỉ có thể tiếp tục gặt quả đắng mà thôi.

Ngọc Hùng

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Công bằng khác bình đẳng, thưa cán bộ thôn Trung Thôn

Thứ 6, 02/12/2016 | 10:43
Các đoàn cứu trợ đến tận nhà người dân gặp khó khăn ở Quảng Bình để trao tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt, nhưng sau đó bị chính quyền thôn thu lại.

Chúng ta đã công bằng với những người thầy?

Thứ 6, 02/12/2016 | 10:44
Tôi nghĩ, nếu muốn thầy ngưng đánh mắng trò, muốn giáo viên ngưng việc dạy thêm thì tốt nhất hãy thương mại hóa giáo dục.

Công bằng khác bình đẳng, thưa cán bộ thôn Trung Thôn

Thứ 6, 02/12/2016 | 10:43
Các đoàn cứu trợ đến tận nhà người dân gặp khó khăn ở Quảng Bình để trao tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt, nhưng sau đó bị chính quyền thôn thu lại.

Chúng ta đã công bằng với những người thầy?

Thứ 6, 02/12/2016 | 10:44
Tôi nghĩ, nếu muốn thầy ngưng đánh mắng trò, muốn giáo viên ngưng việc dạy thêm thì tốt nhất hãy thương mại hóa giáo dục.