Bộ Giáo dục loay hoay tối ưu đề thi THPT, nhặt hoài không hết

Bộ Giáo dục loay hoay tối ưu đề thi THPT, nhặt hoài không hết "sạn"

Uông Hải Yến
Thứ 3, 10/07/2018 | 06:30
4
Sau đợt chấm thi THPT năm 2018 - 2019, có một vấn đề đặt ra là sự luẩn quẩn trong cách ra đề của 3 năm trở lại đây của bộ GD&ĐT mà ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy.

Trong khi bộ GD&ĐT luôn cho rằng, việc đề thi năm nay chỉ nằm trong chương trình và nằm trong tầm kiến thức của học sinh, nhưng trên thực tế nó đã thể hiện ngay trên kết quả điểm thi của các em.

Một câu chuyện mãi chưa đến hồi kết về việc đề thi THPT quốc gia khó, dễ rồi lại... khó. Điển hình như năm 2016, mức độ đề thi được đánh giá là khá dài đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu cũng như những kiến thức xã hội. Bên cạnh đó, các em cần có khả năng phân tích tính toán cao vì đề Toán khá "lạ" so với mọi năm khiến học sinh lao đao và chất lượng điểm thi không cao cùng rất nhiều điểm liệt môn tiếng Anh. 

Sang năm 2017, tiếp thu ý kiến cũng như đóng góp từ phản ánh của dư luận, bộ GD&ĐT đã có chuyển biến và thay đổi tích cực hơn. Đề thi cũng được đánh giá chung là vừa sức, bám sát nội dung, riêng đề thi của môn Hóa học đã được đánh giá là dễ nhất nên có tới 1.504 thí sinh đạt điểm 10. Theo số liệu thống kê của bộ GD&ĐT năm 2017, cả nước đã có hơn 4.235 điểm 10 ở tất cả các bài thi THPT quốc gia năm 2017. Con số này cao gấp 60 lần số điểm 10 của năm 2016. 

Nhưng cũng chính vì đề thi "dễ thở" hơn, số điểm 10 tăng vọt, việc phân loại học sinh gặp khó khăn và một lần nữa bộ GD&ĐT lại... thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Với lượng kiến thức quá rộng và dài, nhiều học sinh cũng như nhiều chuyên gia đánh giá đề thi năm nay quá khó… Riêng TP.HCM, hơn 80% thí sinh dưới điểm trung bình môn Lịch sử, điểm 10 "nhỏ giọt" ở môn Toán, bất ngờ với những điểm liệt của môn Ngữ văn.

Thử nhìn lại thì sẽ thấy có sự bất ổn trong thi cử của chúng ta. Hơn một thập kỷ thi “3 chung” không được tổng kết, đánh giá, nhưng đùng một cái chuyển sang “2 trong 1”. Đến năm 2017 lại tiếp tục một “cải tiến”, khi gom các môn thi thành bài thi tổ hợp, bài thi trắc nghiệm. Nói là giảm còn 5 môn thi nhưng thực chất vẫn như cũ, thậm chí còn tăng thêm.

Bộ Giáo dục loay hoay tối ưu đề thi THPT, nhặt hoài không hết 'sạn'

Bộ GD&ĐT vẫn đang luẩn quẩn trong cách ra đề thi.

Vậy đối tượng phải "hứng chịu" sự đổi mới này là ai? Cả xã hội lao đao, học sinh hoang mang, không rõ đề sẽ phân hóa đến mức nào, trong khi đó, cái khó đối với các trường hiện nay là mỗi năm, kỳ thi lại có những điều chỉnh, trong khi việc dạy thế nào để thích nghi với những điều chỉnh đó không dễ dàng và cũng gặp khó khăn trong việc định hướng ôn tập.

Nói chung chung thì thầy và trò không hình dung ra, học sinh cũng không "đuổi" kịp những thay đổi của bộ GD&ĐT. Dù định dạng đề thi năm 2018 giống năm 2017 nhưng cấu trúc của đề thi của các năm tới thì không một ai dám khẳng định giống như trước. Và có một thực tế là học sinh không thể nhìn vào đề tham khảo năm ngoái mà biết được những thay đổi về độ khó cũng như kết cấu đề thi.

Trước đó, một đề án đổi mới thi THPT quốc gia với khoản ngân sách khá lớn được đề xuất. Khi dồn nhiều tiền vào việc xây dựng một ngân hàng đề thi nhưng chỉ sau ba năm nữa, khi chương trình giáo dục phổ thông thay đổi thì ngân hàng đề thi này sẽ được sử dụng thế nào lại là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.

Ngân sách chi ra khá nhiều, nhưng bộ GD&ĐT lại làm chưa có hiệu quả đã và đang khiến dư luận không được an tâm. Ngân sách của quốc gia cũng chính là tiền bạc của nhân dân, cũng để phục vụ dân nhưng Bộ cứ loay hoay như vậy thật khiến dư luận bất bình.

Chúng ta đổi mới thi cử nhưng cái quan trọng nhất lại không làm, đó là khâu đề thi. Thử hỏi trong ngân hàng đề thi của bộ GD&ĐT hiện có bao nhiêu đề thi, cái hiện có lấy từ đâu và liệu có kiểm tra một cách khoa học hay chưa?

Như vậy, bất cứ ai cũng có thể nhận ra rằng, không có sự ổn định trong cách ra đề thi và sự “ngẫu hứng” của bộ GD&ĐT, không có quan điểm rõ ràng trong vấn đề này. Vì chúng ta luôn vội vã muốn đổi mới nhưng lại chưa lường hết được các tình huống sẽ phát sinh, làm một cách vội vã, chắp vá, loay hoay mãi với việc thi cử nên mỗi lần thi đều có sạn và mỗi năm lại tiếp tục… nhặt sạn. Nhưng có lẽ dường như nhặt hoài không bao giờ hết sạn, với cách làm thiếu chiến lược dài hơi như hiện nay.

Đã đến lúc bộ GD&ĐT cần một chiến lược dài hạn, chứ không phải “sai đâu sửa đấy” như thế này và để bộ GD&ĐT không là "Bộ thi".

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

Sở GD&ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chiều nay

Thứ 4, 04/07/2018 | 12:58
Dự kiến 14h chiều 4/7, sở GD&ĐT TP.HCM sẽ công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT trên địa bàn TP.HCM

"Bộ GD&ĐT giải thích đề Toán phù hợp là chưa thỏa đáng"

Thứ 6, 29/06/2018 | 18:37
Chuyên gia Toán học, TS. Lê Thống Nhất đã chỉ ra những điểm chưa thỏa đáng trong giải thích của bộ GD&ĐT về độ khó của đề thi THPT 2018, đang rất được dư luận quan tâm.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.