Bổ nhiệm công chứng viên tùy tiện

Bổ nhiệm công chứng viên tùy tiện

Thứ 7, 07/09/2013 | 08:42
0
Vừa qua, Ủy ban Pháp luật Quốc hội tổ chức phiên giải trình về thực trạng và giải pháp của hoạt động công chứng, chứng thực.

Bỏ qua tập sự, công chứng viên thường làm sai

Tại buổi giải trình, nhiều thành viên Ủy ban Pháp luật chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp về: chất lượng, tiêu chuẩn công chứng viên (CCV), hành lang pháp lý đối với người dịch thuật, chất lượng bản dịch công chứng, chứng thực....

Thực tế cho thấy, sai phạm tập trung đến 80% nhóm được miễn tập sự hành nghề công chứng, nhưng trong luật sửa đổi, bổ sung, Bộ vẫn tiếp tục đề nghị miễn ! Theo ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, hoạt động công chứng mới được xã hội hóa từ năm 2007 nên công tác quản lý và tư duy hiện nay vẫn chưa theo kịp, chưa lường hết phát sinh.

Về vấn đề sai phạm tập trung đến 80% nhóm được miễn tập sự hành nghề công chứng, Bộ trưởng Hà Hùng Cường thừa nhận rằng, việc bổ nhiệm CCV hiện nay còn dễ dãi, trong khi nghề này đòi hỏi chuyên môn cao, nhất là về pháp luật dân sự, đất đai, thừa kế.

Luật sư - Bổ nhiệm công chứng viên tùy tiện

Nhiều rủi ro tiềm ẩn ở các phòng công chứng

Luật hiện hành quy định một số chức danh tư pháp được miễn đào tạo, tập sự công chứng và thực tế có nhiều trường hợp trước khi về hưu mới bổ nhiệm chức danh đó. “Tuy nhiên Luật đã quy định nên Bộ Tư pháp không thể… từ chối” - Bộ trưởng nhận xét.

Tới đây Bộ Tư pháp sẽ xem xét việc báo cáo với Chính phủ đề xuất điều chỉnh đầu vào tiêu chuẩn CCV. Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, các CCV được đào tạo qua Học viện Tư pháp chỉ chiếm 35%, còn 65% được miễn. “Do vậy, chỉ chuyên về hình sự mà chuyển sang làm dân sự thì rất khó”.

Theo Bộ trường, “những sai phạm về CCV ở Việt Nam khiến bạn bè quốc tế ngạc nhiên vì làm nghề này mà để xảy ra những sai sót như vậy”.

Về chất lượng bản dịch, Bộ trưởng cho biế, năm 2007 mới có 84 phòng công chứng nên lúc đó đã tách vấn đề sao y chứng thực chữ ký, chứng thực khai sinh sang cho UBND các huyện. Lúc đó, tình trạng quá tải, “cò mồi” là có, nhưng sau sáu năm thực hiện, Bộ Tư pháp thấy cần điều chỉnh lại. Theo đó, phiên dịch viên, những người hành nghề trong công ty dịch thuật phải có đủ điều kiện hành nghề.

Theo Bộ trưởng, trong sửa đổi Luật, “nên chuyển công việc này cho tổ chức hành nghề công chứng như trước đây, tăng cường quản lý cả các công ty dịch thuật, chắc câu chuyện sẽ có chuyển biến”.

Đi xa, chi phí cao nhưng ngăn ngừa được rủi ro

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng, những sai phạm trong hoạt động công chứng đang gây bức xúc trong xã hội, nhưng báo cáo chưa phản ánh được thực chất tình hình, khi có nhiều tỉnh "không có sai phạm". Liệu con số trong báo cáo đã là con số thật hay chưa? Các biện pháp phát hiện sai phạm như thế nào? Bộ phải có trách nhiệm thế nào để giảm thiểu các sai phạm?

Theo ông Cường, phải có quản lý nhà nước với nghề đó, thông qua các hiệp hội. Sắp tới nên đưa hội hành nghề công chứng vào luật.

Ông Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đặt vấn đề, liệu việc chuyển giao chứng thực hợp đồng giao dịch từ UBND sang tổ chức hành nghề công chứng tư, có tạo tiền đề công chứng phát triển chuyên nghiệp không? Chủ trương chuyển giao thẩm quyền chứng thực bất động sản từ UBND sang các VPCC có phù hợp thực tiễn không?

Đại diện Bộ Tư pháp cho rằng, công chứng khác xa chứng thực, từ nội dung đến trách nhiệm. Chính phủ xác định việc chuyển giao sở hữu có tiềm ẩn nguy cơ về thế chấp bắt buộc công chứng. Nếu an toàn cho giao dịch thì có thể đi xa hơn, phí cao nhưng ngăn ngừa tranh chấp tiềm ẩn và xảy ra sau này. Đến năm 2015 theo quy hoạch, tất cả các nơi vùng sâu vùng xa sẽ có tổ chức hành nghề công chứng để gần dân hơn.

Sau sáu năm thi hành Luật Công chứng, đến nay, cả nước có 1.327 công chứng viên, (tăng 3,4 lần), với 704 tổ chức (trong đó có 564 VPCC). Các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được khoảng 7 triệu việc, tổng số phí công chứng thu được là gần 2600 tỷ đồng, tổng số thù lao công chứng thu được 180 tỷ đồng, tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước gần 1.000 tỷ đồng.

 Theo nhandan.com.vn

Kiện công chứng viên, mất toi án phí!

Thứ 4, 17/07/2013 | 08:40
Tin tưởng công chứng viên nên đã giao dịch với người không phải là chủ đất. Giờ kẻ lừa đảo đi tù, còn kiện đòi công chứng viên bồi thường thiệt hại thì bị bác đơn.

Thủ tục tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Thứ 7, 15/06/2013 | 22:20
Xin hỏi quý báo, theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu? Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu cần có những nội dung nào? Phạm Ngọc Vân (Tây Hồ - Hà Nội)

Nâng cao giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Thứ 2, 27/05/2013 | 08:30
Để nâng giá trị pháp lý của văn bản công chứng, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng quy định, văn bản công chứng có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch và các cơ quan, tổ chức liên quan.

Công chứng online: Tranh cãi chất lượng

Thứ 6, 10/05/2013 | 15:38
Dịch vụ công chứng online hay còn gọi là công chứng trực tuyến ra đời là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính. Việc cải cách này sẽ giảm thiểu được rất nhiều công sức của người dân, tiền của của xã hội.

'Cò' ngang nhiên 'oanh tạc' trụ sở công chứng

Thứ 4, 08/05/2013 | 08:02
Có mặt tại bất kì một phòng công chứng nào, người dân không khó bắt gặp một số "cò" công chứng ngang nhiên lộng hành, chèo kéo, "chặt chém" người dân.

Góc khuất đằng sau dịch vụ công chứng tư

Thứ 7, 06/04/2013 | 15:15
Xã hội ngày càng phát triển, việc mở rộng mạng lưới văn phòng công chứng tư là cần thiết, tạo "lá chắn" pháp lý an toàn cho các hợp đồng, giao dịch; góp phần giảm tải "gánh nặng" cho công chứng Nhà nước.