Bộ trưởng Công Thương: Khai thác dầu khí như “tìm kim ở đáy bể”

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 03/06/2022 | 16:24
0
PVN từng có hoạt động đầu tư ở nước ngoài, bỏ chi phí một khoản rất lớn để thăm dò, khai thác dầu khí nhưng cuối cùng không dễ gì lấy được các dữ liệu.

Chiều 3/6, thảo luận ở tổ về Luật Dầu khí (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ thêm một số nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và ý kiến góp ý của các ĐBQH.

Khai thác dầu khí cần cơ chế đặc thù

Bộ trưởng cho biết, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật gồm điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí (hoạt động thượng nguồn), không điều chỉnh hoạt động trung và hạ nguồn.

Nói về lý do chỉ điều chỉnh hoạt động khai thác thượng nguồn, Bộ trưởng nói rằng do hoạt động khai thác tại khu vực này có nhiều đặc thù, cần phải có sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật.

“Trong quá trình điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò và khai thác cũng giống như “tìm kim ở đáy bể”, bỏ tiền bỏ của ra để tìm kiếm thăm dò ngoài biển, chưa ai biết có hay không, nhưng nếu không có những quy định đặc thù của hoạt động này thì không ai dám bỏ tiền của ra để làm”, Bộ trưởng nói.

Lấy dẫn chứng về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ông nói rằng mấy năm trước đây, PVN cũng có hoạt động đầu tư ở nước ngoài, bỏ chi phí một khoản rất lớn nhưng cuối cùng không dễ gì lấy được các dữ liệu.

“Điều này cho thấy, quy định về tính đặc thù của hoạt động thượng nguồn, trong Luật Dầu khí hiện hành có nhưng quy định không đủ rõ, không bảo đảm hệ số an toàn cho hoạt động thượng nguồn”, Bộ trưởng nêu rõ.

Tiêu điểm - Bộ trưởng Công Thương: Khai thác dầu khí như “tìm kim ở đáy bể”

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp tổ chiều 3/6 (Ảnh: Hoàng Bích).

Về điều tra cơ bản về dầu khí, người đứng đầu ngành Công Thương nhấn mạnh, đây là hoạt động rất quan trọng do Nhà nước thống nhất quản lý, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí.

Trước đây, PVN được hình thành và sử dụng Quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí phục vụ điều tra cơ bản về dầu khí và tìm kiếm thăm dò dầu khí.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không cho phép lập Quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí, do đó việc bố trí kinh phí phục vụ điều tra cơ bản về dầu khí từ nguồn lực của nhà nước (bao gồm ngân sách nhà nước, nguồn lợi sau thuế theo dõi tại PVN) và nguồn vốn của các tổ chức cá nhân là cần thiết, đồng bộ với quy định của pháp luật về khoáng sản.

Điều tra cơ bản về dầu khí được thực hiện theo cơ chế “giao nhiệm vụ” (tương tự cơ chế giao nhiệm vụ đề tài nghiên cứu khoa học) trên cơ sở danh mục đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, theo đó sẽ nghiên cứu, bổ sung những nội dung cụ thể giao Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí.

Về hợp đồng dầu khí, Bộ trưởng khẳng định đây là chương rất quan trọng trong dự thảo Luật. Nội dung dự thảo Luật đã cơ bản tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế để hoàn thiện dự thảo Luật và sẽ sửa theo hướng:

Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt nội dung cơ bản của hợp đồng dầu khí, giao PVN phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung chi tiết của hợp đồng dầu khí. Nghiên cứu, bổ sung các quy định về hợp đồng chia sản phẩm dầu khí, hợp đồng tận thu dầu khí.

Hợp đồng dầu khí giảm mạnh qua các năm

Theo Bộ trưởng, Việt Nam đang đứng trước một thực tế là số lượng hợp đồng dầu khí mới được ký kết gần đây giảm mạnh.

Cụ thể: giai đoạn 2009-2014 khoảng 35 hợp đồng được ký, nhưng từ giai đoạn 2015-2019 mỗi năm chỉ có 1 hợp đồng được ký; năm 2020 và 2021 không có hợp đồng nào được ký.

Tiêu điểm - Bộ trưởng Công Thương: Khai thác dầu khí như “tìm kim ở đáy bể” (Hình 2).

Số lượng hợp đồng dầu khí mới được ký kết giảm mạnh qua các năm (Ảnh: PVN).

Nguyên nhân khách quan là các phát hiện mới ở Việt Nam trong thời gian qua phần lớn có trữ lượng nhỏ, các diện tích mở còn lại đều được đánh giá có tiềm năng ở mức hạn chế, chủ yếu là khí, tập trung ở khu vực thuộc đối tượng của chính sách khuyến khích đầu tư theo quy định của Luật Dầu khí.

Các mỏ đang khai thác ở trong giai đoạn cuối đời mỏ, sản lượng khai thác giảm dần, một số mỏ doanh thu không bù đắp được chi phí và các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

“Bởi vậy, việc bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với bối cảnh hiện nay, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho lĩnh vực hoạt động dầu khí của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực là hết sức cần thiết”, ông nhấn mạnh.

Liên quan đến quản lý Nhà nước về dầu khí, Bộ trưởng Công Thương cho hay, nội dung chương này đã quy định đầy đủ trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý Nhà nước về hoạt động dầu khí.

Tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật. Trong đó rà soát quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương liên quan đến hợp đồng dầu khí theo hướng phân cấp cho PVN chịu trách nhiệm về nội dung cụ thể của hợp đồng và ký kết hợp đồng dầu khí khi thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của Chính phủ gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm chặt chẽ, khả thi.

Đồng thời, sẽ rà soát quy định đối với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn nhà nước tại PVN, doanh nghiệp 100% vốn của PVN.

Rà soát, quy định trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về dầu khí

Thứ 6, 03/06/2022 | 09:50
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát quy định về điều kiện tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí.

Sửa Luật Dầu khí cần làm rõ địa vị pháp lý của Tập đoàn Dầu khí VIệt Nam

Thứ 5, 14/04/2022 | 20:04
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần quy định rõ, cụ thể hơn, chặt chẽ, minh bạch hơn nữa về địa vị pháp lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong Luật Dầu khí sửa đổi.

Chuyên gia đưa nhiều vấn đề “nóng” khi bàn về Luật Dầu khí (sửa đổi)

Thứ 2, 10/01/2022 | 07:00
Nếu sửa đổi Luật Dầu khí đạt được những mong muốn đề ra sẽ đóng góp thêm cho ngân sách Nhà nước, đóng góp vào an sinh xã hội, an ninh năng lượng Quốc gia...
Cùng tác giả

Thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán Nhà nước

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:24
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Kiểm toán Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Tin học.

Trình Quốc hội lựa chọn một chuyên đề giám sát tối cao năm 2025

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:37
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong hai chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn trình Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Thứ 2, 22/04/2024 | 21:44
Dự thảo Luật có các quy định mới như quy định về điều tra cơ bản địa chất; phân nhóm khoáng sản; tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương...

UBTVQH xem xét kết quả giám sát thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ

Thứ 2, 22/04/2024 | 17:48
UBTVQH đề nghị Đoàn giám sát tiếp tục rà soát để thiết kế đầy đủ các quy định nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách của Nghị quyết 43 chưa kết thúc.

Bộ Y tế: Đảm bảo công tác khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 2, 22/04/2024 | 14:06
Bộ Y tế yêu cầu bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Cùng chuyên mục

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.

Thủ tướng: Thanh tra, xử lý nghiêm trường hợp tiêu cực, thổi giá vàng

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:39
Thủ tướng yêu cầu NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động, giao dịch trên thị trường, khắc phục ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.