Bộ trưởng KH&ĐT nhận diện 3 thách thức khó khăn nhất của nền kinh tế

Bộ trưởng KH&ĐT nhận diện 3 thách thức khó khăn nhất của nền kinh tế

Thứ 4, 01/02/2017 | 11:07
0
Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, trong chặng đường phía trước, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với sự đeo bám từ 3 thách thức cơ bản và cũng là những thách thức khó khăn nhất

Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Bộ KH&ĐT vừa diễn ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, nền kinh tế nước ta vừa trải qua một năm đầy khó khăn, thách thức để đạt phần lớn các mục tiêu đề ra.

Sau hơn 20 năm hội nhập, Bộ trưởng nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2016 được cho là năm có nhiều cái nhất, nhiều khó khăn nhất, nhiều bài học nhất, và nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đạt kỷ lục cao nhất.

Bên cạnh đó, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của năm 2016 là tích cực nếu so với các nền kinh tế có cùng trình độ phát triển trên thế giới và khu vực. Tuy nhiên,  nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều điểm yếu cần sớm được quan tâm, khắc phục để hướng tới mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách với các nước.

Tài chính - Ngân hàng - Bộ trưởng KH&ĐT nhận diện 3 thách thức khó khăn nhất của nền kinh tế

 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

Nhận định về chặng đường phía trước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng nền kinh tế sẽ phải đối mặt với 3 thách thức cơ bản, khó khăn nhất và “thách thức sẽ đeo bám chúng ta trong thời gian dài”.

Thách thức thứ nhất là kinh tế bị tụt hậu, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hẹp khoảng cách phát triển với các nước.

Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận, đất nước đã có nhiều đổi thay và phát triển. Nhưng nếu so với các nước trong khu vực ASEAN, chúng ta vẫn là nước đứng ở vị trí thấp ở nhiều khía cạnh. Trong khi đó, những nước đứng trên sẽ không dừng lại để chờ chúng ta vượt qua và các nước phía sau lại đang có sự cải cách mạnh mẽ, nếu chúng ta bước chậm chạp, họ sẽ sớm vượt qua Việt Nam.

Theo Bộ trưởng, so với Thái Lan, chúng ta phải mất 16 năm để đuổi kịp họ về trình độ phát triển ở hiện tại. So với Phillippines - quốc gia cạnh tranh vị trí trực tiếp đối với Việt Nam, chúng ta vẫn luôn ở vị trí bám bám đuổi.

Nguyên nhân là do chất lượng tăng trưởng thấp; hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, ít cải thiện và chưa bền vững. Trong nhiều năm, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, trong khi hiệu quả đầu tư lại thấp; cơ cấu kinh tế chậm đổi mới; năng suất lao động chưa được cải thiện và còn cách khá xa so với các nước trong khu vực; thị trường lao động chưa phát triển và chậm chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ...

Thách thức thứ hai là biến đổi khí hậu và vấn đề môi trường. Ứng phó với biến đổi khí hậu là không đơn giản, đòi hỏi không chỉ ở giải pháp phù hợp mà còn cần phải có nguồn lực rất lớn. Nếu không, mọi thành quả, mọi cố gắng, nỗ lực phát triển kinh tế sẽ bị phá hủy trong chốc lát, trong khi để khắc phục phải mất nhiều năm, chưa nói đến phát triển trở lại còn lâu hơn nữa.

Thách thức thứ ba là hội nhập quốc tế. Điều cần thiết, quan trọng và cốt lõi là phải giữ được sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiên định đường lối xây dựng một nền kinh tế “độc lập, tự chủ” mà Đảng đã đề ra. “Chúng ta phải tận dụng thời gian, chắt chiu từng cơ hội, tự đổi mới, tự vươn lên thì mới có khả năng vượt qua được thách thức này”, Bộ trưởng trăn trở.

Nói về nhiệm vụ trước mắt, Bộ trưởng cho biết, Việt Nam đã không còn là quốc gia nghèo, chậm phát triển; nhưng chặng đường đang phát triển để tiến tới một quốc gia giàu mạnh còn rất dài. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam mới chỉ tăng thêm được 106 USD. Nhiệm vụ và cũng là khát vọng đặt ra đến năm 2020 là phải đạt 3.200 đến 3.500 USD/người. Như vậy mỗi năm phải tăng thêm ít nhất 250 USD.

Người đứng đầu Bộ KH&ĐT cho biết, trước mắt Bộ sẽ quyết tâm theo đuổi con đường đổi mới thể chế, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, cạnh tranh, bình đẳng; triển khai và thực hiện hiệu quả đột phá chiến lược về thể chế kinh tế thị trường trong lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ. Trong đó, một bước đi lớn trong đổi mới của Bộ chính là đổi mới tư duy, vượt qua chính mình, không vì lợi ích cục bộ.

Diệu Ly

Cùng tác giả

Nhiều đại gia Việt dính hồ sơ Paradise; 500 khách hàng "sập bẫy" địa ốc Alibaba

Chủ nhật, 26/11/2017 | 12:45
Rò rỉ hồ sơ Paradise liên quan tới Việt Nam, Thanh tra Chính phủ vạch sai phạm nhiều “ông lớn” bất động sản, gần 500 khách hàng "sập bẫy" địa ốc Alibaba... là những tin kinh tế thu hút sự chú ý của dư luận tuần qua.

Đôi cá leo dài 1,5m, nặng 107kg vừa xuất hiện tại Hà Nội có giá bao nhiêu?

Chủ nhật, 26/11/2017 | 11:13
Đôi cá leo với độ dài hơn 1,5m, cân nặng tới 107kg mỗi con có xuất xứ từ khu vực Biển Hồ (Campuchia) vừa được thương lái vận chuyển về Hà Nội theo đường hàng không.

Kết quả xổ số Vietlott ngày 19/11: Jackpot 16 tỷ vẫn "vô duyên"

Chủ nhật, 19/11/2017 | 19:37
Kết quả quay số mở thưởng (QSMT) sản phẩm Mega 6/45 của công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott), kỳ QSMT thứ 209 ngày 19/11 cho thấy, dãy số đem lại may mắn cho người chơi lần lượt là 14-20-30-33-41-43.

Yêu cầu tháo dỡ công trình “mọc chui” dưới gầm cao tốc nghìn tỷ

Chủ nhật, 19/11/2017 | 10:02
Việc tháo dỡ công trình trái phép này được yêu cầu gấp rút hoàn thành trong 3 ngày từ 17-19/11.

Nghịch lý “ăn gian” tiền tỷ chỉ bị phạt vài chục triệu đồng

Chủ nhật, 19/11/2017 | 07:28
Hành vi mua bán “chui” cổ phiếu đang có chiều hướng gia tăng trên thị trường chứng khoán, nên chăng có một chế tài đủ mạnh, không chỉ xử phạt hành chính mà cần thiết truy cứu trách nhiệm hình sự để từ đó ngăn chặn kế “bán chui lợi hơn bị phạt” của các nhà đầu tư.
Cùng chuyên mục

Tiền tỷ gửi ngân hàng đột ngột “bốc hơi”: Xử lý thế nào?

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:45
Chuyên gia khuyến cáo, khách hàng chỉ nên giữ một số tiền nhỏ trong tài khoản ngân hàng của mình và thường xuyên kiểm tra giao dịch.

Lăng kính chứng khoán 29/3: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 6, 29/03/2024 | 06:30
Có thể áp lực chốt lời sẽ gia tăng sau nhiều phiên giữ vững sắc xanh, nhà đầu tư nên tránh tâm lý fomo mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá để hạn chế rủi ro.

VietinBank miễn nhiệm 1 Phó Tổng Giám đốc

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Sau khi miễn nhiệm ông Phương, ban điều hành của VietinBank sẽ còn 8 thành viên, trong đó ông Đỗ Thanh Sơn là Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành.

VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm, TCB bùng nổ giao dịch

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:38
Sau thông tin chia cổ tức và tăng vốn điều lệ, mã TCB tăng 5,38% lên 48.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá ở mức 169.080 tỷ đồng - cao nhất hơn 2 năm gần đây.

LPBank muốn đổi tên thương mại, không chia cổ tức trong 3 năm tới

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:13
Theo LPBank, không chia cổ tức nhằm tăng cường năng lực tài chính thông qua việc sử dụng lợi nhuận để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Lăng kính chứng khoán 29/3: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 6, 29/03/2024 | 06:30
Có thể áp lực chốt lời sẽ gia tăng sau nhiều phiên giữ vững sắc xanh, nhà đầu tư nên tránh tâm lý fomo mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá để hạn chế rủi ro.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Cổ đông Techcombank sắp nhận cổ tức "khủng"

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:43
Techcombank lần đầu trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 15%, tức mỗi cổ phiếu TCB dự kiến được nhận 1.500 đồng.

VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm, TCB bùng nổ giao dịch

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:38
Sau thông tin chia cổ tức và tăng vốn điều lệ, mã TCB tăng 5,38% lên 48.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá ở mức 169.080 tỷ đồng - cao nhất hơn 2 năm gần đây.