Bơm nước sông Hồng “cứu” sông Tô Lịch: “Có tiền bơm rửa thì cũng chuyển ô nhiễm sang cho nơi khác”

Bơm nước sông Hồng “cứu” sông Tô Lịch: “Có tiền bơm rửa thì cũng chuyển ô nhiễm sang cho nơi khác”

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 26/11/2019 | 06:00
6
Đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo ông Nguyễn Khắc Kính đề án này không khả thi, còn nếu làm thì rất tốn kém.

Hà Nội đang lấy ý kiến các chuyên gia về đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch. Tuy nhiên, cũng giống như các giải pháp cải thiện sông Tô Lịch trước đó, đề án này nhanh chóng nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận.

Tin nhanh - Bơm nước sông Hồng “cứu” sông Tô Lịch: “Có tiền bơm rửa thì cũng chuyển ô nhiễm sang cho nơi khác”

Đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch đang nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Liên quan đến đề án này, PV báo điện tử Người Đưa Tin cũng đã lắng nghe ý kiến từ ông Nguyễn Khắc Kính, nguyên Vụ trưởng vụ Thẩm định và đánh giá tác động Môi trường.

Thưa ông, Hà Nội đang lấy ý kiến về đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch. Ông đánh giá như thế nào về đề án này?

Tôi cho rằng đề án này không khả thi. Không khả thi về mặt kinh tế, bởi nếu bơm thì phải bơm liên tục, không tiền đâu mà rửa nổi. 

Không ít người đặt dấu hỏi nếu thực hiện theo đề án này thì nước thải cũ của sông Tô Lịch sẽ trôi về đâu? Và như vậy, chỉ sạch được sông Tô Lịch mà các nơi khác lại phải hứng nước bẩn, làm như thế phải chăng là bằng hoà?

Chắc chắn là nếu không xử lý nước ở sông Tô Lịch trước, mà chỉ đẩy nước từ hồ Tây về thì nước bẩn ở sông Tô Lịch sẽ phải đẩy sang và ô nhiễm ở chỗ khác.

Nếu bơm nước như vậy thì ngày nào cũng phải bơm, rửa thì sông Tô Lịch mới sạch được. Bởi, có hơn 200 cái cống, ngày nào cũng thải nước bẩn ra. Như vậy thì rửa đến bao giờ, làm như vậy rất tốn kém. Còn nếu có tiền để bơm rửa thì cũng chuyển ô nhiễm đó sang cho nơi khác mà thôi.

Và đương nhiên, khi bơm nước vào như vậy thì chỗ hạ lưu của các nhánh sông nhận lấy nước bẩn ô nhiễm là điều hiển nhiên.

Tin nhanh - Bơm nước sông Hồng “cứu” sông Tô Lịch: “Có tiền bơm rửa thì cũng chuyển ô nhiễm sang cho nơi khác” (Hình 2).

Ông Nguyễn Khắc Kính (đứng) cho rằng đề án này khó khả thi và nếu làm rất tốn kém.

Vậy, theo ông để dòng sông Tô Lịch trở nên trong xanh thì phải làm thế nào?

Giải pháp căn cơ để sông Tô Lịch trở nên trong xanh thì chúng ta đã bàn hàng chục năm nay. Tôi cho rằng, bây giờ phải thu được toàn bộ nước thải đem đi xử lý, nhưng khó ở chỗ nước thải của dân chảy chung với cống nước mưa, xử lý cả nước mưa thì quá tốn kém. Còn muốn tách ra, phải đào một hệ thống nước thải riêng, nước mưa riêng, nhưng như vậy thì lại phải đào bới, lại tốn chi phí.

Theo tôi, phải tách được nước mưa và nước thải, riêng nước thải phải thu gom về nhà máy tập trung không cho chảy ra sông Tô Lịch. Sau khi xử lý xong cũng cho chảy đi nơi khác, còn có một phương án là xử lý nước thải xong lại cho chảy ra sông Tô Lịch, như thế thì sông Tô Lịch cũng vẫn chỉ là cống nước thải, không thể đảm bảo chất lượng nước như sông có thể nuôi trồng thuỷ sản, nuôi cá... được.

Xin cảm ơn ông!

Trước đó, ngày 16/5, đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với một Công ty thực hiện “Dự án tài trợ thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản”. Thí điểm này cũng đã nhận được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt người dân sinh sống quanh khu vực sông Tô Lịch.

Bơm nước sông Hồng “cứu” sông Tô Lịch: Phải giải quyết triệt để vấn đề này mới mong Tô Lịch hồi sinh!

Thứ 7, 23/11/2019 | 08:00
Theo PGS. TS Hà Đình Đức, đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch là viển vông, không thể thực hiện nếu không giải quyết được vấn đề nước ô nhiễm.

Đề xuất lấy nước sông Hồng hồi sinh sông Tô Lịch: Đáp án 40 năm trước có nguyên giá trị?

Chủ nhật, 17/11/2019 | 11:38
Theo các chuyên gia môi trường đánh giá, biện pháp lấy nước sông Hồng "cứu sống" sông Tô Lịch mặc dù đã có từ rất lâu nhưng hiện nay vẫn rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa khô.

Xử lý làm sạch sông Tô Lịch: Công ty JVE không tuân thủ yêu cầu của Thành phố

Thứ 3, 12/11/2019 | 15:13
Trong quá trình sử dụng công nghệ nano-bioreactor để xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch, tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản và Công ty JVE đã không tuân thủ một số quy định do thành phố đề ra.
Cùng tác giả

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...
Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Quảng Ninh: 4 phụ nữ mất tích do lật thuyền nan

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Hiện cơ quan chức năng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đang khẩn trương tìm kiếm 4 phụ nữ mất tích trong vụ lật thuyền nan xảy ra rạng sáng 25/4 trên sông Chanh.

Dốc tổng lực thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước giờ thông xe

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Các nhà thầu đang dốc toàn lực, huy động hàng ngàn người làm việc xuyên ngày đêm trên cao tốc đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt để đảm bảo thông xe theo đúng tiến độ.

Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:21
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 không cho phép phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã trên cả nước.

“Vượt nắng, thắng mưa”, đẩy nhanh làm đường dây 500kV mạch 3

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:14
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân, dự án đường dây 500kV mạch 3 qua Nghệ An đang được đẩy nhanh tiến độ.
     
Nổi bật trong ngày

Tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:20
Cùng với quân và dân cả nước, quân dân Nghệ An đã có đóng góp quan trọng, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu".

“Vượt nắng, thắng mưa”, đẩy nhanh làm đường dây 500kV mạch 3

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:14
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân, dự án đường dây 500kV mạch 3 qua Nghệ An đang được đẩy nhanh tiến độ.

Dốc tổng lực thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước giờ thông xe

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Các nhà thầu đang dốc toàn lực, huy động hàng ngàn người làm việc xuyên ngày đêm trên cao tốc đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt để đảm bảo thông xe theo đúng tiến độ.

Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:21
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 không cho phép phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã trên cả nước.

Quảng Ninh: 4 phụ nữ mất tích do lật thuyền nan

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Hiện cơ quan chức năng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đang khẩn trương tìm kiếm 4 phụ nữ mất tích trong vụ lật thuyền nan xảy ra rạng sáng 25/4 trên sông Chanh.