BỘT NGỌT – HIỂU ĐÚNG VÀ ĐỦ

BỘT NGỌT – HIỂU ĐÚNG VÀ ĐỦ

Thứ 3, 21/03/2017 | 12:11
0
Được phát minh vào năm 1909, bột ngọt (mì chính) là một gia vị quen thuộc trong chế biến món ăn tại gia đình cũng như trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

Với chức năng chính là mang lại vị umami (vị ngọt tương tự như vị của thịt) cho món ăn ngon hơn, bột ngọt được sản xuất bằng phương pháp lên men tự nhiên từ những nguồn nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp như mía, sắn (khoai mì)…

Thành phần chính của bột ngọt là glutamate (axit glutamic), một axit amin cấu thành nên chất đạm và chiếm khoảng 10% hàm lượng axit amin từ protein ăn hàng ngày. Do vậy, ngoài bột ngọt, glutamate còn tồn tại phổ biến trong các thực phẩm như thịt gia súc gia cầm, hải sản, rau củ quả, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại nước chấm lên men như nước mắm, nước tương…Việc sử dụng bột ngọt kết hợp với thực phẩm giúp làm tăng hàm lượng glutamate, tăng vị umami và làm món ăn ngon hơn.

Tiêu dùng & Dư luận - BỘT NGỌT – HIỂU ĐÚNG VÀ ĐỦ

 Bột ngọt

Các tổ chức y tế và sức khỏe uy tín đã có nhiều nghiên cứu khoa học về tính an toàn của bột ngọt và đã đưa ra các kết luận về gia vị này. Cụ thể, Ủy ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp Quốc (FAO), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng châu Âu (EC/SCF) đã kết luận bột ngọt là gia vị an toàn cho sức khỏe người sử dụng ở mọi lứa tuổi và liều dùng hàng ngày của bột ngọt là “không xác định” (không có quy định mỗi người hàng ngày dùng bao nhiêu gam bột ngọt, lượng dùng tùy theo khẩu vị và sở thích của người sử dụng). Năm 2001, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) kết luận bột ngọt an toàn cho mục đích sử dụng tương tự các gia vị khác. Bộ Y tế Việt Nam xếp bột ngọt vào “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.

Bột ngọt có ảnh hưởng đến não, gây suy giảm trí nhớ không?

Cơ thể người có các cơ chế tự nhiên nhằm điều hòa hàm lượng các chất ở mức cân bằng, trong đó có glutamate – thành phần chính của bột ngọt. Cụ thể, nghiên cứu của Tsai (2000) trên đối tượng nam giới trưởng thành cho thấy nồng độ glutamate trong máu dao động không đáng kể sau khi ăn những bữa ăn có bổ sung bột ngọt, đồng thời không có sự khác biệt về nồng độ glutamate trong máu giữa 2 nhóm đối tượng ăn khẩu phần có hoặc không bổ sung bột ngọt do ruột sử dụng glutamate như nguồn năng lượng. Hơn nữa,  hàng rào máu – não trong não bộ có chức năng ngăn sự di chuyển từ máu vào não của những chất không cần thiết cho hoạt động của não, trong đó có glutamate. Do đó, não người không bị ảnh hưởng khi sử dụng bột ngọt.

Bột ngọt có gây phản ứng mẫn cảm ở người sử dụng?

Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex quốc tế (CAC) không xếp bột ngọt vào nhóm thành phần thực phẩm gây dị ứng.

Đồng thời, JECFA (1987) kết luận rằng không tìm thấy mối liên quan nào giữa bột ngọt và các triệu chứng như mỏi gáy, mệt mỏi, nóng mặt...(thường được gắn liền với tên gọi "Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc"). Năm 1992, cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) tiến hành xây dựng khuyến nghị về mô hình nghiên cứu để đánh giá quan hệ giữa bột ngọt và Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc. Năm 1995, Ủy ban các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị về mô hình nghiên cứu. Dựa trên những khuyến nghị của ủy ban này, nghiên cứu mới nhất của Geha (2000) đã chỉ ra rằng “bột ngọt không được xem là nguyên nhân gây ra “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc”, phù hợp với tuyên bố của JECFA năm 1987.

Tiêu dùng & Dư luận - BỘT NGỌT – HIỂU ĐÚNG VÀ ĐỦ (Hình 2).

 Bột ngọt an toàn cho sức khỏe

Như vậy, bột ngọt không phải là nguyên nhân gây ra các triệu như mỏi cổ, cứng cổ, đau mỏi tê gáy, đau đầu, tức ngực, đổ mồ hôi, chóng mặt, khó chịu…Cần những nghiên cứu chuyên sâu hơn để tìm ra nguyên nhân thực sự trong thực phẩm gây ra những triệu chứng này.

Bột ngọt có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em không?

Theo JECFA, quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng bột ngọt. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ (giai đoạn bào thai, giai đoạn bú sữa mẹ, giai đoạn sau cai sữa). Do vậy, có thể sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cho trẻ em, cần lưu ý rằng bột ngọt chỉ là một loại gia vị, sử dụng như một phụ gia không nên sử dụng để thay thế các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Cần biết rằng sữa mẹ có hàm lượng glutamate dồi dào (264 mg/100g sữa mẹ), nên một cách tự nhiên, trẻ đã hấp thụ glutamate thông qua sữa mẹ ngay từ những năm tháng đầu đời. Glutamate không phải là thành phần xa lạ với cơ thể của trẻ em.

Tiêu dùng & Dư luận - BỘT NGỌT – HIỂU ĐÚNG VÀ ĐỦ (Hình 3).

 Bột ngọt trong bữa ăn gia đình

Bột ngọt có bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe khi chế biến ở nhiệt độ cao không?

Nhiệt độ nấu nướng thường không vượt quá 250°C. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tại nhiệt độ đun nấu thông thường này, bột ngọt không bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe. Do vậy, có thể nêm nếm bột ngọt vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn.

Người tiêu dùng có thể tham khảo cách thức nêm nếm bột ngọt cho món ăn ngon nhất như sau:

Với các món cần tẩm ướp (chiên/rán, nướng, xào, kho...), nếu dùng bột ngọt thì nên chia 2 lần. Lần 1 là tẩm ướp vào nguyên liệu trước khi nấu để làm tăng vị umami tự nhiên của nguyên liệu.Lần 2 là nêm nếm trước khi hoàn thiện món ăn để tổng hòa hương vị của món ăn.

Với các món có nước (canh, súp, hầm...), nên nêm bột ngọt lúc gần bắc ra để giúp điều chỉnh vị tổng hòa một cách chính xác nhất, tránh hiện tượng nước sôi bốc hơi nhiều làm thay đổi vị của món ăn.

Dùng bột ngọt như thế nào để làm giảm lượng muối khi chế biến?

Để giảm lượng muối (giảm natri) trong món ăn thì trong quá trình chế biến nên bớt đi 1 phần lượng gia vị mặn và thay thế bằng bột ngọt sẽ góp phần giảm tổng lương natri ăn vào vì hàm lượng natri trong bột ngọt chỉ bằng khoảng 1/3 hàm lượng natri trong muối ăn (12% so với 39%). Kết quả nghiên cứu của Ủy ban nghiên cứu chiến lược giảm lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần thuộc viện Y khoa - viện Hàn lâm Khoa học Mỹ cho thấy “Bột ngọt có thể giúp giữ nguyên mức độ chấp nhận đối với những món ăn giảm độ mặn khi được sử dụng để thay thế một phần muối đưa vào thực phẩm trong quá trình chế biến”. Trong trường hợp này, lượng natri đưa vào thực phẩm qua bột ngọt ít hơn so với lượng được natri được loại bỏ do giảm lượng muối sử dụng. Các bà nội trợ cũng cần lưu ý là bột ngọt không chữa được các món ăn đã bị mặn sau khi nấu.

Các nước phát triển trên thế giới có sử dụng bột ngọt không?

Thực tế, hiện nay bột ngọt được sử dụng phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ, châu Phi. Tuy nhiên, với nền văn hóa ẩm thực khác nhau, mỗi quốc gia có cách thức sử dụng bột ngọt khác nhau. Các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam, Phillipin, Braxin…thường nêm bột ngọt trực tiếp trong quá trình chế biến món ăn. Một số quốc gia khác như Nhật Bản, Pháp, Mỹ…với đặc điểm nền công nghiệp đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến và tiện dụng có xu hướng tăng trưởng mạnh, bột ngọt không được sử dụng trực tiếp mà thường được phối trộn trong các gia vị tổng hợp hoặc bổ sung vào một số thực phẩm chế biến sẵn như thực phẩm ăn liền, sản phẩm đông lạnh…

PGS. TS. Lê Bạch Mai

 

 

 

Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Phát hiện cơ sở dịch vụ ngang nhiên quảng cáo trái phép

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:00
Lực lượng chức năng vừa phát hiện, xử lý một cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage ngang nhiên quảng cáo các dịch vụ không được cấp phép.

Sân bay Nội Bài đón 400.000 khách dịp lễ, làm sao để không lỡ chuyến?

Thứ 4, 24/04/2024 | 20:59
Ngày 24/4, đại diện Cảng HKQT Nội Bài cho biết, sẽ phục vụ khoảng 2.600 lượt chuyến bay và 440.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

"Cháy" vé máy bay, Cục Hàng không tiếp tục yêu cầu tăng chuyến

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:11
Dù đã cung ứng thêm nhiều chuyến bay, một số đường bay nội địa từ Hà Nội và Tp.HCM đi, đến các địa phương vẫn có tỉ lệ đặt chỗ từ 90-100% trong các ngày 27/4 và 1/5.

Tăng cường kiểm soát an ninh hàng không dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:00
Cục HKVN vừa ra quyết định tăng cường kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ.

Tp.HCM: Phát hiện một cơ sở dịch vụ tắm hơi, massage quảng cáo, hành nghề trái phép

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:54
Sở Y tế Tp.HCM vừa phát hiện và xử phạt cơ sở LuxCell International Clinic ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
     
Nổi bật trong ngày

Sân bay Nội Bài đón 400.000 khách dịp lễ, làm sao để không lỡ chuyến?

Thứ 4, 24/04/2024 | 20:59
Ngày 24/4, đại diện Cảng HKQT Nội Bài cho biết, sẽ phục vụ khoảng 2.600 lượt chuyến bay và 440.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Tp.HCM: Phát hiện cơ sở dịch vụ ngang nhiên quảng cáo trái phép

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:00
Lực lượng chức năng vừa phát hiện, xử lý một cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage ngang nhiên quảng cáo các dịch vụ không được cấp phép.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Hàng trăm doanh nghiệp gỗ dán đứng trước nguy cơ phải đóng cửa

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:56
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ván ép của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do phía Hàn Quốc sắp ra các phán quyết cuối cùng về thuế chống bán phá giá gỗ dán.