Bước đột phá trong xử lý nợ xấu

Bước đột phá trong xử lý nợ xấu

Thứ 5, 06/07/2017 | 11:15
0
Công tác xử lý nợ xấu mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, song nhìn chung vẫn còn rất nhiều điểm vướng mắc cần tháo gỡ bằng hành lang pháp lý đủ mạnh.
Tài chính - Ngân hàng - Bước đột phá trong xử lý nợ xấu

Vẫn còn hơn nửa triệu tỷ đồng nợ xấu "nằm" bất động trong nền kinh tế

‘Cục máu đông’ của nền kinh tế

Sau 4 năm triển khai đề án xử lý nợ xấu của hệ thống tín dụng cũng như sự xuất hiện của Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC), một lượng lớn nợ xấu đã được giải phóng khỏi các tổ chức tín dụng (TCTD).

Cụ thể trong giai đoạn 2012-2016, cả hệ thống các TCTD đã xử lý được 611,59 nghìn tỷ đồng nợ xấu (năm 2012: 74,68 nghìn tỷ đồng; năm 2013: 87,98 nghìn tỷ đồng; năm 2014: 143,55 nghìn tỷ đồng; năm 2015: 189,89 nghìn tỷ đồng và năm 2016: 118,49 nghìn tỷ đồng).

Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần giúp khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế, song nợ xấu vẫn chưa được xử lý dứt điểm, thậm chí đang có nguy cơ tăng trở lại. Tính tới cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8%; nếu tính cả nợ tiềm ẩn thành nợ xấu thì chiếm tới 10,08% trển tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế, con số tuyệt đối vào khoảng 550.000 tỷ đồng.

Một nhóm nguyên nhân quan trọng khiến các nhà điều hành vẫn đang “đau đầu” xử lý nợ xấu là hành lang pháp lý còn thiếu và yếu, thậm chí nhiều bộ luật còn hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho rằng không giống các nền kinh tế phát triển trên thế giới, quan hệ tín dụng hiện nay ở Việt Nam diễn ra không bình đẳng giữa chủ nợ và con nợ: “Khi ký kết một hợp đồng tín dụng thì đã có điều khoản là nếu bên thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì phải bàn giao tài sản để ngân hàng xử lý. Tuy nhiên nhiều điều luật hiện nay lại bảo vệ quyền lợi cho người đi vay, và cho đây là bên yếu thế. Khiến tổ chức tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu hồi tài sản bảo đảm. Điều này đi ngược lại nguyên tắc chung trên thế giới là phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên cho vay”.

“Ngoài ra, chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho việc bán nợ xấu theo giá thị trường, đặc biệt trong trường hợp giá bán thấp hơn giá sổ sách. Có những trường hợp giá trị tài sản là 10 đồng, có người mua 8 đồng nhưng không bán bởi lo sợ trách nhiệm gán cho 2 đồng lỗ. Song phải nhìn nhận là nếu lỗ 2 đồng để có dòng tiền tươi bổ sung hoạt động thì tốt hơn rất nhiều là ‘chôn chết’ 10 đồng tài sản không sinh lời kia, rồi còn khấu hao, giảm giá tài sản nữa. Tôi cho rằng nên bổ sung các quy định hướng dẫn cụ thể cho bán nợ xấu theo giá thị trường, kể cả dưới giá gốc nhằm nhanh chóng giải phóng lượng nợ xấu khổng lồ, đánh tan ‘cục máu đông’ của nền kinh tế”, vị luật sư kỳ cựu trong ngành tài chính – ngân hàng nhận định.

Trao đổi với người viết, giám đốc một chi nhánh ngân hàng thương mại ở Hà Nội ngao ngán: “Xã hội hiện nay có cái nhìn thiếu khách quan đối với hệ thống ngân hàng. Nợ xấu sinh ra phần nhiều do yếu tố bên ngoài chứ không phải do chúng tôi. Ví dụ, đợt cắt giảm chi tiêu công và hạn chế tín dụng cách đây 5 năm đã khiến các dự án đầu tư công phải tạm dừng, tạm hoãn, các doanh nghiệp trúng thầu không có vốn ngân sách, cũng không thể đi vay được bởi ngân hàng bị hạn chế tăng trưởng tín dụng. Doanh nghiệp không có vốn dần teo tóp, què quặt thậm chí phá sản, và những khoản nợ với ngân hàng tất yếu thành nợ xấu. Nhiều trường hợp chúng tôi thấy chết mà không thể cứu được”.

“Rất nhiều vướng mắc trong việc xử lý tài sản bảo đảm cũng khiến quá trình thanh lọc nợ xấu bị nghẽn. Người làm ngân hàng chúng tôi phải quen với cảnh ‘đứng cho vay, quỳ đòi nợ’. Gặp phải khách hàng nghiêm túc thì không sao, chứ nhiều người cố tình chây bừa, thậm chí liên tục kiện ra tòa, tạo ra tranh chấp để trốn tránh nghĩa vụ bàn giao tài sản. Có những vụ kiện chúng tôi theo đuổi 5-7 năm nay vẫn chưa xử lý được. Tài sản thế chấp là bất động sản họ vẫn cho thuê thu tiền đều đặn hàng năm, trong khi chúng tôi không thu được đồng nào, thậm chí còn phải trích lập dự phòng mất vốn”, vị này chia sẻ.

Bước đột phá?

Dự thảo Nghị quyết Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang được Quốc hội thảo luận đã chỉ ra nhiều vướng mắc pháp lý khiến nợ xấu đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm, trong đó có hạn chế của Luật Đất đai về quyền sở hữu khoản nợ có tài sản thế chấp là bất động sản (chỉ có tổ chức tín dụng trong nước mới được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản trên đất), bởi vậy chưa khuyến khích sự tham gia giải quyết nợ xấu của các thành phần kinh tế khác. Hay cơ chế giải quyết thông qua tòa án còn nhiêu khê, thủ tục rút gọn được quy định trong Luật Tố tụng dân sự lại không được áp dụng cho tranh chấp liên quan tới tài sản bảo đảm.

Từ đó, Dự thảo đã đưa ra một loạt các quy định tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các TCTD mạnh tay xử lý nợ xấu thông qua bán nợ hay xử lý tài sản bảo đảm.

Trong đó đáng chú ý, Dự thảo cho phép bán nợ xấu dưới giá trị sổ sách; thu hồi tài sản bảo đảm không qua tòa án, hoặc nếu phải thông qua cơ quan này thì được áp dụng thủ tục rút gọn; không kê biên tài sản đang thế chấp tại tổ chức tín dụng; không giới hạn đối tượng được mua khoản nợ có tài sản thế chấp là bất động sản; được chuyển nhượng khoản nợ đảm bảo bằng dự án bất động sản mà không cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Luật sư Trương Thanh Đức nhận định Dự thảo Nghị quyết mặc dù vẫn chưa bảo vệ triệt để quyền lợi hợp pháp của các TCTD, song vẫn là bước đột phá, cho thấy quan điểm, phương hướng của các nhà làm luật đối với xử lý nợ xấu: “Tôi cho rằng Dự thảo Nghị quyết nếu được thông qua sẽ tác động tích cực tới quá trình xử lý nợ xấu. Nên nhớ rằng đây là một văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý rất cao, thậm chí còn có hiệu lực hơn các luật khác khi quy định trong trường hợp luật khác có liên quan đến xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm thì phải áp dụng theo Nghị quyết này (Khoản 2 Điều 17 – PV)”.

Về phần doanh nghiệp, ông Nguyễn Huy Dương, giám đốc tài chính Tập đoàn Hoàng Huy cho hay ông rất ủng hộ tinh thần của Dự thảo Nghị quyết: “Nhiều ý kiến cho rằng quy định ngân hàng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm một khi khoản vay quá hạn là vi phạm quyền công dân. Song tôi không cho là như vậy. Có vay có trả, ngân hàng cho vay tiền thì phải nhận lại được quyền lợi tương ứng, nếu không trả được nợ thì phải bán tài sản để thanh toán cho ngân hàng. Tôi tin rằng Dự thảo Nghị quyết một khi được áp dụng sẽ giúp giảm mạnh nợ xấu, giúp khả năng thanh khoản của các ngân hàng tăng cao, qua đó giảm mặt bằng lãi suất, kích thích kinh tế phát triển. Điều này sẽ góp phần làm cơ chế mua bán nợ theo cơ chế thị trường và đúng quy luật kinh tế. Và chính doanh nghiệp chúng tôi là những người được lợi trong dài hạn, khi vốn vay rẻ hơn và đường cầu tăng lên”.

Nghi Điền

 

Cùng tác giả

Lộ diện “ông lớn” thâu tóm Tổng công ty Licogi

Thứ 5, 24/08/2017 | 07:00
Nếu mua lại thành công phần vốn nhà nước từ SCIC, nhóm Công ty Khu Đông – Gia Cường sẽ sở hữu tới 98% Tổng công ty Licogi.

Sai phạm nghìn tỷ ở các dự án BOT, "ông trùm" thu phí CII nói gì?

Thứ 5, 24/08/2017 | 06:00
CII khẳng định sẽ không bị truy thu số tiền hơn 1.400 tỷ đồng sai phạm tại dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội như một số tin đồn trên thị trường.

CII sai phạm nghìn tỷ tại các dự án BOT ra sao?

Thứ 4, 23/08/2017 | 06:00
UBND TP. HCM nhiều lần chỉ định CII làm chủ đầu tư các dự án BOT lớn. Những dự án này chiếm phần nhiều số tiền sai phạm bị kiến nghị xử lý bởi Thanh tra Chính phủ.

Mức giá nào cho “đại gia” xăng dầu Thanh Lễ?

Thứ 7, 19/08/2017 | 06:50
Doanh thu liên tục sụt giảm cùng dấu hỏi lớn về hiệu quả kinh doanh phần nào giảm bớt sự hấp dẫn của Thalexim trong mắt nhà đầu tư.

Đại gia 9X Vĩnh Phúc mang tiền đi làm đường, lập trạm BOT Cai Lậy

Thứ 6, 18/08/2017 | 09:50
Các pháp nhân trong liên danh đầu tư dự án đường tránh Cai Lậy đều là những ông lớn ít nhiều có tiếng trong ngành cầu đường.
Cùng chuyên mục

VietinBank miễn nhiệm 1 Phó Tổng Giám đốc

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Sau khi miễn nhiệm ông Phương, ban điều hành của VietinBank sẽ còn 8 thành viên, trong đó ông Đỗ Thanh Sơn là Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành.

VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm, TCB bùng nổ giao dịch

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:38
Sau thông tin chia cổ tức và tăng vốn điều lệ, mã TCB tăng 5,38% lên 48.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá ở mức 169.080 tỷ đồng - cao nhất hơn 2 năm gần đây.

LPBank muốn đổi tên thương mại, không chia cổ tức trong 3 năm tới

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:13
Theo LPBank, không chia cổ tức nhằm tăng cường năng lực tài chính thông qua việc sử dụng lợi nhuận để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

Cổ đông Techcombank sắp nhận cổ tức "khủng"

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:43
Techcombank lần đầu trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 15%, tức mỗi cổ phiếu TCB dự kiến được nhận 1.500 đồng.

Lăng kính chứng khoán 28/3: Có nên chốt lời ở thời điểm này?

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:11
VN-Index vẫn trong nhịp tăng trung hạn, NĐT có thể cân nhắc chốt lời từng phần những cổ phiếu đang có dấu hiệu suy yếu và có nhịp tăng điểm tốt trong thời gian qua.
     
Nổi bật trong ngày

Thêm một nhà băng ngược dòng tăng lãi suất huy động

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:28
Khách hàng có số dư tối thiểu 100 triệu đồng và gửi kỳ hạn tối thiểu 1 tháng sẽ được VPBank cộng thêm 0,1%/năm so với lãi suất niêm yết hiện hành.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Cổ đông Techcombank sắp nhận cổ tức "khủng"

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:43
Techcombank lần đầu trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 15%, tức mỗi cổ phiếu TCB dự kiến được nhận 1.500 đồng.

VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm, TCB bùng nổ giao dịch

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:38
Sau thông tin chia cổ tức và tăng vốn điều lệ, mã TCB tăng 5,38% lên 48.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá ở mức 169.080 tỷ đồng - cao nhất hơn 2 năm gần đây.

VietinBank miễn nhiệm 1 Phó Tổng Giám đốc

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Sau khi miễn nhiệm ông Phương, ban điều hành của VietinBank sẽ còn 8 thành viên, trong đó ông Đỗ Thanh Sơn là Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành.