Các nước trên thế giới duy trì chế độ biên chế với giáo viên ra sao?

Các nước trên thế giới duy trì chế độ biên chế với giáo viên ra sao?

Thứ 5, 08/06/2017 | 06:06
0
Dù các nước trên thế giới có những quy định khác nhau về chế độ dành cho giáo viên, song nhìn chung nghề giáo thường được chú trọng đảm bảo tính ổn định, lâu dài.

Trên thế giới, đa số các quốc gia cho phép kí hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc xếp giáo viên vào biên chế công vụ. Có điều trước khi được tuyển dụng, giáo viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp và phải trải qua giai đoạn tập sự trước khi được chính thức công nhận. Thời gian tập sự có thể dao động từ 1 năm (Áo, Nhật Bản, Indonesia …) cho đến từ 3-5 năm (Đức, Trung Quốc …).

Việc các trường chỉ kí hợp đồng ngắn hạn và cho phép học sinh đánh giá giáo viên, dẫn đến giáo viên phải “lụy” học trò, cho điểm cao mà không suy xét, khiến chất lượng đào tạo giảm sút và ảnh hưởng đến tự do học thuật.

Tại các nước châu Âu (EU), giáo viên các trường công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước chứ không phải từ nguồn học phí.

Giáo viên thường được coi là viên chức như tại Anh quốc (được tuyển dụng và kí kết hợp đồng làm việc - với mức độ ổn định cao hơn hợp đồng lao động thông thường), thậm chí công chức (như tại Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan …) hay có chế độ tương đương công chức (như tại Đan Mạch).

Tiêu điểm - Các nước trên thế giới duy trì chế độ biên chế với giáo viên ra sao?

Nghề giáo thường được các nước chú trọng đảm bảo tính ổn định, lâu dài. Ảnh minh hoạ.   

Một số quốc gia như Phần Lan hay Ba Lan lại kết hợp giữa chế độ hợp đồng lao động và biên chế viên chức, công chức để áp dụng cho giáo viên. Để đảm bảo giáo viên tập trung vào chuyên môn và duy trì tự do học thuật, các nước EU đều quy định mức lương tối thiểu cho giáo viên tương ứng với trình độ.

Lương của giáo viên được tăng theo thang, bảng lương, hoặc theo ngạch, bậc công chức, viên chức do Chính phủ quy định.

Riêng tại Pháp, lương giáo viên được trả theo nhiều yếu tố. Phụ cấp của giáo viên được bổ sung theo nhiều điều kiện như thâm niên, trình độ, khu vực làm việc … để khuyến khích giáo viên gắn bó với nghề nghiệp, học tập nâng cao trình độ hay xung phong đến các vùng khó khăn, cách trở về địa lý. Các giáo viên kiêm nhiệm việc quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó …) được hưởng thêm phụ cấp chức vụ.

Mặt bằng lương của giáo viên các nước EU thuộc vào loại cao trên thế giới. Điển hình là Luxembourg (tối đa 137.000 USD/năm), Đức (tối đa 84.000 USD/năm), Bỉ (tối đa 76.000 USD/năm), Hà Lan (tối đa 66.000 USD/năm), theo điều tra của OECD năm 2017.

Tại Mỹ, mặc dù giáo dục tư nhân phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên hệ thống trường công lập vẫn được duy trì để đảm bảo phổ cập giáo dục. Ở Mỹ, Bộ Giáo dục Mỹ chủ yếu làm nhiệm vụ xây dựng chính sách và nghiên cứu. Các trường được giao quyền tự chủ rộng rãi, bao gồm cả trong tuyển dụng nhân sự. Giáo viên có chế độ lương cao, lên đến 67.000 USD/năm, thuộc vào top đầu của khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (theo khảo sát đăng trên tờ Business Insider năm 2017).

Về chế độ cho giáo viên, xu thế chung tại Mỹ là gia tăng việc ký các hợp đồng ngắn hạn, thay cho hợp đồng vĩnh viễn (tự động gia hạn qua các năm, tương tự như biên chế viên chức). Tuy nhiên, tại Mỹ cũng có nhiều ý kiến phê phán chính sách sử dụng giáo viên như thế này. Bởi lẽ hợp đồng vĩnh viễn là cơ chế đảm bảo quyền tự do học thuật trong nhà trường. Giáo viên không thể bị sa thải, trừ khi bị kỉ luật vì vi phạm nghiêm trọng, hay nhà trường bị phá sản.Do đó họ sẽ yên tâm để tập trung vào chuyên môn giảng dạy.

Ở khu vực Đông Bắc Á, địa vị của giáo viên cũng rất được coi trọng. Giáo viên ở Nhật Bản là viên chức Nhà nước, được kí hợp đồng làm việc dài hạn, ngoài chế độ lương theo ngạch, bậc còn được hưởng các loại phụ cấp đặc thù. Thu nhập của giáo viên vào loại khá trong xã hội.

Còn tại các nước Đông Nam Á, cơ chế sử dụng giáo viên cũng rất đa dạng. Philippines và Singapore coi giáo viên như nhân viên công vụ, ăn lương theo ngạch bậc và có thể bổ nhiệm dài hạn.

Xem thêm >> Thưa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, làm giáo dục đừng giống… đèn cù!

Đào Vũ

Cùng tác giả

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.