Chỉ ra các tiểu xảo trục lợi cổ phần hóa của VTVcab, SCTV, Vinaconex…

Chỉ ra các tiểu xảo trục lợi cổ phần hóa của VTVcab, SCTV, Vinaconex…

Thứ 2, 28/05/2018 | 15:03
0
Triển khai chậm chạp, xác định sai giá trị doanh nghiệp, cố tình bán bớt vốn Nhà nước trước khi chuyển về cho SCIC... là những lý do khiến cổ phần hoá chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Hàng loạt sai phạm trong công tác cổ phần hóa

Báo VnExpress đưa tin, sáng 28/5, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể về báo cáo giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2016.

Theo kết quả giám sát, đã có 571 doanh nghiệp cổ phần hoá trong 6 năm qua, các chỉ số kinh doanh tại hầu hết doanh nghiệp Nhà nước đều tăng sau bán vốn Nhà nước, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu 29%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%...

Đến cuối 2015, các tập đoàn tổng công ty Nhà nước đã thoái vốn được gần 10.000 tỷ đồng, thu về hơn 11.000 tỷ đồng cho ngân sách.

Chỉ ra các tiểu xảo trục lợi cổ phần hóa của VTVcab, SCTV, Vinaconex…

Quá trình thoái vốn Nhà nước ghi nhận trường hợp cố tình xác định sai giá trị doanh nghiệp để trục lợi

Song không phải việc cổ phần hoá ở mọi nơi đều diễn ra thuận lợi. Quá trình định giá doanh nghiệp tại một số đơn vị chưa theo đúng nguyên tắc thị trường, dẫn tới sai lệch nhằm trục lợi, gây thất thoát tài sản, vốn Nhà nước.

Báo cáo của Quốc hội minh chứng bằng trường hợp xảy ra tại công ty TNHH MTV tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) và công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), Kiểm toán Nhà nước xác định giá trị vốn Nhà nước tăng thêm gần 15.700 tỷ đồng, trong đó Saigontourist tăng 12.018 tỷ đồng và VTVcab hơn 3.666 tỷ.

Ngoài ra, có doanh nghiệp không tính hoặc tính thiếu giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị doanh nghiệp, dẫn đến giá đất xác định thấp hơn giá thị trường.

Thực tế này xảy ra tại Vinaconex, khi doanh nghiệp chưa tính giá trị khu đất, tài sản trên đất số 47 Điện Biên Phủ (TP.HCM) vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, UBND TP HCM đã ban hành quyết định cho phép chuyển sang thuê đất trả tiền một lần.

Cũng liên quan tới giá trị đất đai, kết quả giám sát chỉ ra nhiều sai phạm khi doanh nghiệp sử dụng quyền sử dụng đất để góp vốn sản xuất, kinh doanh với nhà đầu tư khác nhưng lại thỏa thuận giá trị thấp hơn giá theo thị trường.

Một số doanh nghiệp khác thì sử dụng nhiều diện tích đất tại nhiều địa phương chưa thống nhất được phương án sử dụng đất với địa phương trước khi cổ phần hóa, vụ lùm xùm tại Hãng phim truyện Việt Nam là một ví dụ.

Báo cáo giám sát cũng nêu, có trường hợp tập đoàn, tổng công ty cố tình chậm nộp tiền cổ phần hoá để chiếm dụng vốn, sử dụng quỹ Hỗ trợ sắp xếp, phát triển doanh nghiệp sai mục đích.

Danh sách này có tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chậm nộp 1.922 tỷ đồng, công ty Thuốc lá Thăng Long 58 tỷ đồng, Vinachem sử dụng không đúng mục đích, đối tượng khoản tiền 282 tỷ đồng từ quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp...

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), tập đoàn Dệt may (Vinatex), tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam… lại đem tiền quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp gửi ngân hàng, không hạch toán phần thu lãi tiền gửi này vào tăng Quỹ mà đưa vào  thu nhập, phân phối chi tiêu.

Đoàn giám sát của Quốc hội cũng phát hiện doanh nghiệp cố tình bán bớt vốn Nhà nước tại các công ty con, công ty liên kết trước khi bàn giao vốn của công ty mẹ về tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), như tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (bộ Công Thương) bán bớt vốn Nhà nước tại Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân.

Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thoái vốn tại công ty Cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc.

Hay tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GELEX) đã không bàn giao về SCIC mà phát hành thêm cho cổ đông chiến lược là công ty Chứng khoán Bản Việt để tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ lên 1.550 tỷ đồng, làm giảm vốn nhà nước từ 87,17% xuống 78,74% vốn điều lệ…

Hạn chế tiếp theo được nêu trong báo cáo giám sát của Quốc hội, có những doanh nghiệp thua lỗ, vướng mắc về quyền lợi của các cổ đông... nên rất khó cổ phần hóa thành công. Nhiều trường hợp không thể cổ phần hóa được nếu không có biện pháp tháo gỡ, đoàn giám sát nhấn mạnh.

Danh sách này gồm Đạm Ninh Bình, Nhôm Lâm Đồng, Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất, Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (thuộc tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội)...

Chia sẻ với báo chí, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội nhấn mạnh, điểm nhấn giám sát lần này phải chỉ ra được những cơ chế, chính sách hiện đã đủ điều kiện, là “điểm tỳ pháp lý” cho các doanh nghiệp Nhà nước hay chưa?

Do đó, đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cấm và xử lý nghiêm các trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp không đúng quy định của pháp luật để trục lợi, gây thất thoát tài sản, vốn nhà nước, cũng như làm rõ kết quả xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu.

Các Bộ được đề nghị bàn giao phần vốn hiện quản lý về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo lộ trình; nộp đầy đủ các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước về quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định...

Nhiều doanh nghiệp không thể cổ phần hóa

Tờ VnEconomy thông tin thêm, nhận định của đoàn giám sát Quốc hội cho hay, những doanh nghiệp chưa cổ phần hoá được đều vướng mắc về vốn, tài sản, nhiều trường hợp không thể cổ phần hóa được nếu không có biện pháp tháo gỡ.

Đặc biệt, những doanh nghiệp chưa cổ phần hóa được theo kế hoạch, mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đều là những doanh nghiệp có khó khăn, vướng mắc về vốn, tài sản, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, vướng mắc về quyền lợi của các cổ đông... nên rất khó cổ phần hóa thành công.

Nhiều trường hợp không thể cổ phần hóa được nếu không có biện pháp tháo gỡ, đoàn giám sát nhấn mạnh.

Một nhà máy của công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - doanh nghiệp được cho là rất khó có thể cổ phần hoá.

Danh sách này gồm công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng, công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất, công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (thuộc tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội)...

Hạn chế tiếp theo là tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ ở các công ty cổ phần còn cao, trong đó có các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Nhà nước không cần chi phối. Lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án cổ phần hóa doanh nghiệp, có nhiều tổng công ty tỷ lệ bán ra ngoài được rất nhỏ (chỉ khoảng 1% - 2% vốn điều lệ), dẫn đến chưa đạt mục tiêu của cổ phần hóa là đổi mới quản trị và thu hút vốn từ bên ngoài.

Chiều 25/5 tại cuộc họp báo chuyên đề về tăng cường kỷ luật ngân sách do bộ Tài chính tổ chức, đơn vị này nhận định, tình hình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước diễn ra rất chậm chạp.

Theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp, tuy nhiên, đến hết tháng 5/2018 mới cổ phần hóa được 05 doanh nghiệp, nhìn trước tương lai là không đạt được kế hoạch Thủ tướng giao.

Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 thì năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn,  tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm 2018 mới có 01 đơn vị thuộc danh sách thoái vốn theo Quyết định này thực hiện thoái vốn. Như vậy, việc triển khai thoái vốn nhà nước theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là chậm.

H.Y (tổng hợp)

 

Một số DN cổ phần hóa được chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thông qua đấu giá

Thứ 4, 14/03/2018 | 10:39
Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do những ảnh hưởng bất lợi từ nền kinh tế toàn cầu, các chính sách của Chính phủ đã dần tiệm cận với nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp, đi vào thực chất và phát huy hiệu quả.

Vạch rõ loạt sai phạm về sử dụng đất, cổ phần hoá tại công ty của bố chồng Hà Tăng

Thứ 3, 09/01/2018 | 17:32
Theo kết luận thanh tra, trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, SASCO đã thiếu kiểm tra, giám sát để công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam đánh giá lại một số tài sản sai quy định, dẫn đến làm giảm vốn Nhà nước khi cổ phần hóa số tiền gần 13 tỷ đồng.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Giá cà phê "quay đầu" giảm nhẹ sau phiên tăng kỷ lục

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:50
Sáng nay, giá cà phê Tây nguyên cũng hạ nhiệt theo thị trường thế giới, lùi về mốc quanh 120.000 đồng/kg.

Giá xăng điều chỉnh sớm, có thể vượt 25.000 đồng/lít?

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:43
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng.

Thị trường Canada nhiều triển vọng, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:57
Doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ mọi yêu cầu nghiêm ngặt với các hàng hóa khi nhập khẩu vào Canada - thị trường được đánh giá có nhu cầu cao về cá tra.

Thị trường vàng biến động, chuyên gia khuyến cáo không nên đầu tư "tất tay"

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:35
Tại thời điểm này, giá vàng tăng vọt vượt đỉnh, diễn biến khó lường, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Giá dầu thô suy yếu nhẹ trước áp lực vĩ mô

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:06
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá.
     
Nổi bật trong ngày

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Giá cà phê "quay đầu" giảm nhẹ sau phiên tăng kỷ lục

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:50
Sáng nay, giá cà phê Tây nguyên cũng hạ nhiệt theo thị trường thế giới, lùi về mốc quanh 120.000 đồng/kg.