Cách đối xử khác nhau của Nhật với các nước ASEAN

Cách đối xử khác nhau của Nhật với các nước ASEAN

Thứ 6, 02/08/2013 | 14:41
0
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật đến Malaysia, Singapore, Philippines và những phát biểu của ông đã phần nào thể hiện chiến lược của Nhật với ASEAN.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cho thấy sự nhiệt tình của Chính phủ Nhật Bản trong mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đang phát triển nhanh như là một phần nỗ lực hồi sinh nền kinh tế thứ 3 thế giới này.
 
Không chỉ dừng lại ở mục đích phục hồi nền kinh tế, trong bài viết của mình về chuyến công du của ông Abe, tờ Japan Times cho rằng, tăng cường hợp tác với ASEAN cũng là một chiến lược quan trọng đối với Nhật Bản để kiểm soát sức mạnh của Trung Quốc – quốc gia ngày càng trở nên cứng rắn hơn trong các vấn đề chủ quyền biển đảo ở Biển Đông và biển Hoa Đông, tại thời điểm khi mà mối quan hệ của 2 cường quốc này ngày càng trở nên mong manh.
 
Tiêu điểm - Cách đối xử khác nhau của Nhật với các nước ASEAN
Với Nhật Bản, ASEAN là đối tác chiến lược về cả kinh tế và an ninh
 
Tuy nhiên, Japan Times cũng cho rằng không phải nước ASEAN nào cũng có liên quan. Việc này đòi hỏi chính phủ của ông Abe phải có những bước thận trọng trong cách tiếp cận của mình với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là một số thành viên đã duy trì mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc hơn so với các quốc gia khác.
 
Quyết liệt nhất thì cho thuyền chiến
 
Từ đó, qua các phát biểu của ông Abe trước mỗi nước ông đã ghé qua, phần nào nhận thấy được sự đánh giá về từng quốc gia ASEAN và đối sách của Nhật trong cuộc đua tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc.
 
Trước hết phải kể đến Philippines, đất nước nhỏ bé nhưng đang có thái độ đối đầu quyết liệt nhất với Trung Quốc trong vấn đề lãnh thổ. Thủ tướng Nhật Bản cho biết chuyến công du Philippines của ông nhằm tăng cường quan hệ với Manila trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị cho đến kinh tế, an ninh.
 
Nhật Bản cũng đã xác nhận khoản vay ưu đãi hỗ trợ quốc gia này mua 10 tàu tuần duyên hiện đại để phục vụ cho hoạt động bảo vệ lãnh thổ. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản luôn coi Philippines là một đồng mình chiến lược, được Thủ tướng Nhật đặt vào trong mối quan hệ đồng minh tay ba với Nhật và Mỹ.
 
Đáp lại, phía Philippines cũng hồ hởi đón nhận tình cảm đặc biệt của Nhật và cho rằng với sự ủng hộ của những đồng minh này, Philippines nhỏ bé có thể tự tin đối đầu với Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật vẫn yêu cầu Trung Quốc xúc tiến đối thoại song phương về vấn đề lãnh thổ.
 
Tuy nhiên, chỉ có Philippines là trường hợp ngoại lệ khi sẵn sàng đứng về phía Nhật trong căng thẳng với Trung Quốc. Nhiều quốc gia Đông Nam Á tỏ ra e ngại, cho rằng không cần thiết tham gia vào sự cạnh tranh địa chiến lược ngày càng tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
 
Tiêu điểm - Cách đối xử khác nhau của Nhật với các nước ASEAN (Hình 2).
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino III trước cuộc hội đàm ở Manila hôm 27/7
 
Singapore khôn ngoan địa chính trị, Nhật thắt tình bang giao bằng kinh tế 
 
Trong chuyến thăm Singapore vừa qua của ông Abe, hai nước đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế mang tính nhảy vọt.
 
Tuy nhiên, một nguồn tin ngoại giao tại Singapore cho biết hợp tác với Nhật Bản là cơ hội tốt cho nền kinh tế mỗi quốc gia, tuy nhiên, sẽ không có lợi cho ASEAN nếu trở thành một phần của một nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, thêm vào đó liệu ASEAN sẽ đạt được gì từ việc đối đầu với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN.
 
Từ trước đến nay, Singapore luôn là quốc gia giữ chính sách khá trung lập trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, nhưng lại có vị thế địa-chính trị rất quan trọng.
 
Đối với Singapore, Thủ tướng Nhật đã không thương thảo một mình, ông Abe đã “không hẹn mà gặp” với Phó tổng thống Mỹ Joe Biden. Rất có thể cuộc hội đàm của Nhật sẽ dễ dàng hơn khi có sự tham gia của Mỹ, đối tác chiến lược lâu đời với “đảo quốc sư tử”.
 
Sự gặp gỡ này dù vô tình hay hữu ý cũng đã tạo được một sự thuận lợi nhất định cho Nhật Bản trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của quốc gia trung lập này với chính sách kiềm chế Trung Quốc.

Lưỡng thể
 
Đối với Malaysia, Thủ tướng Nhật mang tới rất nhiều cơ hội thương mại, kinh tế: xuất khẩu cơ sở hạ tầng của Nhật Bản sang Malaysia, thúc đẩy phát triển thương mại song phương, hứa hẹn về nguồn vốn đầu tư của Nhật...
 
Ông Abe cũng trao đổi với Thủ tướng Malaysia Najib Razak về vấn đề Biển Đông và giải pháp tốt nhất là các nước ASEAN bắt tay hợp tác Nhật Bản. Được biết, Malaysia sẽ là chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2015.
 
Hồi đầu năm 2013, Thủ tướng Nhật cũng đã tới thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia và Myanmar. Tháng 10 tới, ông Abe sẽ tới thăm Brunei. Có thể nói, Nhật Bản đang xuất hiện ngày càng thân thiện và tích cực hơn, với những hứa hẹn về kinh tế, an ninh và ổn định khu vực.
 
Tuy nhiên, về vấn đề tranh chấp biển đảo, không phải quốc gia nào của Đông Nam Á cũng cùng tiếng nói với Nhật. Và để đạt được sự thân thiết, đồng thuận, việc đảo quốc mặt trời cần làm đầu tiên là nhanh chóng lấy lại vị thế kinh tế của mình và củng cố lợi ích kinh tế cho những đối tác chiến lược. Bởi lẽ dù sao, Trung Quốc hiện vẫn đang là đối tác kinh tế quan trọng nhất của ASEAN.
Theo Báo Đất Việt

Nhật Bản tậu RQ-4 giám sát Trung Quốc

Thứ 6, 26/07/2013 | 20:25
Chính phủ Nhật Bản sẽ mua một số UAV do thám RQ-4 Global Hawk để tăng cường bảo vệ các hòn đảo xa xôi ở phía Nam.

Trung Quốc 'dằn mặt' Nhật Bản, Philippines trong tranh chấp biển đảo

Thứ 6, 19/07/2013 | 19:36
Những nỗ lực của Nhật Bản và Philippine chỉ làm tăng thêm các căng thẳng trong tranh chấp, điều đó chỉ là một sự lãng phí và không có kết quả, Tân Hoa Xã cho biết.

Nhật Bản: Tã người lớn sản xuất không kịp bán

Thứ 3, 16/07/2013 | 10:44
Dân số Nhật Bản đang già hóa với tốc độ chóng mặt. Dự kiến tới năm 2020, số lượng tã người lớn ở nước này sẽ được bán ra nhiều hơn số tã trẻ em.

Nhật Bản sẽ phóng rô-bốt biết nói chuyện vào không gian

Thứ 4, 10/07/2013 | 08:32
Một rô-bốt nhỏ mới được Nhật Bản chế tạo đang chuẩn bị tiến bước dài vào không gian. Rô-bốt mang hình người có tên Kirobo này có thể giao tiếp được với con người và nó sẽ bay lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào ngày 4/8. Sau khi lên ISS, Kirobo sẽ tham gia vào cuộc trò chuyện đầu tiên giữa con người và rô-bốt trong không gian.

Trung Quốc: Tập trận hải quân lớn nhất sát nách Nhật Bản

Thứ 3, 02/07/2013 | 16:15
Một hạm đội Trung Quốc gồm 7 tàu hải quân ngày 2/7 đã khởi hành từ thành phố cảng Thanh Đảo đến vùng biển Nhật Bản để tham gia cuộc tập trận với Hải quân Nga từ ngày 5 – 12/7.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.