Cách phòng tránh té ngã, đột quỵ ở người cao tuổi mắc tiểu đêm

Thứ 6, 02/12/2022 07:55

Trong gia đình có người cao tuổi, một trong những điều gây lo lắng và ám ảnh nhất với người chăm sóc là việc ông bà, cha mẹ bị té ngã khi thức dậy đi tiểu vào ban đêm – một nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ ở người già. Vậy làm cách nào để cải thiện bệnh lý này cũng như phòng tránh chuyện không mong muốn?

Tiểu đêm làm gia tăng nguy cơ té ngã, đột quỵ ở người cao tuổi

Từ 50 tuổi khi cơ thể dần lão hoá, một số bệnh lý bắt đầu xuất hiện, trong đó phổ biến nhất là chứng tiểu đêm với tỉ lệ mắc bệnh tăng cao theo độ tuổi. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra biện pháp nào để chữa dứt chứng bệnh này.

Về bản chất, tiểu đêm không nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới việc bị té ngã ở người cao tuổi. Vào ban đêm, mỗi khi mắc vệ sinh, người già có tâm lý sợ són ra quần nên thường gấp gáp, vội vàng đến toilet trong điều kiện thiếu sáng dù vẫn chưa tỉnh táo hẳn. Điều này dễ dẫn đến trượt chân té ngã, nặng hơn nữa là bị tai biến, đột quỵ.

Trở về từ Bệnh viện Chợ Rẫy sau hơn 5 tuần điều trị tích cực, bà Phạm Hoàn Nhân (67 tuổi, TPHCM) vẫn chưa hết bàng hoàng khi biết mình bị đột quỵ do đi tiểu đêm: “Đêm nào tôi cũng đi vệ sinh 3 - 4 lần, nhưng tôi lại nghĩ việc đấy bình thường, mình còn đi lại được thì mình cứ dậy đi vệ sinh thôi. Thế mà tối hôm đấy tự nhiên choáng váng mặt mày rồi cứ thế tối xầm mặt lại và không biết gì nữa. May mà có con dâu phát hiện kịp để đưa đi cấp cứu”.

img

Tiểu đêm dễ dẫn đến té ngã hay thậm chí là đột quỵ ở người cao tuổi

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thanh Vy (khoa Lão, Đại học Y Dược TP.HCM), tiểu đêm là môt trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy té ngã ở người cao tuổi. Theo một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 1000 người cao tuổi Mỹ đánh giá ảnh hưởng của tiểu đêm lên tuần suất té ngã trong cộng đồng, nghiên cứu cho thấy tiểu trên 3 lần/đêm làm tăng nguy cơ té ngã 1,28 lần.

Đừng thoả hiệp với chứng tiểu đêm - Hãy hành động để bảo vệ người thân khỏi đột quỵ

Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống

Dù ở độ tuổi nào thì việc tập thể dục thường xuyên và nói không với chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,... cũng đều quan trọng. Việc này không chỉ giúp duy trì sức khoẻ mà còn có ích cho người cao tuổi trong việc hạn chế ngủ ngày và điều hoà đồng hồ sinh học vốn đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tiểu đêm.

Về chế độ ăn uống, khẩu phần ủa người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh, hạt ngũ cốc, sữa chua, quả mọng,... và hạn chế ăn những món quá cay hoặc quá mặn để chức năng thận không bị ảnh hưởng. Vậy nên người mắc chứng tiểu đêm cũng cần lưu ý không nhịn uống nước, phân bổ lượng nước dàn trải trong ngày và giảm dần vào chiều tối.

img

Người cao tuổi cần tập thể dục thường xuyên, có chế độ ăn hợp lý và phân bổ thời gian uống nước dàn trải vào ban ngày 

Trang bị các vật dụng để hạn chế té ngã

Người nhà cần trang bị tay vịn, thanh nắm dọc bờ tường từ phòng ngủ tới nhà vệ sinh, đèn tự động bật khi có người di chuyển, dép và thảm chống trượt,... để hỗ trợ người cao tuổi đi vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, tất cả các vật dụng này chỉ là biện pháp mang tính tạm thời.

Gia đình vẫn cần ưu tiên các giải pháp có thể giúp hạn chế tối đa tần suất đi tiểu đêm của người bệnh. Vốn dĩ người già thường khó ngủ, nên thức giấc thường xuyên sẽ dẫn đến chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể, ảnh hướng lớn tới sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Cho người cao tuổi sử dụng tã quần từ sớm

Người cao tuổi tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,... sử dụng tã quần từ khoảng 55 tuổi – độ tuổi bắt đầu xuất hiện triệu chứng rối loạn bài tiết - như một giải pháp mới đơn giản mà hiệu quả. Đây là sản phẩm được thiết kế dành riêng cho người mắc rối loạn bài tiết nói chung và chứng tiểu đêm nói riêng nên có khả năng thấm hút rất tốt trong nhiều giờ sử dụng, nhờ đó người bệnh sẽ không cần thức dậy đi vệ sinh thường xuyên mà có thể yên tâm ngon giấc cả đêm.

img

Tã quần là giải pháp mới hiệu quả giúp người cao tuổi có thể chủ động kiểm soát tình trạng bài tiết của bản thân 

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Thanh Vy – người có nhiều năm làm việc, nghiên cứu về chuyên khoa Lão chia sẻ: “Người cao tuổi nên sử dụng tã quần ngay từ khi bắt đầu xuất hiện tình trạng tiểu đêm cũng như các triệu chứng rối loạn bài tiết để thông qua đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, nâng cao sức khoẻ. Việc này cũng giúp con cái trong quá trình chăm sóc ông bà, cha mẹ dễ dàng hơn, an tâm hơn, tốn ít thời gian hơn bởi người cao tuổi có thể chủ động chăm sóc bản thân mà không cần sự trợ giúp từ người khác”.

Không dừng lại ở những bất tiện thông thường, đằng sau tiểu đêm còn có nhiều nguy hiểm rình rập. Thay vì thực hiện những biện pháp tạm thời, người cao tuổi nên sử dụng tã quần từ sớm – một giải pháp hiện đại và tối ưu giúp người bệnh chủ động kiểm soát tình trạng bài tiết của mình để giấc ngủ không bị ảnh hưởng bởi bệnh lý từ lão hoá tự nhiên này.

Tã quần người lớn Caryn được Diana Unicharm sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Lifree – thương hiệu tã số 1 Nhật Bản. Đây là sản phẩm thiết kế chuyên biệt cho người có thể tự đứng và đi lại được sử dụng ngay từ khi vừa xuất hiện những triệu chứng rối loạn bài tiết.

Tã quần Caryn mỏng nhẹ 5mm nên thoáng khí, không gây hầm bí cho người bệnh khi mặc vào ban ngày và an tâm ngon giấc vào ban đêm. Với thiết kế tương tự như quần lót thông thường, người cao tuổi có thể tự mặc dễ dàng để tự chủ trong cuộc sống.

Dù mỏng nhẹ, tã quần Caryn lại có khả năng thấm hút rất tốt một lượng lớn nước tiểu mà không bị tràn ra ngoài dù sử dụng trong thời gian dài, từ đó giúp người cao tuổi ngủ ngon cả đêm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.