Đôi vợ chồng bán hết tài sản xây viện dưỡng lão

Đôi vợ chồng bán hết tài sản xây viện dưỡng lão

Thứ 5, 25/07/2013 | 14:15
0
Đôi vợ chồng giáo viên viết nên câu chuyện cổ tích dưới chân núi Dương Bồ khi bán hết tài sản dành dụm cả đời để xây viện dưỡng lão dành cho người già bất hạnh. Nghe chị tâm sự mới thấy hết được ân nghĩa và tấm lòng thơm thảo của người phụ nữ nhỏ bé này.

Từ cô bé mồ côi mẹ...

Chúng tôi đến thăm Trung tâm dưỡng lão và đào tạo nghề cho người khuyết tật tại thị trấn Tân An (huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam), cơ sở được vợ chồng chị Trịnh Thị Lời và anh Nguyễn Đình Tùng quê ở xã Bình Tú (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) xây dựng từ năm 2008, đến nay đã có hàng chục cụ già được nuôi dưỡng.

Anh Nguyễn Văn Cương, quản lý trung tâm cho biết, mấy tháng nay chị Lời bị đau cột sống phải đi mổ lần thứ 2 tại bệnh viện Đà Nẵng nên không thường xuyên lên trung tâm được. Qua điện thoại, chúng tôi được hẹn gặp chị ở căn nhà nhỏ tại xã Hương An (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam), một con người nhỏ nhắn nhưng có tấm lòng bao dung.

Xã hội - Đôi vợ chồng bán hết tài sản xây viện dưỡng lão

Chị Lời đến đưa người có hoàn cảnh khó khăn về chăm sóc.

Bị thoái hóa cột sống phải nằm giường điều trị nhưng không lúc nào chị không lo lắng cho sức khỏe của những cụ già ở đây, chị Lời tâm sự: "Tôi mồ côi từ hồi 5 tuổi, mẹ mất sớm, cha lại đi lấy vợ khác, sớm thiếu tình mẫu tử nên tôi ao ước mình có được tình thương yêu, lo lắng của mẹ. Sống trong cảnh cơ nhỡ, thấy những cụ già khó khăn tôi xem như mẹ mình cần phụng dưỡng, đó cũng là cái phúc về sau".

Tuổi thơ chịu nhiều vất vả nên chị thấu hiểu được cái khổ, cảnh đời bất hạnh. Từ nhỏ 3 chị em chị phải sống nương nhờ vào sự giúp đỡ của bà con hàng xóm, sau đó chị về sống với bà ngoại đã 70 tuổi, cuộc sống khó khăn khiến bà cháu sống trong cảnh khốn khó qua ngày. Bà ngoại đã già, chân yếu, mắt mờ nhưng vẫn cố gắng làm lụng để nuôi các cháu khôn lớn, đồng thời trông cậy vào sự giúp đỡ của xóm giềng.

Năm 10 tuổi, chị Lời đã bắt đầu lao vào cuộc mưu sinh từ việc đi chăn bò thuê cùng đám trẻ trong làng, rồi đi mò cua, bắt ốc để có cái ăn, lo cho những đứa em. Do bản chất hiền hậu và tấm lòng bao dung nên chị được nhiều người thương mến, tận tình giúp đỡ. "Nếu không nhờ hàng xóm thì đã không có tôi như ngày hôm nay. Họ đã lo cho chúng tôi miếng cơm, manh áo, hết lòng giúp đỡ, cảm ơn đời vì những người tốt bụng xung quanh mà gia đình tôi mới tồn tại được", chị Lời cho biết.

Cuộc sống khó khăn khiến chị càng nỗ lực phấn đấu, sau ngày giải phóng, chị là giáo viên tại trường cấp một ở địa phương. Cuộc đời hạnh phúc hơn khi chị khi kết hôn với anh Tùng và sinh được 3 đứa con kháu khỉnh, nay đã có công việc ổn định. 

Gia đình yên ấm không được bao lâu, anh Tùng bị tai nạn nên sức khỏe yếu hẳn, chỉ ở nhà phụ giúp công việc gia đình và buôn bán cây cảnh. Cuộc sống dồn ứ với công việc mưu sinh nhưng không lúc nào chị sao nhãng việc chăm sóc các cụ già ở trung tâm. Đầu tiên chị đưa một số người già, lang thang đầu đường xó chợ về nuôi dưỡng. Cuộc sống lúc đầu nhiều khó khăn khi những người lạ sống trong nhà chị, nhưng may chị được những đứa con của mình ủng hộ. Từ một người lên hai người, ai cũng biết đến tiếng thơm chị Lời nên xin nương tựa. Khi số người không nơi nương tựa quá lớn, vợ chồng chị phải bán nhà để xây dựng trung tâm làm nơi cấp dưỡng cho các cụ.

Xã hội - Đôi vợ chồng bán hết tài sản xây viện dưỡng lão (Hình 2).

Cơ sở hoạt động đem lại niềm vui cho nhiều người không nơi nương tựa.

Đến tổ ấm của ngườikhông nơi nương tựa

Ước muốn có được một nơi ở cho những người già neo đơn, không nơi nương tựa luôn hiện hữu trong đầu chị. Năm 2007, được sự cho phép của chính quyền địa phương, gia đình ủng hộ, chị mừng rỡ đến rơi nước mắt. Vợ chồng trị treo bảng rao bán một lúc 3 căn nhà gồm 2 căn ở quê và một căn ở thị trấn Hà Lam để xây dựng nhà dưỡng lão. Chị Lời chia sẻ: "Tôi không ngờ mọi chuyện thuận lợi như vậy. Cầm hơn 600 trăm triệu đồng trong tay tôi bắt tay ngay vào việc xây dựng nhà dưỡng lão để sớm ổn định đời sống cho các cụ".

Cần được nhân rộng

Trong xã hội ngày nay với nhiều toan tính và vụ lợi, tấm lòng thơm thảo như vợ chồng chị Lời là điều đáng quý, trân trọng và cần phát huy. Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Văn Ca, Chủ tịch hội Chữ thập đỏ huyện Hiệp Đức cho biết: "Trung tâm đi vào hoạt động đã giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bất hạnh có nơi sống yên ấm. Chúng tôi cũng thường vận động, hỗ trợ để các cụ sống những ngày cuối đời vui vẻ. Những tấm lòng như vợ chồng chị Lời là điều rất đáng quý và cần được nhân rộng".

Lúc đó có người bảo chị bị tâm thầm vì đem hết tài sản dành dụm của cả gia đình đi lo chuyện bao đồng, nhưng mấy ai thấu được tình cảm trong người phụ nữ này. Năm 2008, Trung tâm dưỡng lão và đào tạo nghề cho người khuyết tật tại thị trấn Tân An đón những cụ già đầu tiên vào sinh sống. Hiện đang có 16 người già, bệnh tật, không  người chăm sóc sống tại đây.

Trên 5.000m2 của trung tâm dưỡng lão được xây dựng khang trang, với nhiều phòng, nhà ăn, nhà tâm linh, tivi, điện nước đầy đủ, có khu giải trí cho người già để họ vui sống. Đến nay, tổng đầu tư đã lên đến hơn 1 tỷ đồng chủ yếu từ nguồn trung tâm vận động và các nhà hảo tâm tài trợ. Những bữa ăn của các cụ được cân bằng đủ chất, khi thiếu kinh phí chị Lời lại lặn lội đi xin các nhà hảo tâm, sự quan tâm của Nhà nước để các cụ sống tốt hơn.

Bà Nguyễn Thị Trướt (82 tuổi) là một trong những người có số phận đặc biệt, bà không biết quê mình ở đâu, chỉ biết lấy chợ làm nhà, ăn xin ngược xuôi. Có lần đói quá, lại đi không nổi, bà suýt chết ở chợ Bà Rén, may gặp được chị Lời đưa về nhà sống gần 2 tháng rồi chuyển lên trung tâm này. Bà Trướt cho biết: "Tôi coi chị Lời như Bồ Tát sống, ân nhân cứu rỗi cuộc đời bất hạnh của mình. Ở đây tôi được ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ, nói chuyện với những bạn già, đó là sự may mắn cuối đời".

Mười sáu cụ già này ở những nơi, những hoàn cảnh khác nhau, có chí hướng riêng nhưng lại đều rơi vào hoàn cảnh bi đát không lối thoát. Cuộc đời của họ như ngọn đèn trước gió. Nhưng cơ may cuối đời họ lại sống trong cảnh ấm cúng, trong sự bảo bọc của người không quen biết. Bà Hoàng Mai Lan (56 tuổi) được biết trước kia là một giáo viên cấp 2 nhưng hiện nay bị bại liệt, nằm bất động, chỉ ú ớ được những từ mà người ta không biết gì. Trên hai tay bà có vết tròn khuyết vào tới xương, người ta suy đoán bà bị ai bắt trói rồi hành hạ dã man nên dẫn đến bại liệt, tinh thần bấn loạn. Số phận bất hạnh nên bà được nhân viên ở đây chăm sóc tận tình chu đáo từ miếng ăn đến vệ sinh cá nhân.

Sơn Phú - Du Ngoạn

Chuyện tình cảm động của nam sinh và cô gái tật nguyền

Thứ 4, 19/06/2013 | 16:40
Lúc 21 tuổi, chàng sinh viên trường cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vinh (Nghệ An) đã thực sự gây sốc cho gia đình, người thân và bạn bè khi quyết tâm đến với cô gái mang đôi chân tật nguyền.

Cảm động tình người nơi 'chuồng cọp Phú Quốc'

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:38
Trong biệt giam của kẻ thù, anh em tù chính trị đều là những người có gan dạ, dũng cảm kiên quyết không chịu khuất phục kẻ thù nên được "chăm sóc" rất đặc biệt bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết, với những chuồng cọp đứng, nằm, những bữa ăn chỉ lõng bõng đủ để cầm hơi...

Chuyện cảm động về cô gái cứu hộ chó mèo hoang

Thứ 5, 30/05/2013 | 08:50
Không phải là người đầu tiên sáng lập ra trạm cứu hộ chó mèo hoang độc nhất vô nhị, nhưng cô gái trẻ Vũ Thị Thu Trang lại nhanh chóng tình nguyện gánh vác vị trí trưởng trạm với hàng loạt những sáng kiến mang tính đột phá.

Chuyện tình cảm động của hai người điên ở viện tâm thần

Thứ 5, 11/04/2013 | 15:20
Bản thân là hai người "tưng tửng", như một quy luật họ gặp nhau trong bệnh viện tâm thần. Chính lúc rơi vào cảnh ngộ ấy, khao khát yêu đương trong họ bỗng trỗi dậy.