Cần nghiên cứu tính điểm sàn khoa học hơn

Cần nghiên cứu tính điểm sàn khoa học hơn

Thứ 2, 04/03/2013 | 08:34
0
Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ GD – ĐT cần nghiên cứu cách tính điểm sàn khoa học hơn.

PGS.TS. Lê Hữu Lập, phó giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông cho rằng, việc cho rằng cách xác định điểm sàn là nguyên nhân khiến các trường ngoài công lập khó tuyển sinh, theo ông Lập là chưa xác đáng. Bởi vẫn cùng một nguyên tắc tính điểm sàn như nhau nhưng những năm trước các trường ngoài công lập (NCL) vẫn tuyển được sinh viên, chỉ riêng năm 2012 việc tuyển sinh mới trở nên quá khó khăn.

Nguyên nhân khủng hoảng tuyển sinh của trường NCL trong năm 2012 theo tôi ở chỗ khác. Trước hết đó là việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh – ông Lập nói.

Xã hội - Cần nghiên cứu tính điểm sàn khoa học hơn
Điểm sàn không phải là nguyên nhân giây khó khăn cho tuyển sinh

Cũng Theo ông Lập, nếu những năm trước, chỉ tiêu do Bộ GD&ĐT quyết định thì năm 2012, việc xác định chỉ tiêu hoàn toàn do các trường đưa ra dựa trên 2 tiêu chí là giảng viên và cơ sở vật chất. Trong khi đó, các trường công lập luôn có lợi thế hơn về hai tiêu chí này, giảng viên nhiều, cơ sở vật chất tốt nên chỉ tiêu sẽ cao, từ đó hút số lượng lớn thí sinh vào học.

Ông Lập cho biết: “Nguyên nhân thứ hai là do việc kéo dài thời gian xét tuyển. Vì thời gian xét tuyển kéo dài nên lại là cơ hội tiếp theo để các trường công hút hết thí sinh. Giữa trường công và trường ngoài công lập, chắc chắn sự lựa chọn của thí sinh sẽ là trường công, dù đó là trường chưa có thương hiệu tốt. Nhiều trường ngoài công lập hiện nay thực sự chưa đủ sức hấp dẫn đối với thí sinh”.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng cần tiếp tục nghiên cứu cách tính điểm sàn vừa khoa học vừa phù hợp với thực tiễn và phải tìm rõ nguyên nhân các thí sinh có từ điểm sàn, không vào đại học, cao đẳng NCL thì họ đi đâu?

Tôi chưa đặt vấn đề về chất lượng đào tạo là phụ thuộc khá nhiều vào điểm tuyển đầu vào. Nhưng tiêu chí phân loại ra sao là bài toán không đơn giản. Các trường có đẳng cấp cao như nhà báo nêu ra, thì không bao giờ họ nghĩ đến tuyển sinh xuống điểm sàn, vậy phân loại làm gì? – ông Lập nhấn mạnh

Còn điểm sàn theo khu vực của trường? Trường ở các địa phương thành lập ra chủ yếu phục vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Thí sinh ở đây cũng đã nhận được chính sách ưu tiên khu vực. Bộ GD-ĐT cũng cho phép một số trường ở địa phương có ngành học khó tuyển sinh được ưu tiên khu vực cao hơn. Các trường mà Bộ GD-ĐT xếp xuống đẳng cấp thấp thì càng khó tuyển sinh, vì thí sinh nghĩ học ở các trường này ra, sau này cũng khó xin được việc làm.

Nguyên An

Điểm sàn gây khó cho các đại học tư nhân

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
– Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các trường tư thục về việc khó khăn trong công tác tuyển sinh nhằm kiến nghị lên Bộ GD & ĐT bỏ quy định điểm sàn.

Bỏ điểm sàn, tự quyết và "quên" chất lượng?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng ngoài công lập đã gửi thư lên Bộ Giáo dục & Đào tạo kiến nghị về việc bỏ điểm sàn chung, giao các trường tự đề xuất điểm sàn.

Hôm nay Bộ GD–ĐT công bố điểm sàn

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Hôm nay 8/8, Bộ GDĐT sẽ họp Hội đồng điểm sàn năm 2011. Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh năm nay cho biết: “Dựa trên phổ điểm thi của thí sinh, sẽ có 3 phương án điểm sàn đưa ra để Hội đồng điểm sàn chọn 1”.

Điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh năm 2013

Thứ 2, 25/02/2013 | 09:13
Mùa thi tuyển sinh năm 2013 về cơ bản vẫn giữ nguyên như những năm trước. Tuy nhiên, có những điểm mới được bổ sung phù hợp hơn như thời hạn xét tuyển, cấp giấy chứng nhận nhiều hơn…