Cần quản lý chặt đất nông lâm trường quốc doanh

Cần quản lý chặt đất nông lâm trường quốc doanh

Thứ 2, 23/10/2017 | 06:56
0
Đã hơn 10 năm kể từ khi bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 28/NQ-TW nhằm đổi mới nông lâm trường quốc doanh song việc quản lý sử dụng đất và tài nguyên rừng còn bất cập.

Quản lý kém, gia tăng khiếu kiện

Ở Việt Nam, trước đây các nông lâm trường được giao một diện tích đất rừng lớn, gần 1/4 tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, do yếu kém trong quản lý nên Chính phủ phải đã yêu cầu rà soát, thu hồi, chuyển giao và phân bổ đất rừng đang được sử dụng không có hiệu quả cho chính quyền địa phương, ưu tiên phân bổ đất rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất trong khu vực. Tuy nhiên, quá trình triển khai xảy ra nhiều bất câp dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.

Đơn cử ở Bắc Giang, tranh chấp giữa doanh nghiệp và người dân liên tục xảy ra. Tại thôn Mùng, xã Bồng Am (Sơn Động) nhiều hộ ngang nhiên lấn chiếm hơn 80ha đất do công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Sơn Động quản lý. Trong khi doanh nghiệp đang tìm cách giải quyết thì nhiều hộ đã được UBND huyện Sơn Động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) với diện tích gần 40ha khiến vụ việc càng trở nên phức tạp.

Trái ngược với vụ việc trên là tranh chấp giữa gia đình bà Phạm Thị Loan, ở tiểu khu Hoàn Hồ, thôn Quản Hái Hồ, xã Vô Tranh (Lục Nam) với công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn. Gia đình bà được doanh nghiệp giao khoán 4 sào ruộng; tham gia trồng, chăm sóc 5ha rừng phòng hộ thuộc dự án 327; nhận bảo vệ 14ha rừng.

Tuy nhiên, sau khi khai thác rừng 327, gia đình bà bị doanh nghiệp thu hồi đất lâm nghiệp, ruộng, vườn khiến cuộc sống lâm vào khó khăn. Đây cũng là tình trạng chung của gần 20 hộ dân sống tại tiểu khu Hoàn Hồ.

Mới đây nhất là khiếu kiện của người dân tại 9 xã thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang về công tác quản lý rừng và sử dụng đất lâm nghiệp của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế; công ty Cổ phần ĐTXD&TM Trường Lộc khiến ông Dương Văn Thái, UBND tỉnh Bắc Giang phải ban hành Quyết định số 1289/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác liên ngành để kiểm tra, ra soát về hoạt động quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của những doanh nghiệp này.

Cùng chung số phận với Bắc Giang còn có một số tỉnh ở Tây Nguyên. Theo số liệu thống kê của ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến thời điểm hiện nay, trong tổng số diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, có đến 282.896ha đang bị người dân tranh chấp, chiếm 8,43% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó, tranh chấp diện tích đất đã giao quyền sử dụng là khoảng 200.000ha, tranh chấp đất chưa giao quyền sử dụng là trên 85.000ha. Diện tích tranh chấp tập trung chủ yếu trong diện tích rừng, đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý là 165.000ha, các ban quản lý rừng phòng hộ trên 56.000ha, các doanh nghiệp Nhà nước là gần 52.000ha và diện tích tranh chấp còn lại thuộc các chủ rừng khác.

Mâu thuẫn đất đai giữa người dân và các công ty ngày càng gia tăng đã tác động tiêu cực về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Điều này không chỉ do việc thiếu đất canh tác trầm trọng của người dân mà còn do sự bất công trong quản lý và sử dụng đất rừng trồng. Sự bất công này được thể hiện qua hình thức khoán mà các công ty áp dụng đối với các hộ trồng và bảo vệ rừng.

Nhiều nơi, sản lượng khoán quá cao, ít nhất chiếm 40 – 50% tổng sản lượng khai thác nên phần lợi ích của người nhận khoán rất thấp (ước tính trung bình chỉ khoảng 2 – 2,5 triệu đồng/ha/năm). Mặt khác nhiều công ty lại khoán diện tích đất của thôn này cho người ở địa phương khác, trong bối cảnh các hộ dân nơi đây đang thiếu đất sản xuất thiếu trầm trọng thì đây là sự bất công.

Điểm nóng - Cần quản lý chặt đất nông lâm trường quốc doanh

Cần quản lý chặt chẽ hơn nữa nguồn tài nguyên đất từ nông lâm trường quốc doanh.

Giao đất, giao rừng còn chậm

Tranh chấp, khiếu kiện kéo dài khiến cho việc giao đất giao rừng cho chính quyền địa phương diễn ra chậm chạp.

Sau khi chuyển đổi, tổng diện tích của lâm trường quốc doanh (LTQD) giảm 1,868.7 nghìn ha nhưng chỉ có 415.000ha đất rừng được chuyển giao cho chính quyền địa phương, và chủ yếu là trên giấy tờ. LTQD và chính quyền địa phương chủ yếu áp dụng các tiêu chí đánh giá lên đất hoang hóa, đất của lâm trường giải thể, hoặc các khu đất mà các LTQD không có đủ nguồn lực để quản lý và bảo vệ. Các tiêu chí khác như đất phân tán và có diện tích nhỏ, gần khu dân cư, đất sử dụng không hiệu quả, vv… lại ít được chú ý tới. Kết quả là, phần lớn đất chuyển giao từ LTQD chưa được phân bổ lại cho các hộ gia đình và cộng đồng.

Tại Nghệ An, UBND tỉnh đã thu hồi 1.612ha đất của các nông, lâm trường trên địa bàn xã Yên Hợp huyện Quỳ hợp để chính quyền huyện, xã giao lại cho dân. Tuy nhiên cho đến nay, UBND xã Yên Hợp mới chỉ giao được cho người dân gần 700ha, còn khoảng hơn 900ha đất vẫn đang chưa thể giao cho người dân để ổn định sản xuất; nhiều hộ dân ở các xóm Trọng Cánh, Cồng, Thái Lão, Hợp Thành, Mới, Thơ vẫn chưa có đất lâm nghiệp để canh tác.

Nguyên nhân chính là non nửa diện tích đất bị tỉnh thu hồi là đất mà người dân lấn chiếm canh tác trước đó. Phần lớn diện tích đất chủ yếu thuộc địa bàn xóm Tạt và các hộ dân xóm Tạt không đồng ý chia đất cho các xóm khác và tiếp tục trồng keo lứa này qua lứa khác.

Điều đáng nói là cho đến nay, nhiều công ty chưa có tài liệu, bản đồ cơ bản để hoàn thiện phương án sử dụng đất theo quy định. Mặt khác, hầu hết các công ty lâm nghiệp chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên phương án sử dụng đất đều đề xuất phê duyệt kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng nghèo kiệt không còn khả năng phục hồi đưa vào cải tạo rừng, trồng cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ sở pháp lý để tỉnh phê duyệt nội dung này. Vì điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, rà soát quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, sau hơn 10 năm sắp xếp đổi mới, tình trạng mâu thuẫn đất đai giữa công ty lâm trường và người dân địa phương còn phổ biến và có nguy cơ lan rộng. Hiệu quả quản lý sử dụng rừng và đất rừng cũng chưa được như mong đợi của Nghị quyết 28/NQ-TW của bộ Chính trị. Do đó, các chuyên gia cho rằng, phải nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế để đưa ra một hệ thống giám sát, đánh giá cải tiến và sáng tạo.

Cần phải cấp bách rà soát, quy chuẩn lại khung pháp lý cho việc thực hiện chính sách. Đánh giá, rà soát lại tình trạng thiếu đất sản xuất của các hộ dân, và đánh giá nhu cầu đất canh tác tối thiểu của các hộ… Trên cơ sở đó, bóc tách các phần đất của lâm trường hiện sử dụng không hợp lý.

Theo Mai Chi/monre.gov.vn

"Choáng" với những căn hộ dát vàng khoe đẳng cấp của đại gia Việt

Thứ 3, 10/10/2017 | 05:00
Ngày nay, nhiều đại gia lắm tiền nhiều của không ngần ngại đầu tư bạc tỷ, thuê thợ về dát vàng toàn bộ ngôi nhà theo kiến trúc hiện đại để thể hiện đẳng cấp giàu có của mình.

Hà Nội: Tổng hợp các thông tin liên quan đến pháp luật thuế về đất đai

Chủ nhật, 24/09/2017 | 07:15
Cục Thuế TP.Hà Nội vừa rà soát, tổng hợp và thông tin để doanh nghiệp, doanh nhân, người nộp thuế, nhân dân biết nhằm thực thi đúng các quy định của pháp luật thuế liên quan đến đất đai…

Ba nhân viên phòng đăng ký đất đai làm giả hồ sơ lừa gần 4 tỷ đồng

Thứ 7, 16/09/2017 | 10:18
Thua cá độ đá bóng không có tiền trả nợ, 3 nhân viên văn phòng Đăng ký đất đai cấu kết với nhau làm giả hồ sơ đem đi thế chấp, lừa đảo gần 4 tỷ đồng.
Cùng tác giả

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai?

Thứ 7, 16/12/2017 | 13:15
Hành vi của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai là trái pháp luật.

Bộ TN&MT thí điểm liên thông 11 thủ tục hành chính

Thứ 7, 16/12/2017 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện liên thông với 11 thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí tuân thủ; giảm rủi ro và gia tăng chi phí cơ hội trong đầu tư, kinh doanh.