Cần tránh trường hợp điểm quá thấp cũng đỗ đại học

Cần tránh trường hợp điểm quá thấp cũng đỗ đại học

Thứ 5, 04/04/2013 | 14:48
0
Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD-ĐT nên quy định các trường khi xét đến mức điểm sàn dưới thì chỉ được xét tuyển 50-70% chỉ tiêu còn thiếu để tránh trường hợp xét tuyển tràn lan. Điểm quá thấp cũng có thể đổ đại học.

Trước ý kiến của thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, các trường nếu áp dụng mức điểm sàn dưới sẽ phải xét thêm điểm thi tốt nghiệp THPT 2013, nhiều bạn đọc cũng chỉ ra những điểm bất hợp lý.

Việc các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, các trường ĐH vùng, miền chưa tuyển được đủ thí sinh do nhiều nguyên nhân. Trong đó, cần phải nhìn vào thực tế các trường này thường mới được thành lập, hoặc nâng cấp từ các trường Cao đẳng ở địa phương nên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, tạm bợ.

Xã hội - Cần tránh trường hợp điểm quá thấp cũng đỗ đại học
Không nên để việc tuyển tràn làn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học (Ảnh: minh họa)

Nếu áp dụng mức điểmsàn như mong muốn của các trường ngoài công lập thì mặt bằng chung của xã hội về giáo dục bị hạ xuống ở mức thấp nhất, ví dụ, do thiều chỉ tiêu một trường có thể hạ điểm trung tuyển xuống dưới 10 điểm/ 3 môn thi, chưa kể thí sinh vùng miền núi có điểm cộng ư tiên khu vực, có khi thí sinh chỉ cần 6 điểm/ 3 môn là trúng tuyển.

Rõ ràng, thí sinh sẽ chỉ lựa chọn vào những trường uy tín nhưng có mức điểm thấp và không chọn những trường ĐH, CĐ ngoài công lập.

Vì vậy, theo nhiều độc giả nếu Bộ GD-ĐT vẫn muốn áp dụng 2 mức điểm sàn trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 cũng cần phải rất thận trọng.

Nhiều người cho rằng: “Bộ GD-ĐT nên quy định các trường khi xét đến mức điểm sàn dưới thì chỉ được xét tuyển 50-70% chỉ tiêu còn thiếu để tránh trường hợp xét tuyển tràn lan”.

Hiện nay, do Bộ GD-ĐT chưa có sự phân tầng đại học nên khó có thể xác định được đâu là trường đại học top trên, đâu là trường đại học top dưới.

Vì vậy, dù một số trường có danh tiếng và không thiếu chỉ tiêu nhưng vẫn tham gia xét điểm sàn dưới thì sẽ gây bất lợi cho những trường thiếu chỉ tiêu thực sự.

Một ý kiến khác lại cho rằng cần phải hạn chế số lượng trường được tham gia vào việc xét tuyển điểm sàn dưới. Việc xét tuyển điểm sàn dưới chỉ nên áp dụng cho một số các trường ĐH, CĐ ngoài công lập và một số ngành khó tuyển của một số trường.

Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên ở các trường này đa phần còn thiếu và yếu về trình độ. Vì vậy, rõ ràng thí sinh sẽ không lựa chọn những trường này cho công việc học tập của mình.

“Trong khi đó, hàng năm các trường đại học này vẫn đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh hàng nghìn sinh viên mà thực chất nhu cầu học của thí sinh chỉ là hàng trăm đến một nghìn sinh viên nên việc không tuyển sinh đủ là điều dễ hiểu”. Độc giả Hoàng Anh phân tích. Thậm chí, việc Bộ GD-ĐT cho rằng việc xét mức điểm sàn dưới có lợi đối với những trường đại học top dưới và khó tuyển sinh cũng không được bạn đọc ủng hộ.

Nguyên An

Dự kiến tuyển sinh năm 2013 có hai mức điểm sàn

Thứ 4, 03/04/2013 | 09:25
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, có thể sẽ có 2 mức điểm sàn, nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các trường ngoài công lập.

Quy định điểm sàn thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng

Thứ 2, 25/03/2013 | 08:32
Điểm sàn là một cơ sở khoa học, nó tôn tại được trong một thời gian dài như vậy chứng tỏ điểm sàn đảm bảo được chất lượng đào tạo. Vì vậy, không nên quy định điểm sàn quá thấp, đó là khẳng định của TS Nguyễn Văn Tuấn – hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.

Cần nghiên cứu tính điểm sàn khoa học hơn

Thứ 2, 04/03/2013 | 08:34
Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ GD – ĐT cần nghiên cứu cách tính điểm sàn khoa học hơn.

Điểm sàn gây khó cho các đại học tư nhân

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
– Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các trường tư thục về việc khó khăn trong công tác tuyển sinh nhằm kiến nghị lên Bộ GD & ĐT bỏ quy định điểm sàn.