Căng thẳng bán đảo Triều Tiên: Nguy cơ chạy đua vũ trang, bùng phát chiến tranh lạnh

Căng thẳng bán đảo Triều Tiên: Nguy cơ chạy đua vũ trang, bùng phát chiến tranh lạnh

Vũ Thu Hương
Thứ 6, 22/09/2017 | 14:00
0
Sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang đẩy các quốc gia ở châu Á rơi vào những mâu thuẫn âm ỉ. Theo các chuyên gia, điều này có nguy cơ bùng phát chiến tranh lạnh trong khu vực.

Những mối quan hệ bị tổn thương

Sau gần 7 thập kỷ kể từ khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, thế giới lại một lần nữa đứng trước bờ vực của những mâu thuẫn, căng thẳng khó hoà giải tại khu vực này với 2 nhân vật chính là Washington và Bình Nhưỡng.

Nhiều lần Tổng thống Mỹ Donald Trump đe doạ tấn công phủ đầu Triều Tiên và áp dụng nhiều cách thức để răn đe quốc gia bí ẩn, nhưng đáp lại là những lần thử tên lửa liên tiếp và thử hạt nhân lần thứ 6 chấn động thế giới.

Tình trạng này đẩy các nước trong khu vực châu Á rơi vào “mớ bòng bong” của những mâu thuẫn. Một trong những nước chịu tác động lớn nhất là Nhật Bản.

Tiêu điểm - Căng thẳng bán đảo Triều Tiên: Nguy cơ chạy đua vũ trang, bùng phát chiến tranh lạnh

Tình trạng căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên đặt ra một bài toán khó.

Trước tình trạng gia tăng hạt nhân của Bình Nhưỡng, chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe buộc phải nghĩ tới những giải pháp quân sự để tự bảo vệ mình.

Căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên cũng đã đẩy Trung Quốc vào thế khó.

Bắc Kinh nhiều lần lên án Bình Nhưỡng về những hành động khiêu khích và đã đồng ý thực hiện lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không hề mong muốn chiến tranh nổ ra, hay việc lật đổ chế độ ở Triều Tiên.

Bởi nếu chiến tranh nổ ra, hàng loạt người dân từ quốc gia bí ẩn được cho là sẽ tràn sang nước này.

Mặt khác, nếu bán đảo Triều Tiên hợp nhất, quốc gia này sẽ chịu ảnh hưởng từ Mỹ. Đây là điều Bắc Kinh không hề muốn.

Ngược lại, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc ủng hộ Triều Tiên thông qua các viện trợ kinh tế.

Kịch bản chiến tranh lạnh diễn ra nhiều năm về trước nay có thể lặp lại tại châu Á với 2 chiến tuyến là 2 siêu cường thế giới, Trung Quốc và Mỹ ở 2 đầu chiến tuyến.

Căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên cũng khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc phần nào bị tổn hại. Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ việc Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.

Lý do Trung Quốc không đồng tình với việc này là bởi lo ngại hệ thống này có thể tạo ra mối nguy hại cho Bắc Kinh.

Để trừng phạt, Trung Quốc đã đưa các công ty Hàn Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng và thị trường của nước này, cũng như ban hành lệnh cấm 8 triệu du khách tới du lịch Hàn Quốc mỗi năm.

Dù là đồng minh của Mỹ, song chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng có nhiều bất đồng với chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Phía Hàn Quốc cho rằng, Mỹ đang thêm dầu vào lửa trong bối cảnh căng thẳng quân sự có thể dễ dàng bùng phát bất cứ lúc nào trên bán đảo Triều Tiên.

Hồi giữa tháng Tám, ông Moon đã từng tuyên bố: “Mọi hành vi quân sự trên bán đảo Triều Tiên cần có sự đồng ý của Hàn Quốc và không bên nào có thể tự quyết được điều đó, mà không có sự cho phép của Hàn Quốc”.

Phía Hàn Quốc luôn đề cao sự hỗ trợ về mặt ngoại giao của Trung Quốc với mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đến năm 2020.

Chính quyền Tổng thống Moon sẵn sàng cung cấp ưu đãi về thương mại và đầu tư để đổi lấy một người láng giềng ít thù địch và thất thường hơn trên bán đảo Triều Tiên.

Những bước đi phòng thủ và răn đe

Bên cạnh đó, giới chuyên gia cho rằng nếu Triều Tiên làm chủ được công nghệ tên lửa hạt nhân, châu Á có nguy cơ rơi vào một cuộc đua vũ trang chưa từng có từ thời Chiến tranh Lạnh.

Trong bối cảnh phải đối mặt với khả năng Triều Tiên sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân, giới lãnh đạo Nhật Bản bắt đầu hoài nghi về hiệp ước liên minh Mỹ - Nhật, cũng như lời khẳng định của Mỹ về việc bảo vệ an ninh “100%” cho đồng minh.

Tiêu điểm - Căng thẳng bán đảo Triều Tiên: Nguy cơ chạy đua vũ trang, bùng phát chiến tranh lạnh (Hình 2).

Thời gian gần đây, Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa. 

"Khi Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, hiệp ước an ninh dù mạnh đến đâu cũng có thể không còn đủ sức đảm bảo an toàn cho Nhật Bản", một quan chức an ninh trong chính phủ Nhật Bản nhận định.

"Dư luận Hàn Quốc ngày càng ủng hộ việc sở hữu vũ khí hạt nhân để đối phó Triều Tiên, trong khi Nhật Bản đang cân nhắc triển khai lá chắn tên lửa Aegis trên đất liền.

Việc này sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đặc biệt trong quan hệ với Nga và Trung Quốc", ông Masao Okonogi, chuyên gia Triều Tiên thuộc đại học Quốc tế Tokyo, nhận định.

Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang tăng cường năng lực phòng thủ của mình trước mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên.

Nhật Bản muốn mua hệ thống Aegis mặt đất (Aegis Ashore) có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo và hệ thống phòng không Patriot PAC-3 cải tiến.

Ngoài ra, nước này cũng đang cân nhắc xây dựng khả năng đánh phủ đầu các căn cứ chứa bệ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.

Trong khi đó Hàn Quốc cũng đang tăng chi tiêu quốc phòng. Dự kiến Hàn Quốc sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên mức 38 tỷ USD trong năm 2018, cao hơn 3 tỷ USD so với năm nay.

Giới chuyên gia phân tích, biện pháp hiệu quả duy nhất tại bán đảo Triều Tiên là đối thoại trực tiếp.

Điều này đã từng giúp phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên một thời gian dài từ năm 1994 đến 2002.

Trong khi đó, những biện pháp khác hoặc là thất bại hoặc chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề.

Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận rằng căng thẳng gia tăng giữa các bên liên quan cùng Mỹ sẽ có thể châm ngòi cho sự bùng phát cuộc chiến tranh lạnh tại châu Á. 

Xem thêm >> Con trai bin Laden kêu gọi đối đầu với TT Syria và cảnh báo cuộc tấn công thảm khốc mới của al-Qaeda

V.T.H

Mỹ sẽ làm gì sau phát biểu "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên của TT Trump?

Thứ 4, 20/09/2017 | 20:00
Tuyên bố hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên của Tổng thống Trump không khiến Bình Nhưỡng cảm thấy lo ngại, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc lại đang cảm thấy đầy bất an...

Báo Nhật Bản: Tiết lộ Triều Tiên bí mật đóng tàu ngầm hạt nhân

Thứ 3, 19/09/2017 | 15:28
Truyền thông Nhật Bản cho hay, Triều Tiên đang bí mật đóng một tàu ngầm hạt nhân, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020.
Cùng tác giả

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế ICJ về biến đổi khí hậu

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:44
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia Thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.

Việt Nam-Anh phối hợp thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP

Thứ 3, 26/03/2024 | 16:30
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, đối tác Việt Nam để thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP, nhất là về điện gió ngoài khơi, lĩnh vực Anh có thế mạnh.

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:51
Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất là cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng đầu tiên giữa hai nước kể từ khi xác lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:37
Tại cuộc gặp với Cố vấn Anninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược, đánh giá cao Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng...
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.