Căng thẳng Trung-Ấn: Khi “bom nước” nguy hiểm như vũ khí hạt nhân

Căng thẳng Trung-Ấn: Khi “bom nước” nguy hiểm như vũ khí hạt nhân

Vũ Thu Hương
Chủ nhật, 27/08/2017 | 06:16
0
Trong bối cảnh căng thẳng biên giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, việc Bắc Kinh đột ngột ngừng chia sẻ thông tin thủy văn với New Delhi khiến giới quan sát lo ngại. Nếu Trung Quốc xả lũ các đập, Ấn Độ sẽ phải hứng chịu một vụ "bom nước" mà hậu quả khốc liệt không kém gì một vụ nổ hạt nhân.

“Cuộc chiến nước” sẽ rất khốc liệt

Bắc Kinh được cho là không cung cấp thông tin về thủy văn của con sông thượng nguồn Yarlung Zangbo, con sông chảy từ Trung Quốc sang Ấn Độ. “Trong năm nay, Ấn Độ chưa hề nhận được dữ liệu thủy văn từ phía Trung Quốc”, ông Raveesh Kumar, người phát ngôn của bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) cho biết.

Con sông Yarlung Zangbo được gọi là Brah Maputra sau khi chảy vào Ấn Độ. Với độ cao trung bình 4.500m, Yarlung Zangbo là con sông cao nhất thế giới. Nó bắt nguồn từ vùng đóng băng phía Bắc dãy núi Himalayas, trải dài 2.057km qua Tây Nam Tây Tạng, chạy qua Ấn Độ và Bangladesh và cuối cùng đổ ra Ấn Độ Dương qua vịnh Bengal.

Quân sự - Căng thẳng Trung-Ấn: Khi “bom nước” nguy hiểm như vũ khí hạt nhân

Việc đột ngột ngừng chia sẻ thông tin thủy văn từ phía Bắc Kinh 
với New Delhi khiến giới quan sát lo ngại.

Nhánh trên của sông Yarlung Zangbo nằm ở vị trí vùng Tây Tạng phía Tây Nam Trung Quốc. Theo giới phân tích, sông Yarlung Zangbo là nguồn nước thiết yếu cho Ấn Độ và Bangladesh. Đây là nơi người dân địa phương đánh bắt cá cũng như hoạt động thuỷ lợi, thuỷ điện.

Vào năm 2013, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký một bản ghi nhớ hợp tác về các tuyến sông chảy qua biên giới hai nước. Theo đó, Ấn Độ luôn nhận được báo cáo dữ liệu thủy văn từ các tuyến sông chảy từ phương Bắc xuống.

Lý do Trung Quốc nhất trí chia sẻ dữ liệu thủy văn với New Delhi là nhằm giúp người láng giềng ngăn chặn được các thảm họa liên quan đến thủy văn như lũ lụt, hạn hán cũng như mở ra hợp tác phát triển và khai thác tài nguyên thủy văn.

Vì lẽ đó, nên theo các chuyên gia môi trường, việc Trung Quốc mập mờ thông tin thủy văn có thể gây bất lợi lớn, thậm chí là nguy hiểm cho Ấn Độ. Với việc không cung cấp thông tin thuỷ văn, Trung Quốc dường như đang tìm cách tạo ra một "quả bom” nước giội lên Ấn Độ, đe dọa  an toàn cho nhiều người dân Ấn Độ.

Trung Quốc được cho là đã xây dựng một số con đập ngang các con sông chảy qua lãnh thổ vào Ấn Độ. New Delhi hiện đang phải đứng trước thực tế: Ba dòng sông chính của nước này đều chảy từ Tây Tạng xuống và đều nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Con sông lớn nhất, Brah Maputra đã bị phía Trung Quốc xây dựng đập trên đó. Nếu như Trung Quốc mở cửa xả nước tại các con đập trên sông Brah Maputra, toàn bộ khu vực phía Đông Ấn Độ sẽ bị nước lũ nhấn chìm chỉ trong vài tiếng.

Với hai con sông còn lại, Sutlej và Indus, Trung Quốc cũng cho xây một số con đập ở trên thượng nguồn. Và như vậy nếu Bắc Kinh xả lũ, chắc chắn toàn bộ phía Bắc Ấn Độ cũng sẽ gặp nguy vì nước ngập.

Nếu Trung Quốc kích hoạt một "cuộc chiến nước" bằng cách xả lũ các đập, Ấn Độ sẽ phải hứng chịu một vụ "bom nước", mà hậu quả khốc liệt không kém gì một vụ nổ hạt nhân, chuyên gia quốc phòng Anil Gupta nhận định. 

Thảm họa lơ lửng

Cho đến hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ cơ quan Chính phủ nào của Trung Quốc giải thích về lý do ngừng chia sẻ thông tin thuỷ văn với Ấn Độ. Theo giới quan sát Trung Quốc, nguyên do dẫn đến sự việc xuất phát từ căng thẳng đang leo thang từng ngày tại cao nguyên Doklam.

Hu Zhiyong, nhà nghiên cứu của viện Quan hệ Quốc tế thuộc đại học Khoa học Xã hội Thượng Hải giải thích, Bắc Kinh sẽ không đồng ý nối lại hợp tác bình thường về việc chia sẻ dữ liệu thủy văn với New Delhi , trừ trường hợp Ấn Độ đồng thuận rút quân khỏi cao nguyên Doklam.

Quân sự - Căng thẳng Trung-Ấn: Khi “bom nước” nguy hiểm như vũ khí hạt nhân (Hình 2).

 Binh sĩ Trung Quốc cùng một binh sĩ Ấn Độ ở biên giới giữa hai nước. 

Trong khi đó, chuyên gia chiến lược người Ấn Độ Brahma Chellani nhận xét, trong bối cảnh cuộc xung đột ở cao nguyên Doklam bước sang tháng thứ ba, với việc không cung cấp dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ, có thể Trung Quốc đang bắt đầu dùng đây như một thứ vũ khí chính trị để kìm hãm sức mạnh của Ấn Độ.

Căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh diễn ra hơn hai tháng qua, sau khi binh sĩ Ấn Độ ngăn cản Trung Quốc xây dựng một con đường tại cao nguyên Doklam, khu vực biên giới giữa Bhutan và Trung Quốc.

Ấn Độ, đồng minh chính của Bhutan cho rằng, con đường này là phương tiện để Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng vào các bang phía Đông Bắc Ấn Độ. Ngược lại, Trung Quốc khẳng định đang xây đường trong lãnh thổ của mình và yêu cầu quân đội Ấn Độ phải rút quân ngay lập tức khỏi Doklam.

Trung Quốc mới đây cho rằng Ấn Độ hành động đi ngược lời nói khi dự định xây đường cách hồ Pangong, nơi binh sĩ hai nước xô xát hồi tuần trước, chỉ 20km. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo, quyết định của Ấn Độ sẽ làm xấu thêm căng thẳng giữa hai nước. Một đoạn video xuất hiện hồi tuần trước cho thấy quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả, ném đá vào nhau gần vùng Ladakh trên cao nguyên Tây Tạng.

Xem thêm >> Tiết lộ thế lực “bật đèn xanh” cho cuộc đào thoát của bà Yingluck

V.T.H

Ấn Độ: Thủ lĩnh giáo phái bị kết tội hiếp dâm, 30 người thiệt mạng

Thứ 7, 26/08/2017 | 19:29
Hàng nghìn tín đồ quá khích đã xuống đường phá phách ở hai bang của Ấn Độ, sau khi một thủ lĩnh giáo phái bị kết án vì tội hiếp dâm.

Lý do Trung Quốc mời Nga cùng xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân

Thứ 5, 24/08/2017 | 06:18
Bắc Kinh vừa bày tỏ mong muốn nhờ Kremlin giúp đỡ xây dựng một nhà máy năng lượng hạt nhân ở Trung Quốc. Lý do gì khiến Trung Quốc hành động như vậy?
Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.