Cha con người rừng lần đầu tiên trở lại với rừng

Cha con người rừng lần đầu tiên trở lại với rừng

Thứ 2, 09/09/2013 | 16:03
0
Sau gần 1 tháng được chăm sóc, sức khỏe của ông Thanh đã hồi phục gần như hoàn toàn, còn ông Lang thì mập và trắng ra hơn rất nhiều.

Sáng ngày 9/9, người con út là Hồ Văn Tri đã đưa cha là ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và anh trai là Hồ Văn Lang (sinh 1969), ở thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Tây Trà vào rẫy để trồng cây keo.

Ông Tri cho biết: "Vào sáng nay, khi tôi và anh Lang chuẩn bị đưa cây keo giống đi trồng ở đám rẫy gần nhà, thì cha đòi đi theo. Cha nói lâu rồi không đi rừng nên cái tay, chân mỏi lắm. Qua quan sát, thì dù rất lạ với cách trồng loại cây này, thế nhưng sau khi được hướng dẫn, 2 cha con người rừng trồng khá thành thạo".

Được biết đây là lần đầu tiên mà cha con “người rừng” trở lại với rừng sau hơn 1 tháng được người thân và cán bộ huyện Tây Trà đưa từ rừng sâu trở về với cộng đồng.

Riêng về phần của Lang thì đến giờ không chỉ đã hòa nhập với cuộc sống với làng, mà còn không còn muốn trở lại nơi ở cũ. Ông Tri kể: "Cách đây mấy hôm, một số người trong làng đùa là đưa trở về thăm nơi ở cũ, Lang lắc đầu và chê trong rừng buồn, ở đây vui hơn".

Xã hội - Cha con người rừng lần đầu tiên trở lại với rừng

Sau gần 1 tháng được chăm sóc, sức khỏe của ông Thanh đã hồi phục gần như hoàn toàn, còn ông Lang thì mập và trắng ra hơn rất nhiều.

Xã hội - Cha con người rừng lần đầu tiên trở lại với rừng (Hình 2).

Xã hội - Cha con người rừng lần đầu tiên trở lại với rừng (Hình 3).

Hai cha con người rừng làm việc rất chịu khó.

Xã hội - Cha con người rừng lần đầu tiên trở lại với rừng (Hình 4).

Sau khi được hướng dẫn, cha con ông Thanh trồng khá thành thạo.

Xã hội - Cha con người rừng lần đầu tiên trở lại với rừng (Hình 5).

Ông Tri đang đưa trầu cho cha.

Theo Tri thức

Cuộc sống mới của mẹ con 'người rừng'

Chủ nhật, 08/09/2013 | 16:45
Trong “mái nhà chung" là Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Giang, cảm giác yên vui đã hiện hữu trên khuôn mặt những "người rừng" hôm nào.

Những chuyện chưa tiết lộ về cha con 'người rừng'

Thứ 7, 07/09/2013 | 07:29
Đến giờ "người rừng" cha Hồ Văn Thanh vẫn không nhận ông Hồ Văn Tri là con út của mình và cho rằng con ông đã chết rồi, dù vợ chồng ông Tri ngày ngày cơm bưng nước rót và rất sợ người Kinh. Tất cả những điều này đều có nguyên do, uẩn ức.

Quảng Ngãi: Không chỉ có một 'người rừng'

Thứ 3, 27/08/2013 | 09:24
Ở Quảng Ngãi từ lâu đã xuất hiện những vụ “người rừng” ly kỳ. Người thì sợ “con ma đồ độc” đã trốn biệt tích vào rừng sâu thành người rừng suốt 9 năm. Người thì hoảng loạn trước thảm cảnh chiến tranh đã ôm con trốn vào rừng sâu suốt 40 năm,… Tất cả họ phải chống chọi với sự khắc nghiệt nơi rừng thiêng nước độc.

Chuyện chưa kể về hai cha con 'người rừng'

Thứ 7, 24/08/2013 | 11:02
"Tôi mong đừng ai gọi cha và anh trai là "người rừng" nữa. Bởi vì, tôi vẫn gặp cha một năm vài ba lần, đâu phải là từ đó đến nay cha và anh tôi không gặp người thân và dân làng... mà gọi cha tôi là "người rừng".

2 căn chòi bí ẩn 'trận địa' của cha con người rừng

Thứ 5, 22/08/2013 | 08:20
Để đánh dấu lãnh địa, cha con ông Thanh khoanh vùng khu rừng thành một nơi bất khả xâm phạm. Ở đó có những căn chòi bí ẩn để 2 cha con sinh sống theo mùa.

'Người rừng' đã hòa nhập cuộc sống đồng bằng

Thứ 3, 20/08/2013 | 16:55
Sau nhiều ngày được chăm sóc sức khỏe ở Trung tâm y tế huyện Tây Trà, cha con người rừng Hồ Văn Thanh (81 tuổi) và Hồ Văn Lang (41 tuổi) đã được chuyển xuống bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Sức khỏe của 2 cha con “người rừng” đã có chuyển biến tốt, tinh thần ổn định và có thể tự chăm sóc ăn uống hàng ngày.

Khi 'người rừng' trở thành 'món hàng' kinh doanh

Thứ 7, 17/08/2013 | 09:50
"Người rừng” đáng thương khi bị người nhà mang ra làm món hàng kinh doanh, nhưng có lẽ họ còn đáng thương hơn khi bị báo chí “cày xới”, khai thác quá sâu vào cuộc sống của mình. Họ là những con người đang rất yếu thế trong xã hội và họ cần trước tiên là người thân, họ hàng, sau đó tới cộng đồng giúp đỡ. Những hành vi đem “người rừng” ra để phục vụ cho lợi ích kinh doanh, thương mại, quảng bá đều không nên một chút nào.

Đưa 'người rừng' về: Không thể làm khác!

Thứ 5, 15/08/2013 | 22:36
Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, việc đưa cha con “người rừng” về với cộng đồng xuất phát từ mục tiêu nhân đạo, là việc làm tốt. Còn đánh giá như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người.