'Chân dài' bán rẻ hàng hiệu để xài cầm hơi

'Chân dài' bán rẻ hàng hiệu để xài cầm hơi

Thứ 4, 30/01/2013 | 08:25
0
Không chỉ được bán trong những cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại mà dân "nghiện" hàng hiệu có thể ra chợ dân sinh "săn" được món đồ ưng ý với giá rất "mềm"...

Đang đứng chọn túi với một người bạn ở chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội), tôi được người bán hàng thì thầm: "Mua hàng hiệu giá rẻ không em? Chất lượng tốt lắm, hàng dùng mới 90% thôi. Túi xách, giày, dép, nước hoa... đủ cả. Em là khách quen chị mới giới thiệu đấy, chứ đồ còn mới, ra shop "xịn", kiểu gì cũng phải mua với giá gấp đôi...".

“Săn” hàng hiệu ngoài... ch

Trước kia, những "tín đồ" hàng hiệu thường "săn" đồ ở các cửa hàng trên phố lớn hay qua nguồn xách tay của người quen, bạn bè. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chị em văn phòng rỉ tai nhau về cách mua hàng hiệu chất lượng cao ngoài chợ dân sinh mà giá lại khá "mềm". Với tâm lý "cũ người mới ta" và do tình hình kinh tế chung nên nhiều người chấp nhận cách thức mua đồ hàng hiệu lạ đời này.

Chị Mai Anh (phố Vọng, Hà Nội) cho biết: "Nếu tinh ý thì tại các chợ dân sinh, chúng ta cũng tìm được những món đồ hàng hiệu gần như mới. So với mĩ phẩm mới, mĩ phẩm cũ "xịn" thường bị bán tống bán tháo nên giá rẻ hơn nhiều mà dung tích còn khá lớn, mức giá lại rẻ hơn hẳn 30% - 50%. Thỏi son Relvon có giá hơn 300.000 đồng tại showroom, được bán ở chợ với giá chỉ từ 150.000 - 200.000 đồng/thỏi. Có thỏi vẫn còn nguyên hộp và mới chỉ "quẹt qua vài lần", có thỏi thì đã sử dụng khoảng 30%"...

Xã hội - 'Chân dài' bán rẻ hàng hiệu để xài cầm hơi

Nhiều hàng hiệu được bán tại chợ

Ngoài ra còn có các loại nước hoa đã qua sử dụng được bán với giá khá rẻ chỉ từ 300.000 - 900.000 đồng/lọ tuỳ theo dung tích. Những loại nước hoa có giá mới từ 1 - 1,5 triệu đồng/lọ 50ml, sau khi được các chủ nhân "xịt qua vài lần" hoặc dùng chưa đầy một nửa dung tích được chào bán với giá "rẻ như cho" chỉ vài trăm nghìn đồng. "Tín đồ" chuyên  "săn" hàng hiệu cho biết, người gửi hàng hiệu ở chợ để bán đa phần là khách quen của cửa hàng, vì thế họ mới tin tưởng nhau, để hàng lại. "Dân" dùng hàng hiệu rất tinh nên họ có thể phân biệt được giữa hàng thật và hàng "fake" (hàng nhái - PV).

Dạo một vòng qua các trang mua bán online, có thể dễ dàng bắt gặp các dòng quảng cáo: "Chuyên hàng hiệu xách tay từ Anh, Pháp, Italy, Nhật... của các hãng Bebe, LV, Hermes, Gucci, Burberry được bán tại chợ Ngã Tư Sởå... Hàng chính hãng, xách tay từ nước ngoài, nếu phát hiện hàng fake, đền gấp đôi ở chợ Thành Công...". Những trang rao vặt ấy cũng "kéo" chân khá nhiều chị em đến... chợ để "săn" hàng chất lượng cao.

Chị Hải Ngân, chủ gian hàng Mỹ phẩm tại chợ Nhà Xanh, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Ngày xưa, tôi đã ở nước ngoài, là đầu mối trung gian của một số nhãn hàng mỹ phẩm tại Pháp nên có quen một số "dân chơi", nay tôi về nước kinh doanh, nên có sẵn mối quan hệ với nhiều người và họ thường xuyên ra đây gửi đồ để bán.

Việc "xài" hàng hiệu đã trở thành thói quen đối với tôi cũng như đám bạn bè của mình. Vì thế hàng hiệu "chất" đến mức độ nào, hàng "fake" hay hàng được tút tát lại bao nhiêu phần trăm, tôi đều "đọc vị" được rõ ràng, độ chính xác khoảng 95%. Thật ra, nhiều hàng trong các trung tâm thương mại chất lượng cũng bình thường thôi. Cộng với gần đây, có thông tin về một số sản phẩm hàng hiệu bán tại Việt Nam là hàng nhái nên nhiều chị em văn phòng đã ra đây để "săn" hàng xách tay từ "bển" về".

Trong vòng 2 năm trở lại đây, tại các chợ dân sinh xuất hiện ngày càng nhiều những nhãn hàng thời trang mang thương hiệu quốc tế như Louis Vuitton, Hermes, Chanel, Prada, Gucci, Marc Jacobs, Salvatore Ferragamo... Hầu hết là quần, áo, giày dép, nước hoa, túi xách... của cả nam lẫn nữ.

Nghe chị Ngân "bật mí", chúng tôi thấy "choáng" bởi độ "sành" chơi của "tín đồ" hàng hiệu. Tại một số gian hàng khác, sự góp mặt của hàng hiệu cũng phong phú từ đồ trang sức vàng, bạc, đồng hồ, túi xách hạng sang tới các loại máy tính siêu mỏng, máy tính bảng, ống kính camera cao cấp...

Anh Trần Quang, chủ cửa hàng túi xách trong chợ Ngã Tư Sở "gây sốc" cho chúng tôi bằng câu chuyện: "Đa phần những hàng hiệu này là của các "kiều nữ chân dài". Thời mặn nồng, họ được các đại gia bao bọc từ A - Z. Nay không còn được cưng chiều nữa, họ đành bán đi những món đồ cũ có chất lượng cao lấy tiền "xài".

Xã hội - 'Chân dài' bán rẻ hàng hiệu để xài cầm hơi (Hình 2).

Quỳnh Tr. mang túi hàng hiệu ra nhờ cửa hàng bán

"Sống mòn" vào quá kh

Theo tiết lộ của anh Quang, thời  kỳ còn được "chiều chuộng" nhiều cô gái được "đi theo" các đại gia như món đồ trang sức. Họ đi nước ngoài du lịch, ký hợp đồng, nghỉ dưỡng... liên tục nên việc sắm vài ba chiếc túi hàng hiệu, đôi giày, cái váy, quần áo... là "chuyện thường ngày ở huyện". Tuy nhiên, theo thời gian, sự "nâng niu" ấy nhạt dần và các cô đã bị "bỏ rơi" lúc nào không biết. Bị cắt hết nguồn viện trợ, họ đành bán dần những đồ có giá trị để sốáng qua ngày, chờ "thời cơ" mới...

Hầu hết những món hàng "xịn" được gửi ở chợ đều được các "kiều nữ" mua ở những cửa hàng sang trọng, thậm chí được mua ở những khu mua sắm nổi tiếng tại Singapore, Hàn Quốc, Nhật, Pháp, Úc, Italy... Theo anh Quang, có cô mang hàng đến chợ, yêu cầu chỉ cần bán với giá bằng 1/3 giá trị của hàng hiệu thôi, vì đang cần tiền. Khiến cho nhiều lúc, anh cũng thấy "cám cảnh"...

Với sự giúp đỡ của anh Quang, chúng tôi đã tiếp xúc được với Quỳnh Tr., 20 tuổi, khi cô đang mang chiếc túi Gucci gửi ở cửa hàng. Sau những ngập ngừng ban đầu, Tr. kể cho chúng tôi về hoàn cảnh "bi đát" của mình: "Năm nay em 20 tuổi, quê ở Hưng Yên, đang là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Dân lập Phương Đông. Trong một lần đi làm PG - Promotion Girl (người mẫu quảng bá sản phẩm - PV) cho bia Sài Gòn, em gặp một người đàn ông tên M. Sau cuộc gặp gỡ ấy thì em "theo" M. luôn.

"Theo chân" đại gia là mốt nên em rất háo hức. Có tiền thích lắm, em bỏ hẳn không đi làm thêm nữa, thỉnh thoảng đi tiếp khách, du lịch cùng M.. Đi nước ngoài về, anh ấy hay mua đồ cho em, từ nước hoa, giày dép, túi xách... Vợ anh ấy biết chuyện, lên tận trường em đánh ghen. Em xấu hổ quá, bỏ học một tuần, sau đó, bạn bè động viên, em đi học lại. Từ đó, M. không liên lạc với em nữa. Vợ anh ta còn thuê người dọa em, nếu không muốn bị tạt a xít thì tự rời xa M.. Không còn tiền nữa, em đành bán những đồ hàng hiệu không dùng đến, may mà anh Quang nhận bán giúp chị ạ".

Nhìn khuôn mặt sắc sảo, già trước tuổi của Quỳnh Tr., tôi không khỏi ái ngại. Dựa vào chút sắc đẹp và khéo ăn nói mà họ tự đánh mất mình, sống kiểu tầm gửi vào những cuộc tình chóng vánh. Khi hết sự "cưng chiều", họ mới nhìn lại thì  quá muộn. Chị Hồng Mai, chủ cửa hàng giày trong chợ Thành Công, cho biết: "Chúng tôi gọi những cô gái này là những người "sống mòn" vào quá khứ. Bởi sau khi bị đại gia "hắt hủi" nhiều cô không chịu được khổ, đành bán dần đồ để sinh sống. Nhiều cô ra gửi hàng hiệu còn muốn nhận tiền trước vì trong túi không còn tiền tiêu. Nhiều cô gửi hàng mà ngày nào cũng ra xem hàng bán được chưa, rồi kiêm luôn cả nhân viên bán hàng, giới thiệu luôn cả xuất xứ, chất lượng sản phẩm mình bán cho khách, vui đáo để em ạ".

Chị Hồng Mai cho biết thêm, lúc được bao bọc, có "kiều nữ" còn mua nhà, xe ô tô, xe máy đắt tiền, nhưng khi "đường ai nấy đi" nhiều đại gia lấy lại hết. Các cô chỉ giữ lại được trang sức, túi xách, quần áo. Có người còn mang cả hàng mới 100% đi bán, vì được tặng nhiều quá, chưa dùng đến. Những hàng như thế, khi bán cũng không được giá như ban đầu. Vì cần tiền trang trải cuộc sống nên các cô ấy dễ thỏa hiệp với giá thấp hơn giá trị hàng hiệu tại shop rất nhiều. Có cái túi Louis Vuitton giá gốc là 1000USD (20 triệu - PV) mà gửi  ở đây chỉ bán từ 5 - 7 triệu đồng thôi".

Trần Hà Lan (ngõ 212, đường Trường Chinh, Hà Nội) chia sẻ: "Biết ở chợ dân sinh có đồ hàng hiệu giá "mềm" nên tôi đến xem. Hầu hết, những đồ này là hàng xách tay nên "dân trong nghề" nhìn các đường khâu, mũi chỉ và chất lượng da là biết luôn. Các bà bán hàng nhìn thấy ai sành điệu, mới đem hàng ra quảng cáo. Nghe nói hầu hết hàng này đều của các "kiều nữ" bán vốn tự có hết thời".

Trong khi nhiều người trẻ đang nỗ lực để có một cuộc sống tự chủ, độc lập thì một bộ phận giới trẻ lại muốn sống "dựa" vào người  khác bằng các giá trị ảo, rồi sau đó, họ lại đem "rao bán" những vật phẩm tình yêu ấy để sống cho "qua ngày đoạn tháng". Chính "bi kịch" ấy mới có chuyện "hàng hiệu được bán ở chợ dân sinh".        

Lạc Thành

Trắng đêm theo chân thợ săn 'vũ nữ chân dài'

Thứ 2, 14/01/2013 | 12:33
Vài năm trở lại đây, giới trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận rộ lên phong trào đi săn "vũ nữ chân dài" (ếch nhái) vừa để trải nghiệm cái thú của nghề săn đặc biệt này, vừa để khẳng định bản thân rằng "mình cũng có thể tự kiếm ra sản phẩm, chứ không phải cứ muốn ăn là phải vào các nhà hàng, khách sạn".

Khi chân dài bị trai xấu từ chối phũ phàng

Thứ 4, 02/01/2013 | 10:45
Gái đẹp phải là nạn nhân của các vụ quấy rối mới đúng chứ, sao lại thành thủ phạm, chưa kể lại đi ‘quấy’ trai xấu nữa? Thế nhưng chuyện lại có thật, và không hề hiếm.

Công nghệ 'nâng cấp' hàng nhái thành... hàng hiệu cũ

Thứ 2, 21/01/2013 | 08:56
Nắm bắt được nhu cầu tâm lý thích sử dụng hàng cũ của người tiêu dùng, kẻ gian đã bỏ công tái chế biến hàng nhái, hàng kém chất lượng thành hàng cũ rồi trộn lẫn vào các mặt hàng này đem bán.

Nở rộ dịch vụ cho thuê hàng hiệu

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Nhìn nhiều thanh niên cưỡi trên những chiếc xe tay ga có giá cả trăm triệu, giắt bên mình những chiếc điện thoại khủng, vận trên người những bộ quần áo tính bằng tiền đô, nhiều người lầm tưởng đây là những cậu ấm cô chiêu con nhà đại gia lắm của nhiều tiền. Tuy nhiên, ít ai biết được, rất nhiều trong số đó lại là... đồ đi thuê.