Bộ Y tế và bộ Giáo dục 'đá nhau' vì chất lượng bác sĩ

Bộ Y tế và bộ Giáo dục 'đá nhau' vì chất lượng bác sĩ

Thứ 3, 24/09/2013 | 14:35
0
Câu chuyện chất lượng nhân lực ngành y đang trở thành vấn đề "hot" để bộ Y tế và bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) "đá xoáy", "đùn đẩy" trách nhiệm cho nhau.

Hiện nay, ngành y đang trở thành một trong những ngành hot và được ưa chuộng trong xã hội. Chính vì thế, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ngành này đua nhau tăng quy mô đào tạo, triển khai nhiều mô hình và phương thức đào tạo khác nhau. Thậm chí một số trường đại học đa ngành, đại học dân lập cũng nhanh chóng "nhập cuộc" vào hoạt động này. Sự tăng nhanh về số lượng cũng là điều đáng mừng vì nó có thể đóng góp nguồn nhân lực cho ngành y, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của toàn dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng lo ngại đặt câu hỏi, liệu rằng số lượng có đi liền với số lượng?

Đào tạo nhân lực ngành y đang dần... đuối?

Mới đây, bộ Y tế đã gửi công văn tới bộ GD&ĐT để kiến nghị một số yêu cầu nhằm cải thiện chất lượng nhân lực ngành y. Theo bộ Y tế, chất lượng nhân lực ngành kém là do các trường mở ngành tự do, không có sự giám sát của Bộ này. Bộ Y tế, bộ GD&ĐT có quy định, việc mở ngành đào tạo do sở GD&ĐT địa phương thẩm định các điều kiện đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, việc thẩm định này nếu không có sự tham mưu về mặt chuyên môn của bộ Y tế và các chuyên gia y tế thì sẽ không đảm bảo chất lượng. Theo đó, nguồn nhân lực đào tạo ra sẽ không đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Bên cạnh đó, bộ Y tế cũng nêu ra thực trạng, các trường ngoài công lập cũng tham gia thị phần đào tạo nhân lực ngành y. Nhiều trường ngoài công lập có chỉ tiêu tuyển sinh số lượng khá lớn trong khi năng lực đào tạo và cơ sở thực hành hạn chế. Điều này dẫn đến điểm tuyển sinh vào các trường ngoài công lập rất thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Xã hội - Bộ Y tế và bộ Giáo dục 'đá nhau' vì chất lượng bác sĩ

Chất lượng nhân lực ngành y liên quan trực tiếp tới sức khoẻ toàn dân. Ảnh minh họa.

Từ thực trạng trên, bộ Y tế đã đề nghị bộ GD&ĐT xem xét, chỉ đạo việc giao chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập. Từ đó, chỉ tiêu này cần căn cứ vào tiêu chí năng lực chuyên môn và cơ sở thực hành. Đồng thời, cần có khuyến cáo tình trạng thừa nhân lực đối với các ngành nói trên để thí sinh có định hướng lựa chọn.

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Lê Văn Cuông, nguyên Đại biểu Quốc hội nêu quan điểm: Trong thời gian qua, ngành y tế liên tục xảy ra các vụ việc đáng tiếc. Dư luận cũng vì thế mà cảm thấy phẫn nộ, mất niềm tin với ngành và các cán bộ trong ngành này. Những vụ việc ấy khiến dư luận vừa ngạc nhiên, vừa bất bình bởi ngành y tế là ngành được xã hội suy tôn, bác sỹ như người mẹ hiền cứu người, cứu mạng. Ngành có đặc thù riêng biệt so với các ngành khác khi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng của con người. Thế nhưng, thời gian qua, vì đồng tiền, có những người đã xử sự một cách thiếu nhân cách. Chẳng hạn như việc xét nghiệm cho hàng nghìn trường hợp giống nhau. Đây là một việc làm gian dối trong quá trình thực hiện chính sách. Ở một góc độ nào đó, về kinh tế, có thể, nó không lớn, nhưng về lâu dài lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh.  Tình trạng đó cho thấy, công tác đào tạo y bác sỹ  có y đức và chuyên môn của ngành y tế ngay từ trong trường học cũng chưa chu đáo. Những vụ việc đáng tiếc vừa qua cũng là sản phẩm của đào tạo mà ra.

Một nhà giáo đã nghỉ hưu (đề nghị được giấu tên) cho rằng, việc thẩm định mở ngành dễ dãi khiến một số trường ĐH đa ngành, ngoài công lập được phép đào tạo y, dược trong điều kiện không đảm bảo. Thực tế đó không chỉ gây khó khăn cho công tác giảng dạy mà còn dẫn tới năng lực của đội ngũ sinh viên khi ra trường. Ngành y mang tính đặc thù chuyên môn cao, ảnh hưởng từ chất lượng đào tạo rất lớn, lẽ ra, chỉ được đào tạo trong những trường chuyên biệt thì bây giờ lại rơi vào tình trạng bát nháo. Ngành y chất lượng tồi đồng nghĩa với chất lượng phục vụ người bệnh kém. Hậu quả như thế nào thì thời gian qua dư luận ít nhiều đã được chứng kiến. Việc bộ Y tế lên tiếng đề nghị bộ GD&ĐT chấn chỉnh tình hình nói trên là hoàn toàn đúng, tuy nhiên là vẫn còn chậm. Nếu bộ Y tế làm tốt hơn vai trò quản lý ngành thì phải kiểm tra và có kiến nghị để bộ GD&ĐT ngưng việc cấp phép mở ngành, hoặc đã cấp phép rồi nay thấy chưa đầy đủ điều kiện thì ngưng lại việc tuyển sinh, đào tạo. Việc làm này nên diễn ra từ lâu rồi, bởi suy cho cùng thì chính bộ Y tế sẽ là nơi quản lý toàn bộ những cán bộ y tế này. Mong rằng hai bộ GD&ĐT, bộ Y tế sẽ cùng nhau phối hợp chặt chẽ hơn để có thể khắc phục tình trạng bát nháo trong đào tạo nhân lực y tế như hiện nay.

Xã hội - Bộ Y tế và bộ Giáo dục 'đá nhau' vì chất lượng bác sĩ (Hình 2).

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhã cần có con số cụ thể để định hướng đào tạo ngành y.

Đã có trường đi thuê thiết bị để đối phó

Một số ngành đang thừa nhân lực

Trong công văn, bộ Y tế cũng đề nghị bộ GD&ĐT khuyến cáo tình trạng thừa nhân lực đối với các ngành (dược, điều dưỡng, y sỹ) để các thí sinh có định hướng khi chọn ngành học và đồng thời có giải pháp hạn chế tuyển sinh đối với các ngành này. Theo Bộ này, sở Y tế các địa phương báo cáo, qua kỳ tuyển dụng, nhân lực y tế trình độ trung cấp ra trường khá nhiều (dược, điều dưỡng, y sỹ), trong khi khả năng tuyển dụng của các cơ sở y tế có hạn. Trong thời gian qua, có nhiều cơ sở đào tạo tham gia đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp kể cả các trường đại học và các trường cao đẳng, trung cấp đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố.

Liên quan đến vấn đề trên, PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, nguyên Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Trãi. Ông đã chỉ ra những khó khăn trong của bộ GD&ĐT khi chỉ đạo hoạt động đào tạo nhân lực ngành y. Theo PGS Nhã, bộ GD&ĐT đã phân công trách nhiệm cho các sở GD&ĐT thẩm định Đề án xin mở ngành của các trường ĐH, CĐ trên địa bàn quản lý. Đó là chủ trương đúng. Vì số lượng các trường lớn, loại hình các trường cũng đa dạng, do đó số lượng và loại ngành xin mở cũng đa dạng. Chính vì thế, hiển nhiên, hiếm có sở nào có đủ lực lượng, chuyên gia thẩm định, nếu không thì phải mời chuyên gia ngoài hoặc tự thẩm định. Cho nên, họ hoặc là phải làm cho xong, kịp tiến độ, hoặc là phải đợi chờ sự phối hợp của các sở khác (ví dụ sở Y tế chẳng hạn). Đó là những khó khăn chính. Ngoài ra, Bộ còn gặp phải những trở ngại về kinh nghiệm quản lý, có những ngành mới, chưa hề có hoặc mới có thì cán bộ của các sở GD&ĐT phải nâng cao năng lực, cập nhật khoa học công nghệ mới theo kịp được.

Vị chuyên gia giáo dục này cũng phân tích, việc mở ngành đào tạo do sở GD&ĐT địa phương thẩm định các điều kiện không phải là nguyên nhân chính khiến ngành y được mở tràn lan kể cả ở những cơ sở không đảm bảo về chuyên môn và cơ sở. Vấn đề nằm ở chỗ, có thể có trường nào đó đã gian lận trong Đề án xin mở ngành y. Bởi vì, để mở ngành thì bộ GD&ĐT đã đề ra tiêu chuẩn khá chặt chẽ. Trường phải có bao nhiêu giảng viên cơ hữu đúng ngành, phải có bao nhiêu trang thiết bị, bao nhiêu bệnh viện có hợp tác trong đào tạo thì mới được phép mở ngành. "Theo tôi, việc sở hay bộ GD&ĐT thẩm định thì cũng không khác nhau là mấy, chỉ là kiểm tra các điều kiện cần và đủ. Tôi có nghe nói, trường X đã mượn, thuê thiết bị y tế để đoàn kiểm tra của cấp trên đến chứng kiến, khi đoàn đi thì thiết bị cũng dời trường", ông Nhã nhấn mạnh.

Đưa ra cái nhìn dài hạn, PGS Nguyễn Văn Nhã cho rằng: "Cần có con số cụ thể để định hướng đào tạo ngành y. Cần làm rõ, Việt Nam hiện đã có bao nhiêu bác sỹ/một vạn dân? Các bệnh viện trung ương quá tải là vì sao? Các bệnh viện tuyến huyện thì thế nào? Hẳn mọi người đều đã biết, xu thế người già sẽ tăng lên do điều kiện sống tốt hơn, nhu cầu có bác sỹ riêng, điều dưỡng gia đình sẽ tăng lên. Do đó, việc nhiều cơ sở đăng ký đào tạo nguồn nhân lực ngành y và điều dưỡng là nhu cầu khách quan. Vấn đề là trường nào đào tạo mà đầu ra không đảm bảo, nghĩa là sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, thương hiệu trường đó sẽ giảm và ít người đến học. Làm đào tạo, nhất là bậc cao đại học và cao đẳng cần có chiến lược và tầm nhìn chứ không phải "đào tạo xổi" các khóa ngắn hạn nào đó.

Chính vì thế, ngoài sự kết hợp của hai bộ, khi có những chỉ đạo sát sao từ cơ quan quản lý cấp cao hơn, chắc chắn các bộ sẽ phối hợp và cùng thúc đẩy hoạt động này hiệu quả.

Phạm Hạnh

Nhân lực ngành Du lịch: 'Đãi cát tìm vàng'

Thứ 2, 16/09/2013 | 10:11
Nhân lực du lịch đang là vấn đề mang tính cấp bách khi mà rất nhiều sinh viên ngành du lịch ra trường vẫn còn "non tay".

Năm 2015 cần khoảng 94.000 nhân lực tài chính

Thứ 3, 02/07/2013 | 14:38
Các chuyên gia ngành tài chính ngân hàng dự báo, nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam sẽ thiếu hụt rất lớn, nếu không có chính sách đào tạo và chuẩn bị.

Nhân lực tài nguyên môi trường đang mất cân đối

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Cơ cấu nhân lực giữa các ngành tài nguyên môi trường của Việt Nam đang rất mất cân đối. Nhân lực quản lý đất đai chiếm 52,2%, nhân lực tài nguyên nước, khí tượng thủy văn chỉ chiếm 1%; địa chất khoáng sản chiếm 1,8%...

Nguồn nhân lực yếu kém, thiếu chuyên nghiệp

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Dự án Hợp tác Quốc tế HCCTELIS thuộc Quỹ hỗ trợ phát triển Italia đã tổ chức Hội thảo Kết nối trường học doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực thương mại và du lịch.

Hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Lào

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
– Mới đây, tại Hà Nội Bộ GD&ĐT Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai đề án hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Lào giai đoạn 2011 – 2012.

Tâm sự của Luật sư: Những dòng tin nhắn lúc nửa đêm

Thứ 3, 14/05/2013 | 11:09
Độ mấy tháng nay, cứ vừa chợp mắt khi đã quá nửa đêm, sau một ngày làm việc căng thẳng, thì bất chợt điện thoại di động của tôi lại rung lên. Không cần kiểm tra thì tôi cũng biết đó là ai.

Thủ tướng yêu cầu nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi

Thứ 2, 23/09/2013 | 12:42
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi và tăng cường biện pháp bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Tại Chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp thực hiện tốt nhiều công việc ngay trong năm 2013.