Cháu 'người rừng' đã đốt chòi lá của hai cha con

Cháu 'người rừng' đã đốt chòi lá của hai cha con

Thứ 7, 17/08/2013 | 21:19
0
Ngày 17/8, ông Nguyễn Xuân Mến, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, cho biết vừa tiếp nhận hai cha con ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và Hồ Văn Lang (44 tuổi) từ Trung tâm Y tế huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) trong tình trạng sức khỏe suy kiệt.
Theo ông Mến, sau khi nhập viện, bệnh viện phát hiện ông Hồ Văn Thanh bị nan thận hai bên, suy nhược cơ thể; còn ông Hồ Văn Lang sốt cao, viêm phế quản và suy nhược cơ thể. Hiện các bác sĩ đang tích cực điều trị, sức khỏe của hai cha con ông Hồ Văn Thanh đang dần chuyển biến tốt. 
Xã hội - Cháu 'người rừng' đã đốt chòi lá của hai cha con
Hai cha con "người rừng" đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi

Theo ông Châu Nguyễn Thương, giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tây Trà, sở dĩ trung tâm phải chuyển viện cho hai cha con ông Thanh vì họ cần được chăm sóc đặc biệt, nhất là đối với ông Thanh, người đã sống 40 năm qua trong rừng sâu. Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi có đầy đủ thiết bị y tế để theo dõi sức khỏe cho hai cha con.

Trong gần 10 ngày trở về, hai cha con ông Thanh sức khỏe suy nhược, phải nằm viện liên tục. Cả ông Thanh và ông Lang hằng ngày chỉ ăn được một ít cơm, cháo và rất sợ gặp người lạ. Hai cha con “người rừng” suốt ngày u sầu, ủ dột và liên tục đòi trở về rừng.

Cũng liên quan đến hai cha con “người rừng”, ông Hồ Văn Lâm (cháu ruột ông Hồ Văn Thanh), người đòi các phóng viên trả tiền mới cho chụp ảnh, phỏng vấn, đã đốt căn chòi lá trong rừng của hai cha con ông Hồ Văn Thanh sống suốt 40 năm qua.

Nguyên nhân đốt căn chòi, ông Lâm cho biết vì bực tức trước dư luận khi cho rằng ông dẫn đoàn nhà báo đi mà thu tiền quá cao. “Tôi dẫn đi, lấy mỗi người 500.000 đồng, đâu có nhiều mà dư luận bàn tán xôn xao nên tôi đốt để khỏi còn ai muốn đi” - ông Lâm giải thích.

Theo  Tử Trực (Người Lao Động)

Khi 'người rừng' trở thành 'món hàng' kinh doanh

Thứ 7, 17/08/2013 | 09:50
"Người rừng” đáng thương khi bị người nhà mang ra làm món hàng kinh doanh, nhưng có lẽ họ còn đáng thương hơn khi bị báo chí “cày xới”, khai thác quá sâu vào cuộc sống của mình. Họ là những con người đang rất yếu thế trong xã hội và họ cần trước tiên là người thân, họ hàng, sau đó tới cộng đồng giúp đỡ. Những hành vi đem “người rừng” ra để phục vụ cho lợi ích kinh doanh, thương mại, quảng bá đều không nên một chút nào.

Muốn phỏng vấn 'người rừng': 1 triệu đồng

Thứ 6, 16/08/2013 | 08:25
Giá một cuộc phỏng vấn “người rừng” 500 ngàn -1 triệu đồng! Dẫn vào thăm nhà “người rừng” 4 triệu đồng. “Người rừng” đang bị mang ra kinh doanh!?

Đưa 'người rừng' về: Không thể làm khác!

Thứ 5, 15/08/2013 | 22:36
Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, việc đưa cha con “người rừng” về với cộng đồng xuất phát từ mục tiêu nhân đạo, là việc làm tốt. Còn đánh giá như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người.

Chuyện ly kỳ về xóm 'người rừng'

Thứ 5, 15/08/2013 | 14:01
Dưới chân dãy Giăng Màn quanh năm mây mù bao phủ, mấy hộ dân người Mày ở xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) sống theo phương thức săn bắn, hái lượm. Đêm họ không đèn, ốm không thuốc, con cái lớn lên không học hành.

TS. Vũ Thế Long: Cha con Hồ Văn Thanh không phải là người rừng

Thứ 5, 15/08/2013 | 09:15
Liên quan đến câu chuyện hai cha con “người rừng” được “giải cứu” sau 40 năm sống trong rừng sâu ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi), Tiến sĩ Vũ Thế Long – nguyên trưởng ban nghiên cứu Con người và Môi trường (Viện Khảo cổ Việt Nam) cho rằng đó là câu chuyện bình thường và cũng không có gì lạ.

Giải pháp để cha con 'người rừng' hoà nhập thế giới văn minh

Thứ 4, 14/08/2013 | 11:06
Không biết nói tiếng Kinh, câu nói trọ trẹ từ được từ mất bằng tiếng dân tộc Cor của Hồ Văn Lang với thế giới văn minh là "nhớ rừng, muốn về với rừng". Với nhiều người, việc đưa hai cha con Hồ Văn Lang về với thế giới loài người là một sự "giải cứu" đậm chất nhân văn.