Chia sẻ của những người trở về từ “tâm bão” sốt xuất huyết

Chia sẻ của những người trở về từ “tâm bão” sốt xuất huyết

Thứ 4, 30/08/2017 | 18:00
0
Bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội chưa được kiểm soát toàn diện, nhất là khi gần đây các ca bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng ở khu vực như: Hà Đông, Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Thanh Oai… Bên cạnh việc chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, cũng có không ít người còn chủ quan với căn bệnh này.

Cuộc sống đảo lộn

Mới đây, dân mạng xã hội được phen “mất ăn mất ngủ” vì chia sẻ của một bà mẹ có con 14 tuổi bị sốt xuất huyết.  Người mẹ này cho biết con trai chị có biểu hiện sốt, đưa con đi khám thì bác sĩ nói bị sốt xuất huyết. Cách ngày, chị lại đưa con trai vào viện làm xét nghiệm tiểu cầu, truyền xong rồi về. Vì không theo dõi liên tục nên con của chị H. bị sốt xuất huyết tiết niệu, tiêu hoá, tụt huyết áp, tiểu cầu còn 47, phải truyền máu cấp cứu.

Nhìn con mềm lả như sợi bún, mắt đờ đẫn,... mà lòng người mẹ ân hận vô cùng. Người  mẹ trẻ chia sẻ câu chuyện với hy vọng các bậc cha mẹ đừng nên thờ ơ trước dịch bệnh sốt xuất huyết. Chia sẻ của bà mẹ trẻ nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dư luận. 

Anh Nguyễn Tuấn (phố Xốm, Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Gia đình tôi có 4 người thì ba người gồm tôi, vợ tôi và con trai lớn bị sốt xuất huyết, duy chỉ có con trai út là không vấn đề gì. Tôi bị sốt xuất huyết đầu tiên, nhập viện 7 ngày thì ra viện. Khi  tôi vừa khỏi bệnh, con trai lớn bắt đầu có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, rồi con chưa kịp khỏi thì vợ tôi cũng nhập viện".

Đời sống - Chia sẻ của những người trở về từ “tâm bão” sốt xuất huyết

Nhiều bệnh viện không đủ giường, bệnh nhân phải nằm lên cả ghế xếp.

Khi trở về từ bệnh viện, gia đình anh Tuấn cho rằng vẫn cảm thấy rất lo lắng và không dám lơ là trước sốt xuất huyết. Ngoài việc phun thuốc muỗi phòng tránh, gia đình anh cũng bôi thêm tinh dầu tràm cho con.

Gia đình chị Th. (quận Ba Đình, Hà Nội) nhập viện 108 từ ngày 17/8 và đến hôm 25/8 xuất viện. Chị Th. cho biết: “Tôi thật sự hiểu nỗi khổ của những người bị sốt xuất huyết và người nhà của họ. Đó là một nỗi ám ảnh.

Bởi sốt xuất huyết lan rộng nên các bệnh viện đều rơi vào tình trạng quá tải. Ngày đầu tiên vào khoa cấp cứu, bác sĩ nào cũng nói trước với bệnh nhân (với những ca nhẹ), nếu ở viện thì phải nằm ghép 4 người/giường đơn, nếu ai về nhà thì phải hai ngày đến khám lại. Tôi sợ về nhà lây cho các con nên chọn ở lại”.

Cũng theo chị Th., bệnh nhân bị sốt xuất huyết còn phải tự tìm tư thế nằm, ngồi hay đứng để truyền nước. Phòng chật cứng người nên có bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang vạ vật.

May mắn được ra viện nhanh hơn các bệnh nhân khác, chị Th. vẫn còn nguyên vẹn cảm giác sợ hãi: “Được trở về từ tâm sốt xuất huyết, nhưng đến thời điểm này tôi vẫn lo bị lại. Bởi, sốt xuất huyết có 4 chủng mà tôi chỉ mắc một chủng thôi, điều này có nghĩa là khả năng bị mắc lại vẫn còn”.

Đời sống - Chia sẻ của những người trở về từ “tâm bão” sốt xuất huyết (Hình 2).

Chị Th. phải nằm ngoài hành lang bệnh viện.

Cũng theo chị Th., sau khi chị vừa ra viện, hai cậu con trai của chị lại có biểu hiện sốt cao. Nghĩ còn có thể điều trị được nên chị nhờ y tá đến truyền cho con. Tuy nhiên, các con chị không có biểu hiện đỡ mà sốt cao hơn. Chị hốt hoảng cho các con nhập viện và được bác sĩ chẩn đoán bị sốt xuất huyết có biến chứng nặng. Từ hôm đó, vợ chồng chị mất ăn, mất ngủ vì thức chăm con.

Không nên tự điều trị tại nhà

Theo một cán bộ y tế tại huyện Thạch Thất, Hà Nội, tuy nhiều người dân lo lắng về tình hình bệnh sốt xuất huyết, nhưng họ lại hiểu không đúng về việc phòng tránh bệnh. Cụ thể là họ đã hiểu sai về môi trường sinh sôi nảy nở của loại muỗi vằn gây sốt xuất huyết. Nhiều người nghĩ, muỗi vằn sinh sản ở các ao tù, cống rãnh ô nhiễm nhưng không phải vậy, muỗi vằn không thể sinh sôi nảy nở được ở nước bẩn.

Thực tế muỗi vằn sinh sống ở những nơi mà nhiều người không hề ngờ tới: Ở các góc tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, giếng nước, hốc cây... 

Mặt khác, không ít cha mẹ khi con mắc bệnh sốt xuất huyết thường tự ý điều trị tại nhà. Thậm chí là mua dung dịch rồi thuê người truyền cho con. Chỉ tới khi, có biến chứng, họ mới hốt hoảng đưa con tới bệnh viện.

Nhận định về tình hình trên, bác sĩ Khánh Hà (khoa Nhi, phòng khám Đa khoa Thảo Ngọc) khuyến cáo, các bậc cha mẹ không nên tự ý truyền dịch cho con tại nhà khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Việc tự ý truyền dịch có thể khiến trẻ phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm. Việc truyền dịch cần được thực hiện trong bệnh viện dưới chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Thanh Bình- Thanh Lam

Nhiều người vẫn hiểu sai về nơi trú ngụ của muỗi vằn gây sốt xuất huyết

Thứ 2, 28/08/2017 | 06:00
Các khu nhà bỏ hoang, nước bẩn ứ đọng trong xô, chậu là điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển.

Bệnh nhân sốt xuất huyết kể về nỗi sợ bệnh viện

Thứ 6, 25/08/2017 | 20:00
Có bị sốt xuất huyết, phải nằm viện điều trị hàng tuần trời mới thấu hiểu được căn bệnh này đáng sợ đến nhường nào...
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Người giao hàng bối rối vì đồ ăn biến mất bí ẩn và cái kết bất ngờ

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:49
Mới đây, một video thú vị về chú chó tinh nghịch "ăn trộm" đồ ăn của người giao hàng đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Loài chim “xấu xí” bậc nhất thế giới, có khả năng ngụy trang tài tình

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:30
Loài chim này được mệnh danh là "sứ giả địa ngục" bởi ngoại hình kỳ dị và có phần đáng sợ.

Clip: Kinh hãi cần thủ bị cá mập hổ tấn công sau khi câu được cá

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:05
Video ghi lại khoảnh khắc kinh hoàng khi một người câu cá bị cá mập hổ tấn công vào thuyền ở ngoài khơi Hawaii, Mỹ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Nghi vợ ngoại tình, chồng dùng gậy đập vỡ kính ô tô rồi tấn công

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:03
Một người đàn ông ở Panchkula, Haryana, Ấn Độ đã dùng gậy bóng chày đánh vợ một cách dã man sau khi phát hiện cô đi cùng một người đàn ông khác trong ô tô.

Đào bức tường cũ, tìm thấy kho báu vàng ròng "giá trị vô song"

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:30
Hoạt động khai quật tại một khu bảo tồn thiên nhiên ở Israel đã phát lộ 44 đồng tiền vàng vô cùng quý hiếm từ thời Byzantine.
     
Nổi bật trong ngày

Lão nông hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi cho thu nhập "khủng"

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:06
Mỗi năm ông Thông mua và xuất bán được khoảng 200 con, thu về số tiền "khủng". Để tạo nên thương hiệu, ông có bí quyết sưu "tầm" và huấn luyện trâu chiến đặc biệt.

Đào bức tường cũ, tìm thấy kho báu vàng ròng "giá trị vô song"

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:30
Hoạt động khai quật tại một khu bảo tồn thiên nhiên ở Israel đã phát lộ 44 đồng tiền vàng vô cùng quý hiếm từ thời Byzantine.

Loại rau nhà nghèo xưa cho bò ăn, ai ngờ là “vị thuốc trường thọ” chữa bách bệnh

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:20
Không chỉ chế biến được nhiều món ngon, trong y học cổ truyền cây rau sam là "vị thuốc trường thọ" và được sử lớp dụng để chữa nhiều bệnh.

Loại quả có vị “lạ” xưa không ai bán, giờ làm thành món đặc sản

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:30
Nhiều người bất ngờ khi thứ quả rừng từng không được biết đến này bây giờ trở thành gia vị độc đáo xuất hiện trên các bàn tiệc cao cấp.

Loại lá tươi không ai "ngó", đem phơi khô công dụng "vàng 10" bán 400.000 đồng/kg

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:30
Ở các miền quê có một thứ lá tưởng như bỏ đi nhưng khi phơi khô lại có giá đắt đỏ 400.000 đồng/kg, khi đem uống thậm chí còn rất tốt cho sức khỏe.