Chiến sự Syria: Bất ngờ áp sát máy bay Iran, chiến đấu cơ Mỹ làm “dậy sóng” không phận Syria

Chiến sự Syria: Bất ngờ áp sát máy bay Iran, chiến đấu cơ Mỹ làm “dậy sóng” không phận Syria

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 6, 24/07/2020 20:00

Hai máy bay chiến đấu Mỹ áp sát một máy bay chở khách của Iran trên không phận Syria khiến phi công thay đổi độ cao đột ngột để tránh va chạm và khiến vài hành khách bị thương.

Theo Reuters, hai máy bay chiến đấu Mỹ áp sát một máy bay chở khách của Iran trên không phận Syria khiến phi công thay đổi độ cao đột ngột để tránh va chạm và khiến vài hành khách bị thương. Thông tin được hãng tin chính thức của Iran IRIB đăng tải hôm 23/7.

IRIB ban đầu cho biết, chỉ một máy bay chiến đấu của Israel tiếp cận máy bay chở khách Iran. Tuy nhiên, hãng tin Iran sau đó dẫn lời phi công cho biết, có 2 máy bay chiến đấu tự xác định họ là người Mỹ. 

Tiêu điểm - Chiến sự Syria: Bất ngờ áp sát máy bay Iran, chiến đấu cơ Mỹ làm “dậy sóng” không phận Syria

Hai máy bay chiến đấu Mỹ áp sát một máy bay chở khách của Iran trên không phận Syria thổi bùng căng thẳng ở không phận Syria...

Phi công máy bay chở khách Iran đã liên lạc với các phi công của máy bay chiến đấu, cảnh báo họ giữ khoảng cách an toàn và họ tự xác định là người Mỹ, IRIB nêu rõ.

Video về vụ việc do hãng tin Iran đăng tải cho thấy có thể quan sát được một máy bay chiến đấu từ cửa sổ máy bay thương mại.

Máy bay Iran trong vụ việc này thuộc sở hữu của hãng hàng không Mahan Air đang đi từ Tehran tới Beirut (Lebanon) khi xảy ra vụ việc.

Al-Hadath đăng tin cho biết, có 4 hành khách bị thương. Theo giới chức Lebanon, có 150 hành khách trên máy bay.

Trong khi đó, truyền thông Syria đưa tin, Syria xác định được  2 máy bay chiến đấu trên thuộc liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Vụ việc xảy ra ở gần căn cứ at-Tanf ở cực đông nam của Syria nơi Mỹ đang kiểm soát.

Israel và Mỹ từ lâu đã cáo buộc Mahan Air vận chuyển vũ khí cho lực lượng du kích có liên kết với Iran tại Syria cũng như nhiều nơi khác.

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt với Mahan Air từ năm 2011 với cáo buộc hãng hàng không Iran cung cấp hỗ trợ tài chính và những hỗ trợ khác cho lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.

Quan hệ giữa Mỹ và Iran trở nên căng thẳng kể từ năm 2018 khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 giữa Iran và nhóm P5+1 đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt gây tác động mạnh tới nền kinh tế Iran.

Sau vụ việc, Iran đã có những phản ứng mạnh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cho biết, các cuộc điều tra về vụ việc đang được tiến hành. Và sau khi hoàn tất các thông tin về vụ việc, Iran sẽ thực hiện các biện pháp chính trị và pháp lý cần thiết trong vấn đề này.

Ông cũng nói, Đại sứ thường trực của Iran tại Liên Hợp Quốc Majid Takht-e Ravanchi đã có cuộc thảo luận với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres và nội dung được cả hai bên thống nhất là trong trường hợp có sự cố nào xảy ra với máy bay chở khách của Iran trên đường trở về, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm.

Cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran đã kéo dài nhiều thập kỷ, kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo và vụ xâm phạm Sứ quán Mỹ ở Iran năm 1979.

Đến khi Tổng thổng Donald Trump nắm quyền, quan hệ Mỹ - Iran trở nên xấu đi rõ rệt. Tổng thống Trump coi thỏa thuận hạt nhân 2015 với Iran của chính quyền Obama là "tệ hại". Tháng 5/2018, ông Trump chính thức rút khỏi thỏa thuận và tiến hành chính sách trừng phạt kinh tế, nhằm gây “áp lực tối đa” lên Iran.

Trong suốt thời kỳ ông Trump nắm quyền cho tới gần đây, áp lực mà Mỹ đặt lên Iran hầu như chỉ là kinh tế. Mỹ đã gia tăng hàng loạt biện pháp trừng phạt lên hơn 1.000 người, tập đoàn và các công ty liên quan tới Iran nhằm làm tê liệt nền kinh tế quốc gia Trung Đông này.

Các biện pháp trừng phạt gần như bóp nghẹt Iran về kinh tế, thổi bùng biểu tình khắp đất nước để phản đối chính phủ Iran tăng giá nhiên liệu. Lãnh đạo Iran bị tố đàn áp các cuộc biểu tình dẫn tới việc hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị bắt. Ban đầu, Iran đã đáp trả dè dặt trước các động thái gây hấn của Mỹ. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt kinh tế liên tiếp khiến Iran bị dồn vào thế buộc phải hành động.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.