Theo AMN, chỉ trong gần một tuần qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động gần 200 xe tăng đến các khu vực xung đột ở Aleppo và Idlib để tham chiến. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã gây thiệt mạng nhiều binh lính và phương tiện chiến đấu của quân đội Syria (SAA).
Chỉ trong 2 ngày gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm 170 binh lính Syria thiệt mạng, hủy diệt hàng trăm cứ điểm quân sự của SAA, tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch tác chiến của Damacus.
Tổng thống Erdogan cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tấn công các lực lượng chính phủ Syria bên ngoài các chốt quan sát ở Idlib bằng "mọi biện pháp cần thiết".
Ankara sẽ tấn công quân đội của Tổng thống Assad ở "bất cứ nơi nào" nếu có thêm bất kỳ binh lính Thổ Nhĩ Kỳ nào bị thương, đồng thời cho biết có thể sẽ sử dụng tới không lực nếu cần thiết, Tổng thống Erdogan khẳng định.
Phát biểu tại nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara ngày 12/2, ông Erdogan tuyên bố nước này quyết tâm đẩy lùi các lực lượng của chính phủ Syria ra khỏi các chốt quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực tây bắc tỉnh Idlib vào cuối tháng 2/2020.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Chúng tôi sẽ thực hiện điều này bằng mọi biện pháp cần thiết, cả trên không và đường bộ".
Thổ Nhĩ Kỳ đã lập 12 chốt quan sát ở tỉnh Idlib - thành trì cuối cùng của phe nổi dậy tại Syria như một phần trong thỏa thuận năm 2018 với Nga.
Hôm 11/2, Tổng thống Erdogan đã tuyên bố chính phủ Syria sẽ phải "trả giá rất đắt" vì đã tấn công binh lính Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib. Ankara cho biết nước này sẽ đáp trả cuộc tấn công trên và phá hủy các mục tiêu của Syria. Lực lượng nổi dậy do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ đã được huy động để đẩy các lực lượng của chính phủ Syria khỏi Idlib, ông Erdogan cho biết.
Trước thực tế này, Nga đã điều động Su-34 tham gia chiến trường Idlib.
Theo báo cáo của TASS hôm 12/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành nhiều cuộc pháo kích hủy diệt nhiều cứ điểm và trận địa phòng thủ của SAA.
Bộ Quốc phòng Nga kịch liệt lên án các cuộc pháo kích của Ankara và yêu cầu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức giải tán các trang bị quân sự đã bố trí tại Idlib và khu vực xung quanh, nếu không Ankara sẽ phải nhận “những hành động đáp trả có hiệu quả” của Moscow. Ngay sau tuyên bố của Nga, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đưa ra tuyên bố cứng rắn mà còn từ chối rút lực lượng, đồng thời điều động thêm quân đến Syria. Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đã thực sự làm Moscow “nổi giận”.
Theo hãng thông tấn Pentapostagma của Hy Lạp, ngày 12/2 Không quân Nga đã điều động 6 máy bay chiến đấu Su-34 mang theo bom đạn xuất phát từ căn cứ không quân Hmeymim của Nga ở Syria, tiến hành oanh tạc dữ dội vào các mục tiêu quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở xung quanh Idlib. Cuộc không kích của không quân Nga kéo dài gần 30 phút và trạm quân sự tiền tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib bị tiêu diệt hoàn toàn.
Israel không kích Syria
Các cuộc không kích của Israel ở Syria đang làm bất ổn tình hình ở nước này – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói trong một cuộc họp báo hôm qua (12/2). Vụ nổ trên bầu trời Damascus khi quân đội Syria bắn vũ khí phòng không vào các tên lửa trong một cuộc tấn công được cho là của Israel vào ngày 6/2/2020. Vụ nổ trên bầu trời Damascus khi quân đội Syria bắn vũ khí phòng không vào các tên lửa trong một cuộc tấn công được cho là của Israel vào ngày 6/2/2020.
“Các cuộc không kích của Israel vào lãnh thổ Syria là một trong những yếu tố gây bất ổn. Những hành động đơn phương như vậy không chỉ làm suy yếu chủ quyền của Syria mà nó còn gây nguy hiểm tới tính mạng và an ninh của thường dân. Đây là những gì đã diễn ra vào ngày 6/2 khi một máy bay chở 172 hành khách suýt đi vào tầm hỏa lực vì hành động của không lực Israel” – phát ngôn viên trên cho biết.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày 6/2, một máy bay chở khách Airbus-320 đã gặp nguy hiểm khi đi vào tầm bắn của hệ thống phòng không Syria gần Damascus. Máy bay này đã phải hạ cánh khẩn cấp tại căn cứ không quân Hmeimim của Nga.