Chiêu trò tung hỏa mù: Vì sao không nhận được

Chiêu trò tung hỏa mù: Vì sao không nhận được "cái gật đầu" của Nga, Israel vẫn "ra vẻ thắng lớn" ở Syria?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 16/09/2019 | 20:00
0
Sau 4 năm gây dựng quan hệ, có 13 cuộc gặp mặt với Tổng thống Nga, chưa kể một số cuộc điện đàm - có vẻ như Thủ tướng Netanyahu không thể lay chuyển được lập trường của ông Putin.
Tiêu điểm - Chiêu trò tung hỏa mù: Vì sao không nhận được 'cái gật đầu' của Nga, Israel vẫn 'ra vẻ thắng lớn' ở Syria?

Chuyến thăm của ông Netanyahu đến Moscow dường như chỉ mang ý nghĩa cho cuộc bầu cử trong nước.

Vào ngày 12/9, chỉ năm ngày trước cuộc bầu cử, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã bay tới Sochi để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, ông Netanyahu ban đầu đã muốn một điều gì đó hoàn toàn khác.

Ông đã hy vọng cho một cuộc họp ba bên giữa các cố vấn an ninh quốc gia của Israel, Nga và Mỹ, lý tưởng nhất là có sự xuất hiện của nguyên thủ quốc gia - Netanyahu, Putin và Tổng thống Donald Trump - tham dự.

Sáng kiến ​​này đã thất bại. Ông Putin đã từ chối hợp tác, trong khi Mỹ đang bận rộn với vấn đề Iran.

Trước chuyến đi tới Sochi, Thủ tướng Netanyahu nói rằng ông dự định nói chuyện với người đồng cấp Putin về tình hình ở Syria, quyết tâm đòi quyền tự do hoạt động quân sự cho Israel và giải thích mức độ nghiêm trọng về các hành động từ Iran.

Liệu nhà lãnh đạo Tel Aviv có nhận được điều gì sau cuộc gặp vừa rồi hay không. Tờ Al-Monitor cho biết, giới quan sát tỏ ra khá nghi ngờ về khả năng này. Có vẻ như cuộc gặp chỉ giúp cho Thủ tướng Netanyahu ở khía cạnh khác chứ không phải vấn đề Syria.

Lập trường Nga không thay đổi

Đã có hai tuyên bố quan trọng được Moscow đưa ra trước cuộc họp ở Sochi, một trong số đó là về thỏa thuận đầu tiên với Iran.

Không giống như Thủ tướng Netanyahu - người tuyên bố ngày 9/9 rằng, Iran đang tiếp tục vi phạm thỏa thuận hạt nhân năm 2015 - đại diện Nga tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ngày 10/9 đã nhấn mạnh bản chất dân sự trong chương trình hạt nhân Iran.

Khoảng một ngày sau, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố gây sốc rằng, nếu ông thắng nhiệm kỳ mới, ông sẽ sáp nhập Thung lũng Jordan và bờ biển phía Bắc Biển Chết.

Thông báo đã khiến thế giới chấn động. Các quốc gia Ả Rập lên tiếng chỉ trích, Mỹ tuyên bố chính sách của mình đối với các lãnh thổ của Palestine không thay đổi và Nga bày tỏ lo ngại rằng một bước đi như vậy có thể dẫn đến một sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc xung đột.

Cả hai tuyên bố trên đều cho thấy chính sách rõ ràng của Nga – vẫn không có gì thay đổi - bất chấp mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa Tổng thống Nga và Thủ tướng Israel.

Nga vẫn duy trì liên minh chiến lược chặt chẽ với Iran, ngay cả khi hai nước không phải lúc nào cũng có chung lợi ích. Iran vẫn quan trọng đối với Nga với tư cách là nhân vật chủ chốt trên đấu trường Syria và là mỏ neo của Nga ở Trung Đông. Còn đối với người Palestine, lập trường của Nga cũng không biến chuyển.

Về quyền tự do hành động trên không phận Syria, thật khó để nói liệu lợi ích của Israel có thay đổi như thế nào trong cuộc gặp không có nhiều dấu ấn vài ngày trước. Một điều chắc chắn là Syria sẽ tiếp tục là chủ đề chính của hai nước trong vòng 1-2 năm tới.

Trong ba năm có sự hiện diện của Nga ở Syria, không quân Israel đã được hưởng tự do hành động tại quốc gia láng giềng. Hai quốc gia đã đồng ý về chính sách sau: Israel có thể tiếp tục tấn công các mục tiêu của Iran mà không cần xin phép Nga trước, nhưng Moscow sẽ không chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công này.

Trong khi đó, Nga yêu cầu ​​Israel sẽ tránh can thiệp vào các nỗ lực của chính quyền Syria nhằm khôi phục quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ bị phiến quân và các nhóm đối lập chiếm giữ. Về cơ bản, Tel Aviv chấp nhận điều kiện này mà không bao giờ thách thức.

Nỗ lực không thành

Tiêu điểm - Chiêu trò tung hỏa mù: Vì sao không nhận được 'cái gật đầu' của Nga, Israel vẫn 'ra vẻ thắng lớn' ở Syria? (Hình 2).

Thủ tướng Netanyahu chưa thể chia rẽ Nga-Iran ở Syria. 

Thủ tướng Netanyahu từng hy vọng ông có thể khiến Tổng thống Putin rời xa Iran và thậm chí có thể đồng ý về thỏa thuận mới với Mỹ ở Syria.

Nhưng tính đến thời điểm hiện tại - sau bốn năm và 13 cuộc gặp mặt với Tổng thống Nga, chưa kể một số cuộc điện đàm - có vẻ như Thủ tướng Netanyahu đã không thể tạo ra sự chia rẽ giữa Moscow và Tehran.

Quan hệ đối tác giữa Nga và Iran ở Syria vẫn bền chặt như mọi khi bất chấp các thông tin cho rằng, đã có một số đụng chạm giữa hai nước thời gian qua.

Iran là một đối tác trong cuộc chiến chống phiến quân của Syria, đồng thời cũng đang giúp ổn định nền kinh tế Syria. Không phải Nga, chính Iran mới đầu tư một khoản tiền đáng kể vào nền kinh tế của đất nước Trung Đông.

Như thường lệ, Nga đang hợp tác với tất cả các bên khác nhau: Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Hezbollah, Iran và Israel. Đó là bữa tiệc mà Nga có thể cắt bánh chia đều cho tất cả, bất cứ khi nào muốn.

Israel sẽ phải hợp tác chặt chẽ với quân đội Nga để ngăn chặn các cuộc đụng độ trên không phận Syria và cho phép các cuộc tấn công được tiếp tục, dù có thể bị hạn chế hơn trước.

Điểm mấu chốt là sau nhiều năm Nga can dự vào Syria, mục tiêu bao trùm của Thủ tướng Netanyahu là giữ Iran tránh xa biên giới Israel hoặc thậm chí đẩy ra khỏi Syria hoàn toàn - vẫn chưa đạt được.

Trong khi đó, trở lại Israel, giới phân tích tin rằng, cuộc gặp với Tổng thống Putin cùng với những tuyên bố sức nặng của Thủ tướng Benjamin Netanyahu chỉ đơn giản là một chiến lược khôn ngoan của nhà lãnh đạo này trước cuộc bầu cử.

Đó là thông điệp mà ông gửi đến cử tri Israel, để chứng minh rằng ông là nhà lãnh đạo duy nhất của đất nước có thể khiến mọi việc trở nên ổn thỏa, và hơn cả là có quan hệ tốt với các siêu cường.

Có vẻ như chiến lược này đã thành công. Hầu hết các trang báo về chương trình tin tức cuối tuần đều tập trung vào bức ảnh hai nhà lãnh đạo Nga-Israel đăng trên trang nhất.

Truyền thông trong nước đã dành cả ngày để thảo luận về mối quan hệ của Israel với Nga và tình hình nghiêm trọng ở Syria và Iran. Báo chí dường như đã quên mất những lùm xùm gây tổn hại đến uy tín của Thủ tướng Netanyahu trước thềm bầu cử.

Có trong tay S-400 "đáng sợ" nhưng chỉ đem "trưng bày" ở Syria: "Đòn hiểm" của Nga để qua mặt Mỹ, Israel?

Thứ 2, 16/09/2019 | 11:12
Nga mang những hệ thống phòng thủ tân tiến nhất của mình đến Syria như S-300, S-400 nhưng không một lần sử dụng trước đối thủ. Đã có những câu hỏi về tính toán lạ kỳ của Moscow.

Không chỉ là nhà lãnh đạo tài ba, Tổng thống Putin còn có phong cách "kỳ lạ" nhưng đáng ngưỡng mộ

Thứ 7, 14/09/2019 | 19:41
Những thói quen giản dị của Tổng thống Nga có thể được coi là kỳ lạ đối với hình ảnh của một nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, ông Putin chưa bao giờ tỏ ra quan tâm.

Lỗ sâu 12km dưới lòng đất ở Nga: Những đồn đại kỳ bí về con đường "chạm tới Địa ngục"

Thứ 7, 14/09/2019 | 20:00
Được mệnh danh là “Giếng Địa ngục”, nó đã bị bỏ hoang từ lâu, nhưng vẫn là lỗ khoan sâu nhất trên thế giới và nổi tiếng bởi những lời đồn đại kỳ bí và những câu chuyện hoang đường.

"Thành bại" tại Crimea: Bị Pháp từ chối phũ phàng, Nga vẫn "lãi lớn" khi nắm trọn bí mật tàu sân bay?

Thứ 7, 14/09/2019 | 10:00
Không chỉ được trả lại số tiền đền bù nhiều hơn ban đầu, Nga còn nắm trong tay các tài liệu kỹ thuật quý giá từ Pháp để giờ đây có thể tự phát triển tàu sân bay của riêng mình.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.