"Chiếu tướng" Nga ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ "lên ngôi" ở Nagorno-Karabakh?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 24/11/2020 | 08:00
0
Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Nga ở cả Syria và Libya, buộc Moscow phải thỏa hiệp và có một vị thế cân bằng.
Tiêu điểm - 'Chiếu tướng' Nga ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ 'lên ngôi' ở Nagorno-Karabakh?

Nga đã có sự cân bằng tinh tế ở Nagorno-Karabakh.

Cân bằng tinh tế

Azerbaijan tuyên bố giành chiến thắng trước Armenia vào tuần trước sau khi thỏa thuận hòa bình do Nga làm trung gian kết thúc sáu tuần giao tranh dữ dội ở khu vực Nagorno-Karabakh.

Cuộc xung đột đã khiến hơn 100.000 người phải di dời kể từ tháng 9. Đây được coi là sự leo thang mới nhất trong "cuộc xung đột đóng băng" đã kéo dài hàng thập kỷ.

Mặc dù thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 9/11 cho thấy cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ - hai thế lực quan trọng bên ngoài cuộc xung đột - một lần nữa có thể hợp tác bất chấp những khác biệt, nhưng việc ưu tiên các mục tiêu địa chính trị mà không có những nỗ lực chủ động trên thực địa thì hòa bình lâu dài giữa Azerbaijan và Armenia vẫn còn là viễn cảnh xa vời.

Trong bước đi vừa qua ở Nagorno-Karabakh, Moscow đã theo đuổi một hành động cân bằng cẩn thận. Nga có hiệp ước quốc phòng quan trọng với Armenia và một căn cứ quân sự ở đó nhưng nước này cũng bán vũ khí cho Azerbaijan. Bởi vậy, Nga đã nắm trong tay vị thế một nhà môi giới quyền lực quan trọng.

Xét cho cùng, Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã nhấn mạnh rằng cả Yerevan và Baku đều là "đối tác bình đẳng". Về lý tưởng, Moscow muốn duy trì đòn bẩy đối với cả hai quốc gia hậu Liên Xô, theo The New Arab.

Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Azerbaijan, duy trì quan hệ quân sự chặt chẽ với Baku trong nhiều thập kỷ, trong đó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng ông sẽ hỗ trợ Azerbaijan "trên chiến trường hoặc trên bàn đàm phán." Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập của Azerbaijan thời hậu Liên Xô vào năm 1991, trong khi Ankara không có quan hệ ngoại giao với Armenia.

Lập trường của Ankara đã thúc đẩy Moscow phải thích ứng. Mặc dù có quan hệ chặt chẽ với Armenia trước khi xảy ra xung đột, nhưng Moscow dường như cảm thấy lợi ích tốt nhất là giữ cho cuộc xung đột “đóng băng một nửa”.

Sau cùng, bộ Ngoại giao Nga cho biết họ sẽ cung cấp "mọi hỗ trợ cần thiết" cho đồng minh Armenia nếu xung đột diễn ra ở khu vực Nagorno-Karabakh, điều cho thấy họ muốn duy trì hiện trạng.

Nagorno-Karabakh là một giai đoạn khác trong mối quan hệ đang phát triển của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi cả hai nước đều sử dụng chủ nghĩa thực dụng để giải quyết những khác biệt về chính sách đối ngoại của mình. Điều này đã từng được thể hiện khi cả hai thiết lập một lệnh ngừng bắn khi xung đột bùng lên giữa Azerbaijan và Armenia vào tháng 4/2016.

Khoảng trống đã xuất hiện sau khi lập trường không thống nhất với các bên quốc tế khác trong cuộc xung đột, cho phép Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lấn sân và trở thành những bên thống trị. Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã rút lại vai trò trong các cuộc xung đột như vậy, và tình trạng tê liệt của Washington sẽ còn tiếp tục do bận rộn bầu cử và chuyển giao quyền lực cho đến tháng 1 năm sau.

Liên minh châu Âu (EU) cũng không thực hiện được các sáng kiến ​​ngoại giao nghiêm túc và cũng đang bị chia rẽ - một phần do chủ nghĩa phiêu lưu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và mong muốn kiềm chế Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngay cả với Nagorno-Karabakh, mặc dù Pháp nói rằng họ sẽ ủng hộ một giải pháp hòa bình cân bằng cho cả hai bên, ông Macron trước đó tuyên bố "đứng về phía Armenia" trong khi xung đột bắt đầu, đồng thời chỉ trích điều mà ông gọi là luận điệu "hiếu chiến" của Thổ Nhĩ Kỳ.

Xung đột chưa xong

Tiêu điểm - 'Chiếu tướng' Nga ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ 'lên ngôi' ở Nagorno-Karabakh? (Hình 2).

Hòa bình lâu dài giữa Azerbaijan và Armenia còn xa vời.

Mặc dù Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang ở vị thế quan trọng để làm trung gian hòa giải, nhưng sáng kiến ​​mới nhất do Nga dẫn đầu này có thể không đạt được hòa bình lâu dài. Mô hình như vậy đã xuất hiện trong các cuộc xung đột khác, khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga nổi lên như những người môi giới quyền lực thống trị, trong khi Mỹ và EU không hành động.

Tại Syria và Libya, Moscow ủng hộ chính quyền Tổng thống Assad và nhiều người cho rằng có phần nghiêng về Khalifa Haftar của Quân đội Quốc gia Libya (LNA), trong khi Ankara ủng hộ phe đối lập Syria và Chính phủ Hiệp ước Quốc gia (GNA).

Kết quả là, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Nga ở cả hai nước, buộc Moscow phải thỏa hiệp và có một vị thế cân bằng. Sự ủng hộ của lực lượng này dành cho phe đối lập Syria ở Idlib đã ngăn cản chính quyền Assad giành lại lãnh thổ.

Và sau khi Ankara can thiệp để hỗ trợ GNA ở Libya, điều này cũng đã đẩy lùi bước tiến của tướng Haftar, buộc Moscow phải tính toán lại các chính sách của mình, khiến cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành những nhà môi giới quyền lực hàng đầu.

Tuy nhiên, bất ổn vẫn còn ở cả Syria và Libya, và rủi ro vẫn tiếp diễn, do chỉ có những nỗ lực yếu ớt từ các thế lực bên ngoài khác nhằm theo đuổi một giải pháp có thể xoa dịu căng thẳng trong nước.

Trong khi Nagorno-Karabakh có thể sẽ dẫn đến một diễn biến mới, như Nga đã cho thấy họ sẽ tiếp tục dẫn đầu các sáng kiến ​​ngoại giao, một hành động cân bằng giữa Moscow và Ankara, và cả Iran, sẽ đảm bảo rằng xung đột vẫn “đóng băng”. Hơn nữa, căng thẳng đang diễn ra giữa Armenia và Azerbaijan sẽ phản ánh sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong hành động.

Ngoại giao giữa hai bên tham chiến có thể là một viễn cảnh xa vời, có nghĩa là sẽ khó đạt được một giải pháp lâu dài giữa Yerevan và Baku, điều mà ngay cả lệnh ngừng bắn vào năm 1994 và các sáng kiến ​​hòa bình sau đó cũng không thể tạo thuận lợi.

Nga đanh thép "nói không", Thổ Nhĩ Kỳ ra hiệu: "Tôi phải có phần"?

Thứ 7, 21/11/2020 | 14:00
Dù không có phần trong lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không chịu buông xuôi khi yêu cầu Nga phải cho phép góp mặt.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.