“Chong đèn thâu đêm” tìm thỏa thuận COP27

“Chong đèn thâu đêm” tìm thỏa thuận COP27

Thứ 7, 19/11/2022 | 13:14
0
Một hội nghị nữa về biến đổi khí hậu sắp kết thúc, nhưng câu hỏi “ai sẽ trả tiền” vẫn còn bỏ ngỏ.

Các nhà đàm phán đang làm việc thâu đêm để cố gắng tìm đủ điểm chung cho một thỏa thuận cuối cùng tại Hội nghị lần thứ 27 các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP27) tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập.

Theo đó, hội nghị đáng lẽ kết thúc vào ngày 18/11, đã được kéo dài sang ngày hôm sau (19/11).

Phát biểu tại Sharm el Sheikh, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry, người đồng thời là Chủ tịch COP27, vào phút chót đã thông báo kéo dài hội nghị thêm một ngày so với lịch trình ban đầu nhằm tìm kiếm sự đồng thuận về quỹ bồi thường thiệt hại do biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn, được tài trợ bởi các quốc gia giàu có hơn.

Đây cũng chính là vấn đề mấu chốt và một trong những bất đồng lớn nhất tại sự kiện thường niên này.

Cơ hội lịch sử

Một nhóm gồm hơn 100 quốc gia đang phát triển và Trung Quốc đã đưa ra đề xuất thành lập một quỹ toàn cầu, nhưng nó đã vấp phải sự phản đối từ EU và Mỹ.

Bộ trưởng Môi trường Maldives Aminath Shauna cho biết: “Đây là một cơ hội lịch sử không thể đánh mất và phải nắm bắt ngay bây giờ”.

Thế giới - “Chong đèn thâu đêm” tìm thỏa thuận COP27

Một chiếc xe tuktuk di chuyển trong một cơn bão cát ở Somalia, tháng 4/2022. Liên Hợp Quốc cho biết hạn hán kéo dài nhiều năm ở Đông Phi là bằng chứng của "rủi ro khí hậu ngày càng gia tăng". Ảnh: NPR

Các quốc gia nghèo hơn đang phải gánh chịu gánh nặng của biến đổi khí hậu, từ mực nước biển dâng cao đến lũ lụt nghiêm trọng, đã tăng cường yêu cầu khẩn cấp, cáo buộc các nước giàu hơn gây ô nhiễm đã trì hoãn ký kết thỏa thuận, và tuyên bố rằng họ không thể đợi thêm một năm nữa để thành lập quỹ bồi thường thiệt hại.

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách các vấn đề khí hậu Frans Timmermans cho biết hôm 18/11, quỹ này chỉ nên cung cấp các khoản bồi thường cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, không phải tất cả các nước đang phát triển.

Quan điểm của EU là họ sẽ hỗ trợ quỹ bồi thường nếu các nền kinh tế tăng trưởng nhanh, chẳng hạn như Trung Quốc, cũng đóng góp vào đó.

Các nước phương Tây có xu hướng lập luận rằng Trung Quốc, hiện là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới ở một mức độ nào đó, nên được đối xử theo cách tương tự như các nước công nghiệp hóa trước đó. Bắc Kinh thường phản bác rằng lượng khí thải bình quân đầu người của họ vẫn thấp hơn so với phương Tây và cho đến gần đây, đóng góp lịch sử của họ đối với biến đổi khí hậu là nhỏ hơn.

Bộ trưởng Môi trường Canada Steven Guilbeault trước đó nói với các phóng viên rằng các quốc gia đã “gần” đạt được thỏa thuận về “tổn thất và thiệt hại” nhưng “quỹ nên bao gồm tất cả các nước phát thải lớn, như Trung Quốc, Ả Rập Xê-út và Qatar”.

Các thỏa thuận tại COP27 chỉ có thể được thực hiện nếu nhận được sự ủng hộ từ tất cả gần 200 quốc gia có mặt tại hội nghị.

Trung Quốc, vốn im lặng trong phần lớn các cuộc đàm phán, nhấn mạnh rằng không nên thay đổi Thỏa thuận Paris 2015 và tài chính cho quỹ mới phải đến từ các nước phát triển chứ không phải họ. Ả Rập Xê-út cũng cho biết điều quan trọng là “không vượt quá những gì chúng ta có” trong Hiệp định Paris và miễn cưỡng đóng góp vào quỹ bồi thường.

Thế giới - “Chong đèn thâu đêm” tìm thỏa thuận COP27 (Hình 2).

Lều tạm cho người dân phải sơ tán do lũ lụt ở Karachi, Pakistan, tháng 9/2022. Pakistan phải đối mặt với thiệt hại hơn 30 tỷ USD từ đợt lũ lụt thảm khốc bắt đầu từ mùa hè năm 2022. Ảnh: Shutterstock

Ai sẽ trả tiền?

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, người đã đến tham gia những ngày thảo luận cuối cùng tại COP27, đã cảnh báo về “sự đổ vỡ niềm tin giữa Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu, giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi”.

“Thế giới đang theo dõi và có một thông điệp đơn giản: Bắt tay và thực hiện cam kết”, ông Guterres nói với các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị, đồng thời cảnh báo thêm rằng “không còn thời gian để chỉ trích nhau nữa”.

Mỹ đã phản đối bất kỳ quỹ nào đề xuất trách nhiệm pháp lý và bù đắp - chưa nói đến việc bồi thường thiệt hại - cho hàng thập kỷ phát thải khí nhà kính của các quốc gia công nghiệp hóa.

Các nước châu Âu đã ủng hộ lời kêu gọi của các đảo quốc về một “bộ sưu tập” các thỏa thuận tài chính dựa trên các nguồn tài chính công và tư nhân.

Nhưng có câu hỏi “ai sẽ trả tiền” vẫn còn bỏ ngỏ, với nhiều ý kiến khác biệt.

Các quan chức Đức cho biết, tiền không chỉ đến từ các quốc gia công nghiệp hóa mà còn từ các nền kinh tế mới nổi lớn có lượng phát thải khí nhà kính tăng mạnh trong những thập kỷ gần đây.

Tuy nhiên, những nước gây ô nhiễm nặng nề là Trung Quốc và Ấn Độ cho rằng họ không cần phải đóng góp vì họ vẫn chính thức được coi là các quốc gia đang phát triển.

Thế giới - “Chong đèn thâu đêm” tìm thỏa thuận COP27 (Hình 3).

Nakeeyat Dramani, một nhà hoạt động 10 tuổi đến từ Ghana, phát biểu tại Hội nghị COP27, ngày 18/11/2022. Ảnh: NY Times

Vấn đề “mất mát và thiệt hại” là một trong 3 nhóm hỗ trợ tài chính được thảo luận tại các hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu. Tại các hội nghị trước đây, các quốc gia giàu có đã đồng ý chi 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước nghèo hơn phát triển hệ thống năng lượng sạch hơn và thích ứng để ngăn chặn các thảm họa trong tương lai. Nhưng cho đến nay, phần nhiều lời hứa 100 tỷ USD vẫn chưa được thực hiện.

Minh Đức (Theo Euronews, DW)

Tổng thống Pháp Macron kêu gọi Mỹ, Trung Quốc đóng góp công bằng

Thứ 2, 07/11/2022 | 16:27
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đều sẽ vắng mặt ở Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới diễn ra trong 2 ngày 7-8/11.

Lời hứa 100 tỷ USD - Chủ đề gây căng thẳng ở hội nghị khí hậu COP27

Thứ 2, 07/11/2022 | 11:28
Phần lớn lời hứa 100 tỷ USD của các nước giàu hỗ trợ cho các nước nghèo hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Không có chuyện Thủ tướng Anh “ra lệnh” Vua Charles III đừng dự COP27

Thứ 2, 03/10/2022 | 16:48
Nguồn tin Số 10 Phố Downing cho biết, thật là “nực cười” khi ám chỉ rằng Thủ tướng “ra lệnh” cho Quốc vương phải làm gì.

EU cam kết thêm 4 tỷ euro ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ 4, 15/09/2021 | 19:00
Liên minh châu Âu hôm 15/9 đã cam kết tăng cường hỗ trợ tài chính để giúp các nước nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi Mỹ làm nhiều hơn nữa.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.

Mỹ đã bí mật gửi tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:27
Một quan chức Mỹ cho biết, trong những tuần vừa qua, Mỹ đã bí mật gửi các tên lửa tầm xa để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Nga sắp bàn giao nốt “Rồng lửa” S-400 theo hợp đồng 5,5 tỷ USD

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:15
Tiến độ Nga bàn giao các hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây.
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.